Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Sơ cứu bé bị dập ngón tay, ngón chân

Bé Sóc 3 tuổi bị cửa dập vào tay, ngón sưng to đỏ mọng, móng tím đen. Mỗi lần mẹ vô ý đụng phải là bé khóc vật vã. Tai nạn xảy ra trong chớp nhoáng, ngay chính trong ngày sinh nhật của Sóc, khi bé đang mải mê chơi sau cánh cửa, còn cha mẹ bận bịu chào từ biệt khách.

Trong số các chấn thương mà trẻ nhỏ hay gặp phải, dập ngón tay/ngón chân là dạng khá phổ biến, do bé vô tình dập cửa vào ngón tay hoặc bị các vật nặng như cuốn sách, đồ gỗ, dụng cụ gia đình, đồ chơi lớn… rơi xuống bàn chân. Thường cha mẹ sẽ chỉ nhận ra ‘sự cố’ khi nghe bé khóc thét lên. Trước khi đưa con đi khám bác sĩ, bạn có thể thực hiện một số động tác sơ cứu đơn giản mà hiệu quả.

1. Nâng cao vùng bị tổn thương để giảm đau và phù nề

Đây là việc quan trọng nhất cần làm trong vòng 48 giờ đầu. Ngay sau khi phát hiện bé bị dập ngón tay/ngón chân, hãy đặt bé ngồi ở tư thế thuận tiện, trên ghế hay ngồi lòng mẹ. Dùng chăn hoặc gối kê cao bàn tay hoặc bàn chân bị thương của bé. Những giờ sau đó, thường xuyên cho bé ngồi hoặc nằm ở tư thế bàn tay/bàn chân bị thương cao hơn tầm trái tim.

2.Chườm đá

Dùng túi nylon đựng đá lạnh (hoặc một túi rau quả đông lạnh sạch có sẵn trong ngăn đá) chườm lên vùng tổn thương. Bọc túi đá lạnh trong một chiếc khăn bông mỏng. Giữ túi chườm trên vùng tổn thương trong vòng 20 phút. Thực hiện điều này đều đặn mỗi 1-2 giờ trong vòng 24 giờ đầu, sau đó làm 3-4 lần trong ngày thứ 2.  

Nếu không có túi chườm, có thể dùng bát nước đá thay thế. Đổ nước vào một bát to, thêm vào đó một ít đá lạnh rồi nhúng toàn bộ bàn tay/bàn chân bé vào ngâm. Bé có thể cảm thấy khó chịu ở thời điểm hiện tại, nhưng phương pháp này về lâu dài sẽ giúp giảm phù nề và giảm đau rất hiệu quả.

3. Giảm đau

Dập ngón tay/ngón chân khiến trẻ hết sức đau đớn. Đó là do khu vực này tập trung rất nhiều đầu mút dây thần kinh và các cơ quan cảm thụ. Cho bé uống thuốc giảm đau (paracetamol, ibuprofen) theo đúng chỉ dẫn. Thuốc không những giúp bé bớt đau mà còn làm giảm tình trạng viêm.

Nghe nhạc hoặc xem bộ phim hoạt hình yêu thích cũng giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn. Với những trẻ đã lớn, việc tập trung ý nghĩ, hít thở sâu và đều cũng giúp cải thiện tình hình.  

4. Kiểm tra dấu hiệu gãy xương

Trước khi đi khám bác sĩ, hãy theo dõi bé trong vòng vài giờ tại nhà.

Nếu bé bắt đầu sử dụng bàn tay bị thương (trong vài ngày đầu, có thể bé sẽ rất rón rén), thì nhiều khả năng xương không bị gãy. Kể cả nếu có vết gãy nhỏ, bạn cũng không cần lao đi tìm bác sĩ ngay trong đêm. Có thể chờ đến sáng hôm sau, trừ khi thấy ngón tay, ngón chân bị cong vẹo bất thường.  

Nếu ngay sau tai nạn, bé rất khó dùng ngón tay/ngón chân bị thương thì nên đưa bé đi khám để chụp X-quang, phát hiện kịp thời gãy xương.  

Nếu ngón tay sưng to, biến dạng, và bé rất đau đớn thì nhiều khả năng xương bị gãy. Cần hạn chế cử động của ngón này và đưa bé đi khám cấp cứu ngay.

Nếu chỉ có sưng nhưng không thấy ngón tay biến dạng, cong vẹo thì có khả năng vết gãy nhỏ, có thể chờ tới sáng đưa bé đi khám bác sĩ.

5. Kiểm tra tổn thương móng tay

Móng tay có thể bị bầm dập, gãy, bong hoặc có tụ máu dưới móng. Nếu móng bị bong một phần, hãy bôi kem kháng sinh rồi băng lại để móng không vô tình bị bóc tiếp ra. Nếu khối máu tụ lớn thì cần đưa bé đi khám. 

Bác sĩ có thể khoan một lỗ ở móng tay để dẫn lưu phần máu tụ, giúp giảm đau đớn. Thủ thuật này được thực hiện trong vòng 24 h đầu, sau đó máu bắt đầu đặc, không hút ra được. 

Đưa bé đi khám bác sĩ nếu:

Bé sốt hơn 30 độ C

Có biểu hiện nhiễm trùng: sưng, nóng, đỏ hoặc xuất hiện mủ, chảy dịch ở vùng tổn thương.  

Đau và sưng ngày càng gia tăng (trẻ nhỏ chưa biết nói có thể khóc nằng nặc, không thể dỗ).

BS Trần Thu Thủy - Theo Bệnh viện Nhi Trung Ương
Bình luận
Tin mới
  • 04/07/2025

    Tìm hiểu về các loại bệnh võng mạc

    Có rất nhiều loại bệnh võng mạc khác nhau. Những bệnh này có thể do gen di truyền từ cha mẹ hoặc từ tổn thương võng mạc tích lũy trong suốt cuộc đời. Một số loại bệnh võng mạc phổ biến hơn các bệnh khác.

  • 03/07/2025

    5 lợi ích tiềm năng khi ăn chuối luộc

    Chuối là một trong những loại thực phẩm có lợi ích dinh dưỡng đáng kể. Vậy khi ăn chuối luộc có tác dụng gì?

  • 03/07/2025

    10 dấu hiệu cho thấy có thể bạn đang nhiễm ký sinh trùng

    Nhiễm ký sinh trùng có thể dẫn đến một loạt các vấn đề sức khỏe như các triệu chứng về tiêu hóa không rõ nguyên nhân, ngứa, thiếu máu, đau cơ và khớp, ăn không thấy no,… Cùng tìm hiểu về 10 dấu hiệu cho thấy có thể bạn đang nhiễm ký sinh trùng qua bài viết sau đây!

  • 02/07/2025

    Lý do nước dừa là thức uống tự nhiên kỳ diệu

    Nước dừa có thành phần dinh dưỡng đặc biệt và nhiều lợi ích cho sức khỏe như cung cấp chất điện giải, giúp hạ huyết áp... Đây là lý do nước dừa ngày càng trở thành lựa chọn phổ biến của nhiều người.

  • 02/07/2025

    Tất tần tật về trà thảo mộc

    Dù là trà đen, trà xanh, trà trắng hay trà ô long, trà nóng hay trà đá đều có nguồn gốc từ cây trà, Camellia sinensis. Nhưng trà thảo mộc thì khác. Trà thảo mộc bắt nguồn từ việc ngâm nhiều loại hoa, lá hoặc gia vị trong nước nóng. Hầu hết các loại trà này đều không có caffeine. Bạn có thể bắt đầu bằng những túi trà làm sẵn hoặc ngâm các nguyên liệu rời và sau đó lọc bỏ bã.

  • 01/07/2025

    Sự thật về phương pháp thải độc bằng nước cốt chanh

    Nhiều người thực hiện thải độc cơ thể theo hướng dẫn truyền miệng và trên các nền tảng xã hội... và hiện nay đang dấy lên trào lưu thải độc bằng nước cốt chanh. Vậy sự thật về phương pháp thải độc này như thế nào?

  • 01/07/2025

    Cách sử dụng dầu dừa giúp làm dịu triệu chứng bệnh chàm

    Dầu dừa là một chất dưỡng ẩm tự nhiên. Nhiều người bị chàm nhận thấy dầu dừa có tác dụng làm dịu da và giảm các triệu chứng như khô và ngứa.

  • 01/07/2025

    Vai trò của chất béo trong chế độ ăn lành mạnh

    Chất béo thường bị mang tiếng xấu mỗi khi nói về chế độ dinh dưỡng vì cho rằng đó là nguyên nhân gây bệnh tim mạch, tiểu đường hay béo phì. Quan niệm cắt bỏ hoàn toàn chất béo khỏi bữa ăn đã từng phổ biến trong một số khuyến nghị dinh dưỡng. Thực tế, không phải tất cả các chất béo đều có hại.

Xem thêm