Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Xử trí nhanh khi gặp nguy cơ phơi nhiễm HIV

Hiện nay không chỉ nhân viên y tế - những người tiếp xúc trực tiếp hay thường xuyên chăm sóc, điều trị cho người nhiễm HIV mới có nguy cơ phơi nhiễm HIV

Hiện nay không chỉ nhân viên y tế - những người tiếp xúc trực tiếp hay thường xuyên chăm sóc, điều trị cho người nhiễm HIV mới có nguy cơ phơi nhiễm HIV mà ngay cả người dân tại cộng đồng cũng có nguy cơ phơi nhiễm HIV do chăm sóc người thân. Vì vậy, chúng ta cần có kiến thức bảo vệ mình và cách xử trí đúng.

Khi nào có nguy cơ lây nhiễm HIV?

Khi nào có sự tiếp xúc trực tiếp với máu và các dịch tiết của cơ thể người có HIV thì khi đó sẽ có nguy cơ lây nhiễm HIV. Cụ thể là: Quan hệ tình dục với người có HIV mà không sử dụng bao cao su. Máu, chất dịch cơ thể của người có HIV dính vào các vùng da bị tổn thương (chàm, bỏng, vết loét, xây xát từ trước), hoặc văng vào niêm mạc (mắt, mũi, họng...); Tổn thương qua da do các ống đựng máu hoặc chất dịch của người có HIV bị vỡ đâm vào. Vết thương do bị kim tiêm hoặc các dụng cụ sắc nhọn đã hoặc đang dùng cho người có HIV đâm vào.

 

Cách xử trí khi có nguy cơ phơi nhiễm HIV

Trước hết, cần xử lý vết thương ngay tại chỗ: Đối với những tổn thương da gây chảy máu, cần rửa ngay vết thương dưới vòi nước sạch (lưu ý là không được kỳ cọ vết thương, chỉ để vòi nước xối vào vết thương). Sau đó, để vết thương chảy máu trong một thời gian ngắn, tuyệt đối không nặn máu mà để máu tự chảy. Cuối cùng, rửa kỹ vết thương bằng xà phòng và nước sạch, rồi sát trùng bằng các dung dịch sát khuẩn, như: Dakin, javel 1/10 hoặc cồn 70 độ trong thời gian ít nhất 5 phút.

Trong trường hợp bị máu hoặc dịch tiết của người có HIV bắn vào mắt, mũi, cần rửa mắt hoặc nhỏ mũi bằng nước cất hoặc nước muối NaCl 0,9% liên tục trong năm phút. Nếu bắn vào miệng thì cần súc miệng bằng dung dịch NaCl 0,9% nhiều lần.

Để đánh giá tình trạng phơi nhiễm cần chú ý

Nếu máu và dịch tiết của người có HIV văng, dính vào những vùng da lành (không bị tổn thương hay xây xước) thì không có nguy cơ lây nhiễm HIV. Nguy cơ lây nhiễm cũng thấp khi tổn thương da xây xát cạn, không chảy máu hoặc chảy máu ít.

Những trường hợp có nguy cơ lây nhiễm cao là khi máu và chất dịch của người có HIV bắn vào các tổn thương da sâu, rộng, chảy nhiều máu, các vùng da, niêm mạc bị tổn thương viêm loét rộng từ trước.

Bác sĩ Kim Loan - Theo Sức khỏe & Đời sống
Bình luận
Tin mới
  • 24/05/2025

    Nhận biết các triệu chứng HIV ở phụ nữ

    Các triệu chứng của HIV chủ yếu giống nhau ở cả hai giới . Nhưng có thể có một số khác biệt, đặc biệt là nếu tình trạng này không được điều trị. Phụ nữ có nhiều khả năng bị nhiễm trùng nấm men và thay đổi chu kỳ kinh nguyệt. Nam giới có thể gặp vấn đề về cương cứng, mất ham muốn tình dục và bị viêm trực tràng.

  • 23/05/2025

    Chấy rận: Những điều bạn cần biết

    Chấy là loài côn trùng sáu chân nhỏ xíu bám vào da đầu và cổ của bạn và hút máu người. Mỗi con chấy chỉ có kích thước bằng một hạt vừng, vì vậy chúng rất khó phát hiện.

  • 22/05/2025

    6 loại thực phẩm giúp răng trắng đẹp

    Một số thực phẩm có khả năng làm răng trắng hơn nhờ tác động cơ học giúp loại bỏ mảng bám, kích thích tiết nước bọt làm sạch khoang miệng, hoặc chứa các hợp chất tự nhiên có thể giúp làm sáng răng nhẹ nhàng.

  • 22/05/2025

    Thêm bằng chứng cho thấy vaccine HPV giúp ngăn ngừa ung thư cổ tử cung

    HPV là virus lây truyền qua đường tình dục, có thể ảnh hưởng đến cả nam và nữ, liên quan đến nguy cơ cao mắc nhiều dạng ung thư khác nhau.

  • 21/05/2025

    Chế độ dinh dưỡng tham khảo cho người hẹp van động mạch chủ

    Chế độ ăn đóng vai trò hỗ trợ trong việc quản lý và hỗ trợ điều trị hẹp van động mạch chủ. Một chế độ ăn lành mạnh có thể giúp giảm các triệu chứng, kiểm soát các yếu tố nguy cơ và cải thiện chất lượng cuộc sống.

  • 21/05/2025

    Hướng dẫn giảm căng thẳng trong mùa thi

    Các bài kiểm tra và kỳ thi là một phần quan trọng trong quá trình học tập, nhưng đồng thời cũng có thể mang lại nhiều áp lực cho học sinh và cả những người chăm sóc các em. Việc tìm cách giảm căng thẳng và hỗ trợ học sinh trong giai đoạn này là điều cần thiết để đảm bảo sức khỏe tinh thần và kết quả học tập tốt nhất.

  • 20/05/2025

    Cải thiện thói quen ăn sáng để khởi đầu ngày mới tốt hơn

    Bữa sáng là bữa ăn giúp cung cấp năng lượng và dưỡng chất cần thiết cho cơ thể bắt đầu ngày mới. Khắc phục những sai lầm phổ biến sau giúp bạn duy trì thói quen ăn sáng khoa học và lành mạnh.

  • 20/05/2025

    6 mẹo chữa nghẹt mũi tại nhà hiệu quả nhất

    Nghẹt mũi là một dấu hiệu khó chịu, rất thường gặp khi chúng ta bị cảm cúm, nhiễm lạnh. Hiện vẫn chưa có cách chữa khỏi bệnh cảm lạnh thông thường, nhưng có rất nhiều mẹo tại nhà có thể làm giảm tình trạng nghẹt mũi do chứng cảm lạnh gây nên. Bài viết này sẽ phân tích các biện pháp khắc phục tình trạng nghẹt mũi tại nhà tốt nhất cùng với những điều cần tránh.

Xem thêm