3 thay đổi tích cực nhất đối với cơ thể sau khi rời xa cà phê một tháng.
Theo thống kê, có đến 64% người Mỹ trưởng thành uống cà phê ở nhiều dạng hàng ngày.
Tuy nhiên, nhiều người nghiện uống cà phê cho biết rất thích cảm giác sảng khoái của caffein và sự tỉnh táo mà cà phê mang lại, song cơ thể lại bị rơi vào cảm giác bồn chồn, cáu kỉnh, năng lượng thấp….
Chuyên gia Adam Meyer – cố vấn của Eat This, Not That- người từng uống 3-4 cốc cà phê một ngày, quyết định bỏ cà phê. Thời gian đầu, ông Meyer thấy xuất hiện các triệu chứng cai nghiện caffeine như đau đầu, đầu óc mơ hồ, ngủ không ngon giấc, dễ cáu kỉnh, năng lượng thấp và thiếu động lực.
Vị chuyên gia này đã chỉ ra 3 thay đổi tích cực nhất đối với cơ thể sau khi rời xa cà phê một tháng:
Nhiều người cho rằng các vấn đề về giấc ngủ của họ là do "già đi". Tuy nhiên, thực tế đôi khi không phải như vậy. Nhiều người đã cải thiện được chất lượng giấc ngủ của mình chỉ trong hai tuần sau khi bỏ uống cà phê. Họ cho biết có thể chìm vào giấc ngủ mà không gặp vấn đề gì, không phải thức dậy đi tiểu vào ban đêm và luôn thức dậy với cảm giác tràn đầy năng lượng và sảng khoái.
Các nhà khoa học khẳng định rằng mặc dù caffein có thể tạm thời tăng cường sự tỉnh táo trong ngày, nhưng nó có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng giấc ngủ của con người và gây buồn ngủ và khó chịu vào ngày hôm sau.
Vì vậy, khi nhiều người có thói quen tiêu thụ caffein, nó sẽ trở thành một vòng luẩn quẩn của sự tỉnh táo ngắn ngủi, sau đó là sự sụt giảm năng lượng và mệt mỏi dai dẳng.
Nghiên cứu cho thấy rằng uống 400 mg caffein 6 giờ trước khi đi ngủ có thể làm gián đoạn đáng kể chất lượng giấc ngủ bằng cách giảm tổng thời gian ngủ xuống một giờ. Tình trạng mất ngủ này có thể tàn phá sức khỏe của bạn.
Bên cạnh việc giúp làm trắng răng và loại bỏ hơi thở có mùi cà phê, từ bỏ caffein còn có những lợi ích sức khỏe răng miệng khác.
Men răng là lớp cứng phủ bên ngoài để bảo vệ răng. Trên men răng xuất hiện rất nhiều lỗ nhỏ li ti. Khi các hạt thức ăn, thức uống mắc kẹt vào trong những lỗ nhỏ này sẽ làm thay đổi màu sắc men răng.
Những hạt này nằm càng lâu trong các lỗ li ti thì càng dễ gây sâu răng và khiến răng bị ố màu. Uống cà phê càng nhiều và không dùng bất kỳ biện pháp nào để bảo vệ răng thì các vết ố sẽ xâm nhập càng sâu vào men răng. Khi đó, việc làm răng trắng sáng trở lại sẽ càng khó khăn hơn, Reader's Digest dẫn lời phó giáo sư nha khoa Denise Estafan tại Đại học Cao đẳng Nha khoa New York (Mỹ).
Cà phê có tính axit cao, có thể làm hỏng men răng và thúc đẩy sâu răng. Chỉ sau một tháng không tiêu thụ cà phê, răng của ông Meyer đã trắng hơn và hơi thở không có mùi.
Một nghiên cứu vào năm 2008 chỉ rằng cơ chế mà caffeine làm tăng sự tỉnh táo là ngăn cản adenosine (chất hoá học trong não gây cảm giác uể oải, mệt mỏi), đồng thời kích hoạt sự giải phóng adrenalin – một hormone có tác dụng tăng mức năng lượng.
Do đó, tiêu thụ càng nhiều caffeine thì những tác động này càng mạnh và việc tiêu thụ một lượng lớn caffeine và hàng ngày có thể dẫn tới chứng lo âu, các vấn đề về tâm thần như rối loạn giấc ngủ, bồn chồn, lo âu, dễ cáu gắt và các triệu chứng loạn thần.
Ông Meyer cảm thấy không còn căng thẳng về công việc hay các vấn đề gia đình. Những điều nhỏ nhặt như làm đổ sữa không còn làm ông bị kích động. Ông cũng kiên nhẫn hơn trong việc nuôi dạy con cái.
"Caffeine có thể kích thích hormone căng thẳng, gây ra lo lắng, tim đập nhanh và các cơn hoảng loạn", ông Meyer nói.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: "Điểm mặt" những thói quen uống cà phê khiến bạn già đi nhanh hơn.
Nghẹt mũi là một dấu hiệu khó chịu, rất thường gặp khi chúng ta bị cảm cúm, nhiễm lạnh. Hiện vẫn chưa có cách chữa khỏi bệnh cảm lạnh thông thường, nhưng có rất nhiều mẹo tại nhà có thể làm giảm tình trạng nghẹt mũi do chứng cảm lạnh gây nên. Bài viết này sẽ phân tích các biện pháp khắc phục tình trạng nghẹt mũi tại nhà tốt nhất cùng với những điều cần tránh.
Lỵ trực khuẩn là tình trạng nhiễm khuẩn đường tiêu hóa cấp tính và cần được điều trị kịp thời để phòng tránh những biến chứng nguy hiểm.
Khi mùa thi đến gần, học sinh bước vào giai đoạn căng thẳng và áp lực cao, đòi hỏi sự tập trung tối đa cũng như khả năng ghi nhớ và tư duy sắc bén. Bên cạnh việc học tập chăm chỉ, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường sức khỏe não bộ, giúp kiểm soát lo âu và tối ưu hóa hiệu suất học tập.
Trong bối cảnh các nhà khoa học không ngừng tìm kiếm các biện pháp phòng ngừa ung thư, chế độ ăn uống, đặc biệt là việc tiêu thụ trái cây và rau quả, được xem là một yếu tố quan trọng. Cà chua, với thành phần lycopene nổi bật, đang thu hút sự chú ý đặc biệt.
Việc thiết lập lịch trình ngủ và thói quen trước khi đi ngủ, đặt đồng hồ báo thức và điều chỉnh chế độ ăn uống là một số phương pháp có thể giúp bạn ngủ ngon hơn và thức dậy dễ dàng vào buổi sáng.
Tuy không có chế độ ăn kiêng đặc biệt nào có thể chữa khỏi hội chứng thiên thần nhưng dinh dưỡng hợp lý có thể giúp kiểm soát cân nặng, cải thiện giấc ngủ, quản lý táo bón và hỗ trợ phát triển nhận thức.
Dậy thì là một giai đoạn quan trọng trong cuộc đời mỗi người, đánh dấu sự chuyển đổi từ trẻ em sang người trưởng thành. Đây là giai đoạn cơ thể có nhiều thay đổi về mặt thể chất và tâm sinh lý, đặt nền móng cho sức khỏe sinh sản và sức khỏe tổng quát trong tương lai. Việc thấu hiểu những biến đổi này, cùng với sự quan tâm, hỗ trợ từ gia đình và xã hội, sẽ giúp thanh thiếu niên vượt qua giai đoạn dậy thì một cách an toàn và khỏe mạnh.
Bệnh lao hạch gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và khả năng ăn uống. Việc phát hiện sớm, điều trị đúng phác đồ và có chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp người bệnh nhanh phục hồi sức khỏe.