Có rất nhiều cách chế biến thực phẩm ngon miệng, lành mạnh để tăng lượng chất xơ - chất dinh dưỡng thiết yếu với cơ thể.
Theo Hiệp hội các bác sĩ dinh dưỡng Anh (BDA), người trưởng thành nên ăn 30g chất xơ mỗi ngày để duy trì sức khỏe nói chung và vì cơ thể chúng ta không thực sự hấp thụ chất xơ (chất xơ được phân hủy bởi vi khuẩn đường ruột của chúng ta), điều quan trọng là phải duy trì lượng chất xơ tiêu thụ hàng ngày.
Theo ThS.BS. Lê Thị Hải - nguyên Giám đốc Trung tâm Khám tư vấn dinh dưỡng - Viện Dinh dưỡng Quốc gia, chất xơ cùng với nước giúp điều hòa nhu động ruột, hạn chế táo bón hoặc tiêu chảy. Chất xơ giúp duy trì sức khỏe của đường ruột như giảm nguy cơ bệnh trĩ, giảm nguy cơ ung thư đại trực tràng, ngăn ngừa các bệnh về ruột kết.
Cũng theo ThS.BS. Lê Thị Hải, chất xơ là thức ăn của các lợi khuẩn giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Cung cấp chất xơ cho cơ thể hàng ngày cũng là cách nâng cao sức khỏe tổng thể của chúng ta. Hơn nữa, các thực phẩm giàu chất xơ như rau xanh và trái cây sẽ giúp bạn no lâu hơn, kiểm soát được năng lượng nạp vào.
Tuy nhiên, trong chế độ ăn hàng ngày có thể bạn chưa cung cấp đủ lượng chất xơ cần thiết cho cơ thể. Bạn có thể tham khảo 4 công thức tăng cường chất xơ thơm ngon và bổ dưỡng được chế biến từ những nguyên liệu lành mạnh, tốt cho sức khỏe.
Thêm các thành phần vào máy xay sinh tố và xay cho đến khi mịn và thưởng thức.
Sinh tố này là một cách tuyệt vời để bắt đầu ngày mới. Quả bơ, ngoài việc chứa nhiều chất béo tốt, còn có nhiều chất xơ. Nửa quả bơ sẽ cung cấp cho bạn 5g chất xơ so với lượng khuyến nghị là 30g chất xơ mỗi ngày. Quả mâm xôi cũng là một loại trái cây ít đường, giàu chất xơ nên sẽ giúp cân bằng lượng đường trong máu. Một nắm quả mâm xôi tương đương với khoảng nửa cốc, cung cấp 4g chất xơ. Một quả kiwi chứa 3g chất xơ và hạt lanh là 4g, như vậy bạn đã có 16g chất xơ để bắt đầu ngày mới.
Yến mạch, hạt và quả hạch giúp tăng mức độ vi khuẩn có lợi cho đường ruột do hàm lượng chất xơ cao.
Làm nóng lò ở 150°C và lót 2 khay nướng bằng giấy nến. Trộn yến mạch, hạt bí ngô, hạnh nhân, quả hồ đào và dừa nạo trong một cái bát.
Đun chảy dầu dừa trong chảo và thêm vào bát nguyên liệu khô, cùng với sirô cây phong, quế và bột macca. Trải đều trên các khay nướng và nấu trong lò trong 25 phút. Lật mặt hoặc đảo lửa trong lò cho tới khi sản phẩm thu được có màu vàng nâu, lấy ra khỏi lò và để nguội trước khi cho vào hộp đậy kín.
Nên thưởng thức món granola này với sữa chua, kefir, quả mọng hoặc sữa hạt.
Yến mạch, hạt và quả hạch trong món granola này sẽ giúp tăng mức độ vi khuẩn có lợi cho đường ruột do hàm lượng chất xơ cao. Nó cũng sẽ giúp giảm mức cholesterol và huyết áp. Rưới một ít kefir hoặc sữa chua và một số loại quả mọng nhiều màu sắc lên trên để bổ sung protein và vitamin. Bạn sẽ có bữa sáng ngon và lành mạnh.
Món salad đậu giàu chất xơ.
Nguyên liệu cho món salad:
Nguyên liệu nước sốt:
Một hộp đậu trộn có 7g chất xơ, hạt tiêu có 2g chất xơ, bông cải xanh có 5g và các loại rau xà lách khác tương đương với khoảng 1g chất xơ, vì vậy đây là một lựa chọn ngon miệng cho bữa trưa hoặc bữa tối. Tất cả các thành phần sẽ giúp hỗ trợ giải phóng hormone, điều hòa nhu động ruột và giữ cho lượng đường trong máu của bạn ổn định để bạn không bị sụt giảm năng lượng vào giữa buổi chiều.
Món pudding dâu tây - yến mạch ngon và cung cấp tới gần 1 nửa nhu cầu chất xơ hàng ngày.
Đây có thể gọi là một món bánh pudding rất tuyệt cho bữa sáng. Nó chứa các loại thực phẩm giàu chất xơ như hạt lanh, hạnh nhân xay, yến mạch, quả dâu tây và lê.
Một quả lê vừa và một chén quả dâu tây có khoảng 11,5g chất xơ - đáp ứng gần một nửa nhu cầu hàng ngày của bạn. Món này có thể thưởng thức nóng hay lạnh đều ngon.
Bạn có thể thu được nhiều lợi ích hơn khi kết hợp món này với sữa chua Hy Lạp. Sữa chua Hy Lạp được làm từ sữa đã lên men và bổ sung thêm một số vi khuẩn có lợi cho sức khỏe. Nó cung cấp các chất dinh dưỡng thiết yếu và thúc đẩy giảm cân, giữ cho đường ruột khỏe mạnh.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Chăm sóc đường ruột tốt sẽ giúp bạn khỏe mạnh và hạnh phúc hơn.
Dù là trà đen, trà xanh, trà trắng hay trà ô long, trà nóng hay trà đá đều có nguồn gốc từ cây trà, Camellia sinensis. Nhưng trà thảo mộc thì khác. Trà thảo mộc bắt nguồn từ việc ngâm nhiều loại hoa, lá hoặc gia vị trong nước nóng. Hầu hết các loại trà này đều không có caffeine. Bạn có thể bắt đầu bằng những túi trà làm sẵn hoặc ngâm các nguyên liệu rời và sau đó lọc bỏ bã.
Nhiều người thực hiện thải độc cơ thể theo hướng dẫn truyền miệng và trên các nền tảng xã hội... và hiện nay đang dấy lên trào lưu thải độc bằng nước cốt chanh. Vậy sự thật về phương pháp thải độc này như thế nào?
Dầu dừa là một chất dưỡng ẩm tự nhiên. Nhiều người bị chàm nhận thấy dầu dừa có tác dụng làm dịu da và giảm các triệu chứng như khô và ngứa.
Chất béo thường bị mang tiếng xấu mỗi khi nói về chế độ dinh dưỡng vì cho rằng đó là nguyên nhân gây bệnh tim mạch, tiểu đường hay béo phì. Quan niệm cắt bỏ hoàn toàn chất béo khỏi bữa ăn đã từng phổ biến trong một số khuyến nghị dinh dưỡng. Thực tế, không phải tất cả các chất béo đều có hại.
Mật ong với nghệ có thể được dùng cùng nhau trong chế độ ăn hằng ngày và thực phẩm bổ sung, vậy tác dụng của chúng có mạnh hơn khi kết hợp?
Du lịch là dịp để khám phá thiên nhiên, trải nghiệm văn hóa và tận hưởng những khoảnh khắc thư giãn. Tuy nhiên, bên cạnh những điều thú vị, các chuyến đi đôi khi cũng tiềm ẩn những rủi ro nhỏ nhưng phiền toái, chẳng hạn như những vết thương do côn trùng cắn
Sữa là nguồn dinh dưỡng quan trọng nên có trong chế độ ăn hằng ngày, trong đó sữa nguyên chất được đánh giá là nguồn cung cấp protein tốt. Tìm hiểu về dinh dưỡng, lợi ích và rủi ro khi tiêu thụ sữa nguyên chất.
Một số ứng dụng có thể cho bạn biết bạn dành bao nhiêu thời gian cho điện thoại và bạn dành bao nhiêu thời gian cho từng ứng dụng. Ngay cả khi bạn không nghĩ rằng mình sử dụng điện thoại quá nhiều, việc nhìn thấy những con số thống kê tần suất sử dụng có thể khiến bạn muốn đặt điện thoại xuống.