Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Cấp cứu sản khoa: Đẻ khó do kẹt vai của thai nhi

Kẹt vai khi sinh là một trong những lý do khiến việc sinh thường có khi cũng trở nên khá nguy hiểm.

Kẹt vai xảy ra khi đầu của thai nhi đã đi qua được âm đạo nhưng vai của thai nhi vẫn bị kẹt trong khung chậu của mẹ. Đây là một cấp cứu sản khoa khá nguy hiểm có thể gây nhiều nguy cơ cho cả mẹ và con.

Mặc dù có những yếu tố nguy cơ khiến hiện tượng kẹt vai xảy ra thường xuyên hơn nhưng các bác sỹ thường không thể dự đoán chính xác hoặc ngăn ngừa được hiện tượng này. Thường thì nó chỉ được phát hiện trong khi người mẹ sinh con. Trường hợp thai quá lớn trước khi sinh, bác sỹ thường khuyến cáo người mẹ nên chọn phương pháp sinh mổ.

Những đối tượng có nguy cơ gặp phải hiện tượng kẹt vai khi sinh

Một phụ nữ mang thai sẽ có nguy cơ cao bị kẹt vai thai nhi khi sinh nếu:

  • Thai nhi quá lớn (tuy nhiên trong hầu hết các ca kẹt vai khi sinh, đứa bé đều có cân nặng bình thường)
  • Mẹ bị tiểu đường
  • Mang thai đa
  • Mẹ bị béo phì
  • Sinh muộn sau ngày sinh dự kiến
  • Đã từng có tiền sử bị kẹt vai khi sinh đứa con trước
  • Người mẹ được kích thích đẻ
  • Người mẹ được gây tê ngoài màng cứng khi sinh.
  • Người mẹ sinh thường nhưng sử dụng các công cụ hỗ trợ (ví dụ như bác sỹ sử dụng các dụng cụ như kẹp hoặc máy hút để đưa trẻ ra ngoài qua đường âm đạo)

Tuy nhiên, hiện tượng kẹt vai có thể xảy ra ở bất cứ đối tượng nào ngay cả khi người mẹ không có những yếu tố nguy cơ nêu trên.

Liệu thai nhi có an toàn không nếu hiện tượng kẹt vai xảy ra trong khi sinh

Trong hầu hết các trường hợp, trẻ vẫn sẽ được sinh ra một cách an toàn. Các bác sỹ thường sẽ xử trí theo các bước sau:

  • Ấn hai đùi của người mẹ vào bụng
  • Tác dụng một lực lên phần xương mu của người mẹ
  • Cắt nới rộng tầng sinh môn tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện các thủ thuật trong âm đạo
  • Điều chỉnh phần vai của đứa trẻ khi trẻ vẫn còn trong bụng mẹ

Biến chứng có thể gặp phải khi thai nhi bị kẹt vai

Một số biến chứng thai nhi có thể gặp phải bao gồm:

  • Tổn thương đám rối thần kinh vai, cánh tay và bàn tay, có thể gây ra hiện tượng rung hay tê liệt các bộ phận này. Thường thì các triệu chứng trên sẽ biến mất khi trẻ được 6 – 12 tháng.
  • Thiếu oxy lên não. Trong trường hợp thiếu oxy nặng (thường là hiếm), trẻ có thể bị tổn thương não thậm chí tử vong.

Một số biến chứng gây ra cho mẹ:

  • Xuất huyết nghiêm trọng sau sinh
  • Rách tử cung, âm đạo, cổ tử cung hoặc trực tràng

Tuy nhiên, các bác sỹ đều có thể điều trị và kiểm soát tốt được các biến chứng trên.

Bình luận
Tin mới
  • 09/07/2025

    Đau đầu do thời tiết nóng bức: Nguy cơ tiềm ẩn và giải pháp phòng ngừa hiệu quả

    Mùa hè mang theo những ngày nắng kéo dài, không khí oi bức và nền nhiệt độ cao, tạo nên nhiều thách thức đối với sức khỏe con người. Một trong những ảnh hưởng phổ biến nhưng ít được chú ý là tình trạng đau đầu do nóng.

  • 08/07/2025

    Các nguồn cung cấp chất béo cho cơ thể

    Chất béo là một trong ba nhóm dưỡng chất thiết yếu, cùng với carbohydrate và protein, có vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động sống của cơ thể con người.

  • 08/07/2025

    Đột quỵ nhiệt: Nguy hiểm tiềm ẩn trong mùa nắng nóng

    Mùa hè đến, cái nắng gay gắt không chỉ khiến cơ thể mệt mỏi mà còn tiềm ẩn những mối nguy hiểm khôn lường đối với sức khỏe, trong đó đột quỵ nhiệt là một trong những tình trạng đáng lo ngại nhất.

  • 08/07/2025

    Loại cá nhỏ bé có nhiều lợi ích với sức khỏe

    Cá cơm là một nguồn dinh dưỡng ấn tượng, mang lại những lợi ích sức khỏe đáng ngạc nhiên.

  • 08/07/2025

    Kháng sinh và những điều cần biết cho người trưởng thành

    Kháng sinh (hay thuốc kháng sinh) đóng vai trò then chốt trong y học hiện đại, giúp điều trị hiệu quả các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn.

  • 08/07/2025

    Điểm danh 5 loại dầu thực vật mang lại lợi ích sức khỏe tuyệt vời

    Chất béo thường bị hiểu lầm là “kẻ thù” của sức khỏe, đặc biệt là đối với tim mạch và cân nặng. Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây cho thấy không phải tất cả chất béo đều có hại. Ngược lại, một số loại chất béo tốt lại đóng vai trò thiết yếu trong việc duy trì năng lượng, hấp thụ vitamin và bảo vệ cơ thể khỏi viêm nhiễm. Trong đó, dầu ăn có nguồn gốc thực vật như dầu ô liu, dầu bơ, dầu mè... không chỉ mang lại hương vị phong phú cho món ăn mà còn cung cấp các acid béo có lợi cho tim mạch, não bộ và hệ miễn dịch.

  • 07/07/2025

    Dấu hiệu nhận biết và cách xử lý cảm nắng nhanh chóng

    Mùa hè với những ngày nắng gay gắt không chỉ mang đến niềm vui của những chuyến đi chơi mà còn ẩn chứa nguy cơ sức khỏe mà ít ai để ý: cảm nắng. Đây là một tình trạng nghiêm trọng xảy ra khi cơ thể không thể tự điều hòa nhiệt độ trong môi trường nóng bức, dẫn đến những hậu quả khôn lường nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời.

  • 07/07/2025

    8 thực phẩm nên tránh để bảo vệ gan khỏe mạnh

    Gan đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tổng thể. Lựa chọn đúng loại thực phẩm cũng như tránh những chất có hại góp phần bảo vệ chức năng gan khỏe mạnh.

Xem thêm