Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Những sai lầm thường gặp khi rửa mặt

Thông thường chúng ta rửa mặt khi tỉnh dậy và trước khi đi ngủ, đã thành thói quen, và đó cũng là phần đơn giản nhất trong quy trình chăm sóc và làm đẹp của chị em.

Một số thói quen tưởng chừng như vô hại khiến da mặt không còn sạch, mạnh khỏe hay căng bóng như nó có thể.

Dưới đây là một số sai lầm khi rửa mặt mà bạn rất dễ mặc phải, chỉ cần thay đổi một thời gian, bạn sẽ thấy da sáng hơn, tràn đầy sức sống hơn.

Dùng nước nóng để rửa mặt

Nhiều người thường dùng nước nóng rửa mặt vì đem lại cảm giác dễ chịu, như khi tắm vòi sen nước ấm vậy. Nhưng nên dùng nước ấm hoặc nước lạnh trong bồn rửa mặt và rửa mặt nhẹ nhàng. Nước nóng làm mất đi độ ẩm của da, thêm vào đó làm giãn các mao mạch dưới da khiến da đỏ ửng lên.

Rửa mặt bằng tay

Hãy đảm bảo rằng tay sạch nếu sờ vào da mặt, tuyệt đối không dùng điện thoại trước và trong khi rửa mặt, bởi vì có thể đưa thêm nhiều vi khuẩn có hại lên da. Tốt nhất bạn hãy nên rửa sạch tay trước khi dùng tay rửa mặt.

Dùng sai loại sữa rửa mặt

Dùng sữa rửa mặt đúng cách không làm loại bỏ đi lớp dầu nhờn tự nhiên trên da hoặc các tế bào mới sản sinh mạnh khỏe, mà để làm sạch lớp trang điểm, bụi bẩn, dầu thừa...cho da. Nếu bạn đang sử dụng sữa rửa mặt quá kích ứng, có thể khiến da bị dị ứng, đỏ hoặc căng. Còn nếu loại sản phẩm quá nhẹ, cần rửa 2 – 3 lần mỗi ngày để làm sạch vừa đủ. 

Thông thường, da khô nên dùng sữa rửa mặt dạng kem hoặc sữa rửa dưỡng ẩm da để giữ da luôn ẩm. Dùng sữa rửa dạng gel hoặc tạo bọt nếu da dầu hoặc hỗn hợp. Nếu da dễ bị mụn, nên sử dụng các sản phẩm chứa acid salicylic để điều trị tình trạng của da. Ngoài ra cần dùng các sản phẩm không chứa sulfate để tránh quá kích ứng da.

Hãy đi khám bác sĩ da liễu để có sự lựa chọn hợp lí nhất cho làn da của ban.

Rửa mặt quá nhiều

Rửa quá nhiều có thể làm da lão hóa và dị ứng do tăng tiết dầu. Không rửa mặt quá 2 lần mỗi ngày (tuy nhiên trước và sau khi tập luyện thể thao cũng có thể rửa mặt).

Không rửa mặt buổi sáng

Hãy nhớ rửa mặt mỗi buổi sáng sau khi tỉnh dậy kể cả mặt không bẩn. Bằng cách đó loại bỏ được bụi bẩn và dầu nhờn tăng tiết buổi đêm hoặc từ chính gối khi nằm ngủ. Có thể chỉ dùng nước ấm hoặc nước lạnh vào buổi sáng, và sử dụng sữa rửa mặt vào cuối ngày.

Không để sữa rửa mặt đủ lâu trên da

Hầu hết các sản phẩm mĩ phẩm cần có thời gian đủ lâu để có tác dụng. Rửa mặt trong ít nhất 1 phút trước khi xả sạch bằng nước để sữa rửa mặt phát huy tác dụng tốt nhất.

Không rửa kĩ bằng nước

Nếu không rửa lại kĩ bằng nước thì bụi bẩn có thể tăng và làm khô da, làm giãn lỗ chân lông. Luôn nhớ rửa sạch vùng da quanh mũi, chân tóc và dưới hàm, mọi điểm mà bạn có thể quên không rửa sạch.

Tẩy da chết quá nhiều

Khi tẩy da chết, ta đã loại bỏ các tế bào chết giúp cải thiện màu da và cấu trúc bề mặt da. Nhưng nên tẩy da chết ở mức độ vừa phải, nếu không da dễ bị dị ứng. Nên tẩy da chết vào buổi đêm, thời điểm da sản sinh các tế bào mới, không tẩy quá 2 – 3 lần mỗi tuần.

Dùng quá nhiều giấy ướt

Giấy ướt rất tiện dụng khi vội, khi đi ra ngoài, nhưng không nên dùng thay thế sữa rửa mặt thông thường. Bởi vì giấy ướt không thể làm sạch hết dầu nhờn, lớp trang điểm và bụi bẩn trên da như sữa rửa mặt. Một số loại giấy ướt có thể chứa chất chống nhiễm khuẩn và hương liệu làm kích ứng da bạn. Do vậy, hãy chọn những loại giáy ướt tự nhiên, không mùi, không chất tẩy rửa và hạn chế sử dụng tối đa bạn nhé. 

Kì cọ khi da khô

Hãy cố không sờ vào da mặt nhiều khi da khô, mặc dù cảm giác rất thoải mái, bởi vì việc này có thể làm da chảy xệ, viêm, dị ứng, đỏ da. Thay vào đó, hãy vỗ nhẹ da, ấn một miếng vải hoặc khăn mặt mềm, khô và sạch lên da. Nên chọn loại dành cho trẻ em vì rất mềm và ít gây dị ứng.

Không bôi kem dưỡng ẩm đủ sớm

Ngay sau khi rửa mặt, hãy bôi kem dưỡng ẩm ngay. Dùng kem dưỡng ẩm để giữ ẩm ngay sau khi rửa mặt, và bôi kem khi da còn ẩm giúp dưỡng chất dễ hấp thu vào da hơn.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Để da luôn rạng ngời giữa những áp lực cuộc sống

CTV Hải Linh - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Healthy Women
Bình luận
Tin mới
  • 08/12/2024

    Chế độ dinh dưỡng cho trẻ gái dậy thì sớm

    Tuy không phải là yếu tố quyết định nhưng dinh dưỡng có thể ảnh hưởng đến quá trình dậy thì ở nữ giới. Một chế độ ăn uống cân bằng, giàu dinh dưỡng, hạn chế các thực phẩm không lành mạnh sẽ giúp trẻ phát triển toàn diện và giảm thiểu các nguy cơ liên quan đến dậy thì sớm.

  • 08/12/2024

    Chế độ ăn cho trẻ dậy thì sớm

    Trẻ em ngày nay có xu hướng dậy thì sớm. Dinh dưỡng cũng là một trong những yếu tố góp phần gây dậy thì sớm ở trẻ.

  • 08/12/2024

    Chế độ ăn uống lành mạnh có thể giúp ích cho làn da của bạn như thế nào?

    Da của chúng ta là cơ quan lớn nhất của cơ thể và nhiều tình trạng da có cả biểu hiện bên trong và bên ngoài. Chỉ có một số ít nghiên cứu đã xem xét cách chế độ ăn uống có thể tác động đến một số tình trạng da liễu nhất định. Bài viết dưới đây sẽ liệt kê danh sách các tình trạng da phổ biến và cách chế độ ăn uống có thể giúp ích hoặc gây hại cho làn da của bạn.

  • 07/12/2024

    Bí quyết để xương chắc khỏe ở thời kỳ mãn kinh

    Sự thay đổi nội tiết tố ở phụ nữ tuổi mãn kinh không chỉ dẫn đến các triệu chứng được nhiều người biết đến như bốc hoả, thay đổi tâm trạng,…mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe xương, tăng nguy cơ loãng xương và gãy xương.

  • 07/12/2024

    Nên làm gì khi bé gái dậy thì sớm?

    Xu hướng dậy thì sớm ngày càng gia tăng. Một số ít có thể là biểu hiện của bệnh lý, cần được điều trị đặc biệt.

  • 07/12/2024

    Hút thuốc lá điện tử làm giảm lưu lượng máu của cơ thể

    Một nghiên cứu mới cho thấy, ngay cả khi bạn hút thuốc lá điện tử không chứa nicotine vẫn có tác động tiêu cực đến lưu lượng máu của cơ thể.

  • 07/12/2024

    Những điều kỳ lạ xảy ra với làn da của bạn khi bạn già đi

    Khi bạn già đi, làn da cũng như các cơ quan khác sẽ bị lão hóa như một lẽ tự nhiên. Hãy cùng nhau tìm hiểu những điều xảy ra với làn da khi già đi qua bài viết dưới đây.

  • 07/12/2024

    7 nguyên nhân khiến hệ tiêu hóa của trẻ bị ảnh hưởng

    Tiêu hóa là một chức năng vô cùng quan trọng đảm bảo cho sự phát triển của cơ thể trong mọi giai đoạn, đặc biệt là năm đầu tiên của cuộc đời.

Xem thêm