Ngày nay, nước gạo rất nổi tiếng với các tác dụng tốt đối với da. Nước gạo được cho là có thể làm mịn và làm sáng da, và thậm chí là cải thiện tình trạng da. Ngoài ra, nước gạo còn rất rẻ và và có thể dễ dàng làm ra ở nhà.
Nước gạo có chứa các chất được cho là giúp bảo vệ và cải thiện làn da. Mặc dù thật sự có một số lợi ích đối với da, nhưng bằng chứng về tác dụng của của nước gạo vẫn chưa được chứng minh đầy đủ.
Lợi ích của nước gạo đối với da
Nước gạo làm sáng da
Rất nhiều website khuyến nghị sử dụng nước gạo để làm sáng da hoặc làm sáng các mảng tối màu trên da. Rất nhiều các sản phẩm chăm sóc da, bao gồm xà phòng, toner và các loại kem dưỡng da có chứa nước gạo.
Một số người đã sử dụng khẳng định khả năng làm sáng da của nước gạo. Mặc dù có một số chất có trong nước gạo có thể có tác dụng làm sáng da, tuy nhiên, cho đến nay chưa có bằng chứng khoa học nào khẳng định hiệu quả làm sáng da của nước gạo cả.
Các nghiên cứu về nước gạo với da mặt
Nghiên cứu năm 2013 chỉ ra rằng nước gạo đã lên men có thể giúp cải thiện các tổn thương da do ánh nắng mặt trời. Nước gạo đã lên men sẽ làm tăng hàm lượng collagen ở da và giúp da đàn hồi và dự phòng nếp nhăn. Nước gạo lên men cũng có đặc tính chống nắng tự nhiên. Các nghiên cứu khác cũng chứng minh rằng có bằng chứng rất mạnh về tác dụng chống lão hoá của nước gạo lên men vì nước gạo có chứa các thành phần chống oxy hoá.
Da khô
Nước gạo được cho là giúp làm giảm tình trạng kích ứng da do natri lauryl sulfate gây ra. Natri lauryl sulfate là một thành phần được tìm thấy trong rất nhiều sản phẩm chăm sóc cá nhân. Các bằng chứng về mặt lý thuyết đã chứng minh rằng sử dụng nước gạo 2 lần/ngày có thể giúp ích trong việc cả thiện làn da khô và bị tổn thương bởi natri lauryl sulfate.
Tóc bị tổn thương
Tóc đã được tẩy tóc có thể sẽ được hồi phục bằng việc sử dụng inositol – một chất có trong nước gạo. Inositol có trong nước gạo có thể giúp hồi phục lại những tổn thương ở tóc từ trong ra ngoài, bao gồm cả việc tóc chẻ ngọn.
Rối loạn tiêu hoá
Một số người khuyến nghị uống nước gạo nếu bạn bị ngộ độc thực phẩm hoặc đau bụng. Mặc dù có những bằng chứng rất mạnh chứng minh cho việc gạo có thể giúp ích trong tình trạng tiêu chảy, nhưng thông thường, trong gạo có thể chứa một lượng nhỏ asen. Uống quá nhiều nước gạo có chứa hàm lượng rất nhỏ asen có thể dẫn đến ung thư, bệnh tim mạch, huyết áp, và tiểu đường typ 2.
Eczema, mụn, ban đỏ và viêm da.
Rất nhiều người khẳng định rằng thoa nước gạo ngoài da có thể làm dịu da, làm sạch mụn nhọt do các bệnh về da gây ra như eczema. Dựa vào những thành phần đã được biết đến có trong nước gạo, có lý do để tin rằng một vài tác dụng như trên. Tuy nhiên, vẫn còn thiếu các bằng chứng mạnh về những tác dụng này.
Các vấn đề về da
Một số người cho rằng uống nước gạo hoặc ăn một số loại gạo nhất định có thể giúp điều trị các vấn đề về mắt, ví dụ như thoái hoá điểm vàng – tình trạng bệnh thường ảnh hưởng đến người lớn tuổi và có thể dẫn đến mù loà. Vì vậy, những tác dụng của việc ăn/uống nước gạo chưa được khẳng định.
Bảo vệ khỏi những tổn thương ngoài da do tổn thương vì ánh nắng mặt trời
Các chất hoá học có trong gạo đã được chứng minh giúp bảo vệ làn da khỏi ánh sáng mặt trời. Nghiên cứu năm 2016 chứng minh rằng, khi sử dụng phối hợp nước gạo với các chiết xuất thực vật khác có thể bảo vệ làn da khỏi ánh nắng mặt trời.
Sử dụng nước gạo đúng cách cho làn da mặt
Có rất nhiều cách để sử dụng nước gạo. Và nhìn chung, loại gạo bạn sử dụng sẽ không gây ảnh hưởng đến tác dụng của nước gạo.
Đun sôi nước gạo
Bạn rửa sạch và xả sạch gạo khi vo. Thông thường, lượng nước gạo sẽ nhiều hơn khoảng 4 lần so với lượng gạo. Sau đó đun sôi cả hỗn hợp gạo và nước. Sau khi để nguội, dùng thìa ấn chặt để giúp giải phóng các chất có lợi, sau đó dùng rây để lọc bớt gạo và sau đó cho nước gạo đã lọc vào trong tủ lạnh. Nước gạo này có thể sử dụng tới 1 tuần. Pha loãng nước gạo trước khi sử dụng.
Ngâm nước gạo
Bạn cũng có thể làm nước gạo bằng cách ngâm gạo với nước. Quy trình vẫn như trên nhưng thay vì đun sôi nước và gạo, hãy ngâm gạo với nước trong vòng ít nhất 30 phút trước khi ấn gạo và lọc gạo qua rây. Cuối cùng, bảo quản nước gạo trong tủ lạnh.
Nước gạo lên men
Để làm nước gạo lên men, bạn hãy thực hiện quy trình giống như khi ngâm nước gạo. Nhưng thay vì bảo quản nước gạo trong tủ lạnh sau khi lọc và rây, hãy để nước gạo trong bình ở nhiệt độ phòng trong 1-2 ngày. Khi bình đựng nước gạo bắt đầu có mùi chua, hãy cho bình đựng nước gạo vào trong tủ lạnh, pha loãng trước khi dùng.
Các cách sử dụng nước gạo
Nước gạo có thể được thoa trực tiếp lên da hoặc tóc. Bạn có thể thêm một chút mùi thơm hoặc các thành phần thiên nhiên khác vào trong nước gạo, nếu muốn. Nếu sử dụng nước gạo đun sôi hoặc nước gạo lên men, bạn phải pha loãng trước khi sử dụng.
Xả tóc
Hãy thêm một chút tinh dầu vào nước gạo để có mùi thơm dễ chịu. Thoa nước gạo lên tóc theo chiều từ chân tóc đến ngọn tóc và để ít nhất trong 10 phút, sau đó xả sạch.
Dùng làm dầu gội
Để làm dầu gội, hãy thêm một chút xà phòng vèo nước gạo lên men, có thể cho thêm một chút tinh dầu, nha đam hoặc trà hoa cúc vào để tăng thêm mùi hương.
Dùng làm sữa rửa mặt và toner
Thấm bông tẩy trang với một lượng nhỏ nước gạo và nhẹ nhàng lau lên mặt và cổ. Sau đó, massage nhẹ nhàng da mặt và xả sạch. Bạn cũng có thể làm mặt nạ bằng nước gạo khi thấm nước gạo vào một lớp dày giấy ăn.
Xà phòng tắm
Nghiền một chút xà phòng cùng với vitamin E vào nước gạo để tạo ra một loại xà phòng làm dịu da.
Tẩy da chết.
Thêm một chút muối biển, một chút tinh dầu và trái cây họ cam quýt vào nước gạo để tạo ra một hợp chất tẩy da chết tự nhiên. Chà xát nhẹ nhàng trên cơ thể và xả sạch.
Kem chống nắng
Sử dụng kem chống nắng có chứa chiết xuất nước gạo có thể giúp nâng cao khả năng bảo vệ khỏi ánh nắng mặt trời. Kem chống nắng có chứa chiết xuất cám gạo lứt cùng với các chiết xuất khác từ các loại cây đã được chứng minh có thể cải thiện khả năng bảo vệ trước tia UVA và UVB.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Những sai lầm thường gặp khi rửa mặt
Mất nước là tình trạng cơ thể không có đủ chất lỏng để hoạt động bình thường. Vào mùa hè, nguy cơ mất nước thường phổ biến hơn.
Mùa hè với nền nhiệt cao kéo dài và độ ẩm tăng mạnh không chỉ gây khó chịu trong sinh hoạt hàng ngày mà còn ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng giấc ngủ. Cảm giác oi bức khiến việc chìm vào giấc ngủ trở nên khó khăn và thường xuyên bị gián đoạn trong đêm.
Cà phê từ lâu đã trở thành thức uống quen thuộc của hàng triệu người mỗi sáng. Tuy nhiên, uống bao nhiêu là đủ để tốt cho sức khỏe và khi nào thì trở thành quá nhiều?
Khi nước kiềm ngày càng phổ biến, các tuyên bố xung quanh lợi ích sức khỏe và khả năng cải thiện sức khỏe tổng thể của nó cũng tăng theo. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải xem xét kỹ lưỡng những khẳng định này. Vì vậy, hãy cùng tìm hiểu và khám phá sự thật về nước kiềm và những lợi ích thật sự của nước kiềm.
Chất béo thường bị mang tiếng xấu mỗi khi nói về chế độ dinh dưỡng vì cho rằng đó là nguyên nhân gây bệnh tim mạch, tiểu đường hay béo phì. Quan niệm cắt bỏ hoàn toàn chất béo khỏi bữa ăn đã từng phổ biến trong một số khuyến nghị dinh dưỡng. Thực tế, không phải tất cả các chất béo đều có hại.
Chế độ ăn uống lành mạnh không thể thiếu thực phẩm giàu creatine - hợp chất tự nhiên giúp cung cấp năng lượng cho cơ bắp, cải thiện hiệu suất tập luyện và sức khỏe não bộ.
Có rất nhiều loại bệnh võng mạc khác nhau. Những bệnh này có thể do gen di truyền từ cha mẹ hoặc từ tổn thương võng mạc tích lũy trong suốt cuộc đời. Một số loại bệnh võng mạc phổ biến hơn các bệnh khác.
Chuối là một trong những loại thực phẩm có lợi ích dinh dưỡng đáng kể. Vậy khi ăn chuối luộc có tác dụng gì?