Máy phun khí dung có thiết kế và mục đích sử dụng rất giống với bình xịt định liều trong điều trị bệnh hen. Máy phù hợp với trẻ nhỏ hoặc người già và bệnh nhân nặng không có khả năng giữ bình xịt và hít sâu đúng kỹ thuật.
So với bình xịt định liều, khí dung giúp đưa vào phổi lượng thuốc lớn hơn, với tốc độ nhanh hơn (nhất là trong bệnh hen). Tuy nhiên, các số liệu gần đây cho thấy tỷ lệ thuốc lắng đọng trong phổi ở hai phương pháp này là như nhau.
Ưu điểm của liệu pháp khí dung là giúp thuốc lắng đọng trực tiếp vào đường hô hấp, tạo nồng độ cao hơn tại các nhánh phế quản và phế nang, gây ít tác dụng phụ hơn so với sử dụng thuốc bằng đường uống hoặc tiêm.
Hiệu quả của liệu pháp khí dung, hay tỷ lệ thuốc lắng đọng ở phổi, phụ thuộc vào nhiều yếu tố như đặc điểm của thuốc khí dung (kích thước hạt sương, độ đậm đặc), giải phẫu đường hô hấp và kỹ thuật hít thở của bệnh nhân.
Nói chung, hạt sương càng nhỏ thì cơ hội tiến vào sâu và được giữ lại càng cao. Tuy nhiên, hạt quá nhỏ với đường kính < 0,5 µm lại không thể lắng đọng và sẽ bị thải ra ngoài qua hơi thở ra.
Các hạt có kích thước >10 µm sẽ chỉ lắng đọng ở miệng và họng, hạt 5-10 µm có thể đi sâu hơn hầu họng, trong khi các hạt 1-5 µm có cơ hội lớn nhất đạt tới phế quản nhỏ và phế nang, mang lại hiệu quả điều trị mong muốn.
Tìm hiểu về máy phun khí dung
Tùy theo kích thước hạt sương, người ta phân biệt:
- Máy khí dung hô hấp: các hạt sương có kích thước 2-5 µm sẽ vào sâu trong các phế quản nhỏ và có thể đến tận các phế nang, đây chính là vị trí thuốc phát huy tác dụng tốt nhất.
- Máy khí dung tai mũi họng: các hạt sương có kích thước > 5 µm, đọng lại ở vùng hầu họng và xoang.
Tùy theo cách hình thành hạt sương, người ta phân biệt 3 loại máy khí dung chính: máy dạng khí nén, dạng siêu âm và dạng rung lưới.
Máy dạng siêu âm: Dùng sóng siêu âm tạo các hạt sương. Máy có ưu điểm là gọn nhẹ hơn, không gây tiếng ồn, cung cấp một lượng thuốc lớn hơn trong thời gian ngắn hơn so với máy khí nén và tiết kiệm thuốc do hạt khí dung được giữ lại trong thì thở ra.
Nhược điểm của loại máy này là giá thành cao hơn, sóng siêu âm có thể phá vỡ các phân tử phức hợp làm giảm hiệu quả của thuốc, không thể dùng cho thuốc dạng huyền dịch, dễ bị hỏng hóc điện và cơ. Ngoài ra, kích thước các hạt sương lớn hơn và hơi sương đậm đặc do máy tạo ra có thể gây co thắt phế quản, tăng sức cản đường hô hấp ở một số bệnh nhân.
Máy lưới rung: Dùng công nghệ lưới rung siêu âm hiện đại, cho dung dịch thuốc đi qua một tấm lưới với hàng ngàn lỗ nhỏ để tạo các hạt sương li ti. Máy này hiệu quả hơn hai loại máy nói trên nhưng giá thành cao và phải tháo rời để rửa rất cẩn thận sau mỗi lần dùng, đề phòng tắc các lỗ ở màng. Chúng thường được chọn khi cần khí dung các loại thuốc đắt tiền nhằm giảm chi phí tiền thuốc.
Máy phun khí dung dạng khí nén
Trong máy khí nén, bộ khí dung (ống nhựa, cốc thuốc và mặt nạ hoặc ống thở miệng) được nối với nguồn khí nén qua phần ống nhựa. Không khí thổi qua cốc thuốc với tốc độ lớn sẽ biến dung dịch thành các hạt sương. Người bệnh hít thuốc dạng sương mù qua mặt nạ hoặc ống thở miệng - các bộ phận giúp làm tăng hiệu quả sử dụng thuốc. Bệnh nhân khó thở thường thích dùng mặt nạ hơn.
Thành phần rất quan trọng của bộ khí dung là cốc thuốc, gồm 3 phần nhỏ: phần dưới là cốc đựng thuốc (nối với ống dẫn khí), tấm chắn, và phần trên (nối với mặt nạ). Khi làm vệ sinh máy, cần tháo rời và rửa sạch cả 3 bộ phận này.
Đặt máy khí dung lên bề mặt vững chãi. Lắp ráp các bộ phận và nối máy với nguồn điện.
Rửa sạch tay. Dùng ống nhỏ giọt hoặc ống tiêm sạch lấy thuốc cho vào cốc đựng thuốc. Để máy khí dung hoạt động hiệu quả, lượng dịch trong buồng đựng thuốc không được ít hơn 2,5 ml. Nếu không đạt ngưỡng này thì cần bổ sung nước muối sinh lý 0,9% cho được 2,5 ml.
Yêu cầu bệnh nhân ngồi thẳng để phổi được giãn tối đa, làm tăng hiệu quả điều trị. Nếu người bệnh dùng mặt nạ thì chỉnh dây thắt và tư thế đeo cho vừa khít mặt. Với trẻ đủ lớn để phối hợp, khuyến khích trẻ ngồi thẳng người, hít thở bình thường và không nói chuyện trong thời gian khí dung. Trẻ nhỏ cần được bế ở tư thế ngồi thẳng.
Bệnh nhân thở sâu và chậm qua miệng, nếu có thể thì nín thở 2-3 giây trước mỗi lần thở ra, làm vậy để thuốc có thể lắng đọng trong đường hô hấp.
Thường xuyên theo dõi phát hiện kịp thời các phản ứng phụ. Nếu bệnh nhân cảm thấy chóng mặt hoặc bồn chồn thì ngừng khí dung khoảng 5 phút.
Tiếp tục khí dung nhưng yêu cầu người bệnh thở chậm hơn. Nếu cảm giác bồn chồn và chóng mặt vẫn tái diễn trong những lần điều trị tiếp theo thì cần thông báo cho bác sĩ. Có thể bạn sẽ cần điều chỉnh liều hoặc thay thuốc.
Thời gian khí dung thường là 5 -10 phút, tối đa là 15 phút. Trong khi khí dung, thuốc có thể bám vào thành cốc đựng thuốc, gõ hoặc lắc nhẹ cốc cho các giọt này rơi xuống. Khi không còn thấy sương phun ra nữa và máy phát ra âm thanh phù phù ‘trống rỗng’ thì tắt máy.
* Một số lưu ý:
Không phải thuốc khí dung nào cũng có thể trộn với nhau (ví dụ không được trộn corticoid và thuốc giãn phế quản).
Không bao giờ dùng nước để khí dung, nước muối sinh lý 0,9% là dung dịch phù hợp nhất để bổ sung thể tích cần có.
Tác dụng phụ: Đôi khi thuốc để khí dung có thể gây phản ứng dị ứng nặng nề như khó thở, sưng nề ở mặt - môi - lưỡi - họng, thở rít khó nuốt. Một số loại thuốc như salbutamol có thể khiến bệnh nhân bồn chồn, tim đập nhanh, chóng mặt, run rẩy. Khí dung cũng có thể gây khô miệng, đau họng, nấm miệng và khiến triệu chứng hen nặng hơn.
Làm vệ sinh dụng cụ
Máy khí dung tạo môi trường ấm và ẩm, rất tốt để vi khuẩn phát triển. Vì vậy, sau mỗi lần sử dụng cần rửa sạch và lau khô mặt nạ và ống thở miệng. Riêng đối với cốc đựng thuốc thì cần tháo rời ba bộ phận, đổ hết thuốc còn thừa, dùng nước xà phòng ấm rửa sạch cả ba phần rồi tráng lại bằng nước.
Bảo quản máy khí dung ở nơi thoáng mát và không có bụi, loại bỏ ống nhựa nếu bị mờ hoặc còn đọng nước bên trong. Thay màng lọc của máy nén khí theo hướng dẫn của nhà sản xuất (thường là 6 tháng một lần).
Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.
Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh
Tức giận là một cảm xúc bình thường mà ai cũng sẽ trải qua, bởi hiếm ai có thể giữ được bình tĩnh khi bị tấn công, xúc phạm, phản bội hay thất bại... Tuy nhiên, tức giận quá thường xuyên hoặc kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe.
Mùa đông đến đi kèm với sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, không khí hanh khô và độ ẩm giảm. Những yếu tố này gây nên các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là ở trẻ nhỏ, người cao tuổi và những người có hệ miễn dịch yếu. Các bệnh lý đường hô hấp không chỉ gây khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.
Đau chân là vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của nhiều người. Cùng tìm hiểu 9 phương pháp đơn giản, hiệu quả để chữa đau chân tại nhà. Áp dụng đúng cách, bạn có thể giảm đau, cải thiện lưu thông máu và tăng cường sức khỏe cho đôi chân của mình.
Thật khó khăn khi bạn phải đối mặt với bệnh tiêu chảy, nhất là khi bạn đang phải cho con bú. Trong bài viết này, Viện Y học ứng dụng Việt Nam sẽ chia sẻ một số biện pháp khắc phục tự nhiên để điều trị bệnh tiêu chảy cho các bà mẹ vẫn đang trong thời kỳ nuôi con bằng sữa mẹ.
Ăn rau đầu tiên trong bữa ăn có tác dụng thế nào với người bệnh đái tháo đường? Thứ tự các ăn các món trong bữa ăn của người bệnh đái tháo đường có gì đặc biệt? Nhân Ngày thế giới phòng chống đái tháo đường 14/11, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Ngày Trẻ em Thế giới là dịp để chúng ta cùng nhau tôn vinh và bảo vệ thế hệ tương lai của đất nước. Trong bối cảnh cuộc sống hiện đại với nhiều thay đổi, việc chăm sóc sức khỏe toàn diện cho trẻ em càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.