Những món ăn yêu thích của bạn có thể tạo ra cảm giác thỏa mãn khi ăn. Tuy nhiên, nếu ăn quá nhanh hoặc quá nhiều những thực phẩm này, bạn có thể sẽ bị khó tiêu hay còn gọi là đầy bụng khó tiêu. Các triệu chứng khó tiêu có thể bao gồm đầy bụng khó chịu sau khi ăn, đau hoặc cảm giác nóng rát ở phần trên dạ dày. Chứng khó tiêu không phải là bệnh mà là triệu chứng của các vấn đề về đường tiêu hóa khác, ví dụ như: loét, viêm dạ dày hoặc trào ngược acid.
Bạc hà không chỉ là một chất làm thơm mát hơi thở mà còn có tác dụng chống co thắt trên cơ thể. Cũng bởi tác dụng này mà bạc hà trở thành một lựa chọn tuyệt vời để giảm các vấn đề về dạ dày như buồn nôn và khó tiêu. Uống một tách trà bạc hà sau bữa ăn hoặc giữ một vài miếng bạc hà trong túi và ngậm sau khi ăn có thể giúp làm dịu dạ dày của bạn.
Mặc dù bạc hà có thể làm dịu chứng khó tiêu, nhưng bạn không nên uống hoặc ăn bạc hà khi bị khó tiêu do trào ngược acid gây ra. Bởi vì bạc hà làm thư giãn cơ vòng thực quản dưới - cơ giữa dạ dày và thực quản. Vì vậy, uống hoặc ăn bạc hà có thể khiến acid dạ dày trào ngược lên thực quản và làm trầm trọng thêm tình trạng trào ngược acid. Bởi vậy, trà bạc hà không được khuyến cáo cho những người bị trào ngược dạ dày thực quản hoặc loét.
Đọc thêm thông tin tại: 6 thói quen khiến bạn bị táo bón
Trà hoa cúc được biết đến với tác dụng dễ ngủ và làm dịu sự lo lắng. Loại thảo mộc này cũng có thể làm giảm bớt sự khó chịu ở ruột và giảm chứng khó tiêu bằng cách giảm acid dạ dày trong đường tiêu hóa. Bên cạnh đó, hoa cúc cũng hoạt động như một chất chống viêm để ngăn chặn cơn đau.
Để chuẩn bị trà hoa cúc, bạn có thể đặt 1 hoặc 2 túi trà trong nước sôi trong 10 phút. Sau đó, bạn có thể thêm mật ong vào để giúp cải thiện vị giác. Uống trà khi cần thiết sẽ giúp ngăn chặn chứng khó tiêu. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi uống trà hoa cúc nếu bạn dùng thuốc giúp chống đông máu. Bởi, hoa cúc có chứa một thành phần hoạt động như chất chống đông máu, do đó loại trà này làm tăng nguy cơ chảy máu khi kết hợp với các loại thuốc chống đông máu khác.
Những lợi ích sức khỏe được chứng minh của giấm táo bao gồm cải thiện tình trạng của da đến hỗ trợ giảm cân. Giấm táo cũng có thể giúp làm dịu chứng khó tiêu, tuy nhiên các kết quả nghiên cứu về điều này vẫn chưa rõ ràng.
Vì quá ít acid trong dạ dày có thể gây ra chứng khó tiêu, nên hãy uống giấm táo để tăng sản xuất acid trong dạ dày của cơ thể. Thêm 1 - 2 thìa cà phê giấm táo thô, chưa tiệt trùng vào một cốc nước để uống có thể giúp giảm đau nhanh chóng. Chưa hết, bạn có thể ngăn chặn chứng khó tiêu trước khi xảy ra bằng cách uống hỗn hợp 30 phút trước khi ăn. Mặc dù giấm táo an toàn, nhưng uống quá nhiều hoặc không pha loãng có thể gây ra tác dụng phụ như: mòn răng, buồn nôn, nóng rát cổ họng và hạ đường huyết.
Gừng là một phương thuốc tự nhiên khác cho chứng khó tiêu vì nó có thể làm giảm acid dạ dày. Theo cách tương tự, quá ít acid trong dạ dày gây ra chứng khó tiêu và quá nhiều acid trong dạ dày cũng có tác dụng tương tự.
Vì vậy, uống một ly trà gừng khi cần thiết có thể giúp làm dịu dạ dày và làm giảm chứng khó tiêu. Các lựa chọn khác mà bạn có thể cân nhắc đó là: ngậm kẹo gừng, uống rượu gừng hoặc tự pha nước gừng bằng cách đun sôi 1 hoặc 2 miếng gừng trong 4 cốc nước. Bên cạnh đó, bạn có thể thêm hương vị bằng chanh hoặc mật ong trước khi uống. Bạn nên hạn chế tiêu thụ gừng của bạn ở mức 3 đến 4 gam (g) mỗi ngày vì tiêu thụ quá nhiều gừng có thể gây đầy hơi, nóng rát cổ họng và ợ nóng.
Loại thảo mộc chống co thắt này cũng có thể giúp khắc phục chứng khó tiêu sau bữa ăn, cũng như làm dịu các vấn đề về đường tiêu hóa khác như co thắt dạ dày, buồn nôn và đầy hơi. Tuy nhiên, rất nhiều nghiên cứu về cây thì là và quá trình tiêu hóa mới chỉ được thực hiện trên chuột, vì vậy cần có thêm các nghiên cứu trên người để xác minh tác dụng đó.
Điều đó nói rằng, nếu bạn muốn thử biện pháp này, bạn có thể cho 1/2 muỗng cà phê hạt thì là vào nước và đun sôi trong 10 phút trước khi uống. Bạn có thể uống trà thì là bất cứ khi nào bạn cảm thấy khó tiêu. Một lựa chọn khác là nhai hạt thì là sau bữa ăn nếu một số loại thực phẩm gây khó tiêu. Các tác dụng phụ có thể xảy ra của cây thì là bao gồm buồn nôn, nôn và nhạy cảm với ánh nắng mặt trời.
Baking soda có thể nhanh chóng trung hòa acid trong dạ dày và giảm chứng khó tiêu, đầy bụng và đầy hơi sau khi ăn. Đối với biện pháp khắc phục này, hãy thêm 1/2 thìa cà phê baking soda vào 120ml nước ấm và uống.
Natri bicacbonat nhìn chung là an toàn và không gây hại với cơ thể. Nhưng uống một lượng lớn baking soda có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn, chẳng hạn như táo bón, tiêu chảy, khó chịu, nôn mửa và co thắt cơ.
Nếu bạn uống dung dịch chứa 1/2 thìa baking soda để chữa chứng khó tiêu, bạn không nên dùng lại dung dịch này trong ít nhất 2 giờ. Ngoài ra, người lớn cũng không nên uống quá bảy 1/2 thìa cà phê trong khoảng thời gian 24 giờ và không quá ba 1/2 thìa cà phê nếu trên 60 tuổi.
Đọc thêm thông tin tại: Dấu hiệu táo bón ở trẻ sơ sinh
Tác dụng kiềm của nước chanh cũng trung hòa acid dạ dày và cải thiện tiêu hóa. Bạn có thể hòa một thìa nước cốt chanh vào nước nóng hoặc ấm và uống vài phút trước khi ăn. Cùng với việc làm dịu chứng khó tiêu, nước chanh cũng là một nguồn cung cấp vitamin C tuyệt vời. Tuy nhiên, uống quá nhiều nước chanh có thể làm mòn men răng và khiến bạn đi tiểu nhiều hơn. Để bảo vệ răng, hãy súc miệng bằng nước sau khi uống nước chanh.
Nghiên cứu cho thấy rằng rễ cam thảo có thể làm dịu các tác nhân gây ra chứng khó tiêu như co thắt cơ và viêm trong đường tiêu hóa. Bạn có thể nhai rễ cam thảo để giảm đau hoặc thêm rễ cam thảo vào nước sôi và uống hỗn hợp.
Mặc dù có hiệu quả đối với chứng khó tiêu, nhưng rễ cam thảo có thể gây mất cân bằng natri và kali, đồng thời có thể làm tăng huyết áp với liều lượng lớn. Các nhà nghiên cứu khuyến nghị nên tiêu thụ khoảng 100 miligam (mg) glycyrrhizin - hợp chất hoạt động chính trong rễ cam thảo. Bạn có thể nhận được lượng này bằng cách tiêu thụ 60 - 70 g cam thảo. Các nghiên cứu khác khuyến nghị 0,015 - 0,229 miligam mỗi kilôgam (mg/kg) mỗi trọng lượng cơ thể mỗi ngày.
Khi nào cần đi khám bác sĩ?
Mặc dù khó tiêu là một vấn đề phổ biến, nhưng bạn không nên bỏ qua các triệu chứng. Khó tiêu thường xuyên thường là triệu chứng của một vấn đề tiêu hóa mạn tính như: trào ngược acid, viêm dạ dày và thậm chí là ung thư dạ dày. Do đó, bạn nên khám bác sĩ nếu chứng khó tiêu kéo dài hơn hai tuần hoặc nếu bạn bị đau dữ dội hoặc có các triệu chứng khác như: giảm cân, giảm cảm giác ngon miệng, nôn mửa, phân đen, khó nuốt, mệt mỏi
Một số câu hỏi thường gặp
Đồ uống khi mắc chứng khó tiêu
Nếu bạn đang có các triệu chứng khó tiêu, hãy thử uống nước canh trong, rượu gừng, trà gừng hoặc một loại trà khác không chứa caffein. Đồ uống thể thao cũng có thể giúp bạn tránh mất nước bằng cách cung cấp cho cơ thể chất khoáng và chất điện giải.
Uống nước có giúp giảm khó tiêu?
Uống nước có thể giúp làm loãng acid trong dạ dày và giúp giảm các triệu chứng khó tiêu.
Nguyên nhân gây khó tiêu là gì?
Bạn có thể bị khó tiêu do các yếu tố lối sống như uống quá nhiều rượu hoặc cũng có thể do căng thẳng. Các tình trạng y tế như bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD) cũng như một số loại thuốc cũng có thể gây ra bệnh này. Bạn có thể sẽ không phải mắc chứng khó tiêu thường xuyên, tuy nhiên bạn nên đi khám các bác sĩ về bất kỳ triệu chứng đáng lo ngại nào.
Chế độ dinh dưỡng khoa học, bổ sung đầy đủ vi chất dinh dưỡng sẽ giúp bạn tránh được nhiều nguy cơ sức khỏe. Trung tâm Điều trị Béo phì và Hội chứng chuyển hóa VIAM trực thuộc Viện Y học ứng dụng Việt Nam là cơ sở tư vấn dinh dưỡng hàng đầu nước ta. Liên hệ đặt lịch TẠI ĐÂY hoặc Hotline: 0935 18 3939 hoặc 024 3633 5678 để được khám, tư vấn dinh dưỡng cùng các chuyên gia đầu ngành.
Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.
Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh
Tức giận là một cảm xúc bình thường mà ai cũng sẽ trải qua, bởi hiếm ai có thể giữ được bình tĩnh khi bị tấn công, xúc phạm, phản bội hay thất bại... Tuy nhiên, tức giận quá thường xuyên hoặc kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe.
Mùa đông đến đi kèm với sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, không khí hanh khô và độ ẩm giảm. Những yếu tố này gây nên các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là ở trẻ nhỏ, người cao tuổi và những người có hệ miễn dịch yếu. Các bệnh lý đường hô hấp không chỉ gây khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.
Đau chân là vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của nhiều người. Cùng tìm hiểu 9 phương pháp đơn giản, hiệu quả để chữa đau chân tại nhà. Áp dụng đúng cách, bạn có thể giảm đau, cải thiện lưu thông máu và tăng cường sức khỏe cho đôi chân của mình.
Thật khó khăn khi bạn phải đối mặt với bệnh tiêu chảy, nhất là khi bạn đang phải cho con bú. Trong bài viết này, Viện Y học ứng dụng Việt Nam sẽ chia sẻ một số biện pháp khắc phục tự nhiên để điều trị bệnh tiêu chảy cho các bà mẹ vẫn đang trong thời kỳ nuôi con bằng sữa mẹ.
Ăn rau đầu tiên trong bữa ăn có tác dụng thế nào với người bệnh đái tháo đường? Thứ tự các ăn các món trong bữa ăn của người bệnh đái tháo đường có gì đặc biệt? Nhân Ngày thế giới phòng chống đái tháo đường 14/11, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Ngày Trẻ em Thế giới là dịp để chúng ta cùng nhau tôn vinh và bảo vệ thế hệ tương lai của đất nước. Trong bối cảnh cuộc sống hiện đại với nhiều thay đổi, việc chăm sóc sức khỏe toàn diện cho trẻ em càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.