Với những người mắc các bệnh về phổi như hen suyễn hoặc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), họ có thể cần phải cố gắng để thở khi gắng sức. Bài tập thở mím môi có thể giúp thở chậm lại và làm cho mỗi hơi thở hiệu quả hơn từ đó giúp cải thiện tình trạng khó thở.
Nguyên nhân gây khó thở
Thở mím môi thường được sử dụng để điều trị bệnh phổi tắc nghẽn (COPD) hoặc các bệnh gây khó thở khác. Tuy nhiên bạn cảm thấy khó thở do bất kỳ nguyên nhân gì, thở mím môi cũng rất hữu ích giúp cải thiện tình trạng khó thở. Rất nhiều nguyên nhân có thể gây ra khó thở, các nguyên nhân gây khó thở bao gồm:
Thở mím môi có tác dụng gì?
Khi bạn khó thở, tình trạng này có thể khiến bạn cảm thấy lo lắng và sự lo lắng đó lại khiến bạn khó thở hơn nữa, điều này tạo ra một vòng luẩn quẩn. Do đó, với những người có vấn đề với đường hô hấp cần tránh các hoạt động mạnh hoặc cần gắng sức.
Đọc thêm bài viết: Ăn gì khi bị mắc COPD?
Thở mím môi giúp bạn lấy được nhiều không khí hơn mà không cần gắng sức nhiều. Một số tác dụng của thở mím môi bao gồm:
Lợi ích của bài tập thở mím môi
Thở mím môi đặc biệt có lợi nếu bạn bị COPD. COPD khiến đường thở của bạn bị xẹp lại. Bằng cách kéo dài giai đoạn thở ra của hơi thở, thở mím môi tạo ra một chút áp suất ngược, được gọi là áp suất dương cuối thì thở ra (PEEP). Áp lực này giúp giữ cho đường thở mở để khí carbon dioxide (CO2) bị mắc kẹt trong phổi có thể thoát ra ngoài.
Một nghiên cứu về thở mím môi ở những người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính cho thấy rằng, phương pháp này giúp giảm hiện tượng căng phổi động lực học (dynamic hyperinflation). Hiện tượng này xảy ra khi cơ thể bắt đầu hít vào trước khi kết thúc chu trình thở ra. Điều này gây ra sự ứ trệ không khí trong phổi và làm giảm lượng không khí có thể hít vào.
Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng thở mím môi giúp cải thiện khả năng chịu đựng khi tập thể dục ở những người mắc bệnh COPD. Bài tập này cũng cải thiện kiểu thở của họ và tăng lượng oxy trong máu của họ.
Thở mím môi cũng cho bạn cảm giác kiểm soát được hơi thở của mình. Điều này có thể giúp ngăn ngừa chu kỳ khó thở bắt đầu khi bạn khó thở và sau đó trở nên lo lắng.
Thực hiện bài tập thở mím môi như thế nào?
Các bài tập thở mím môi rất dễ thực hiện. Bạn có thể thực hiện bài tập này bất cứ lúc nào cảm thấy khó thở hoặc lo lắng. Dưới đây là các bước:
Đọc thêm bài viết: Dinh dưỡng và bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính COPD
Khi nào nên thực hiện thở mím môi?
Bạn nên thực hành kỹ thuật này 4-5 lần mỗi ngày cho đến khi bạn có thể dễ dàng kiểm soát nhịp thở. Sau đó, bạn có thể làm bất cứ lúc nào bạn cảm thấy khó thở. Bài tập này đặc biệt hữu ích khi bạn đang thực hiện các hoạt động khó, chẳng hạn như leo cầu thang, cúi người hoặc nâng vật gì đó. Bạn cũng có thể thực hiện bất cứ lúc nào cảm thấy lo lắng để giúp bản thân bình tĩnh lại.
Thở mím môi rất hữu ích bất kỳ khi nào bạn cảm thấy khó thở (thở gấp). Các triệu chứng khó thở gồm:
Không có nguy cơ đáng kể nào liên quan đến thở mím môi, mặc dù bạn nên dừng lại nếu bắt đầu cảm thấy choáng váng. Thở mím môi có thể giúp giảm nhẹ một số loại khó thở trong thời gian ngắn, nhưng nó sẽ không điều trị được nguyên nhân cơ bản.
Chế độ dinh dưỡng khoa học, hợp lý cùng một lối sống lành mạnh, tích cực luyện tập phù hợp với thể trạng là chìa khóa giúp bạn cải thiện các bệnh về hô hấp. Trung tâm Điều trị Béo phì và Hội chứng chuyển hóa VIAM trực thuộc Viện Y học ứng dụng Việt Nam là cơ sở tư vấn dinh dưỡng điều trị bệnh mạn tính hàng đầu nước ta. Liên hệ đặt lịch TẠI ĐÂY hoặc Hotline: 0935 18 3939 hoặc 024 3633 5678 để được khám, tư vấn dinh dưỡng cùng các chuyên gia đầu ngành.
Chuối là một trong những loại thực phẩm có lợi ích dinh dưỡng đáng kể. Vậy khi ăn chuối luộc có tác dụng gì?
Nhiễm ký sinh trùng có thể dẫn đến một loạt các vấn đề sức khỏe như các triệu chứng về tiêu hóa không rõ nguyên nhân, ngứa, thiếu máu, đau cơ và khớp, ăn không thấy no,… Cùng tìm hiểu về 10 dấu hiệu cho thấy có thể bạn đang nhiễm ký sinh trùng qua bài viết sau đây!
Nước dừa có thành phần dinh dưỡng đặc biệt và nhiều lợi ích cho sức khỏe như cung cấp chất điện giải, giúp hạ huyết áp... Đây là lý do nước dừa ngày càng trở thành lựa chọn phổ biến của nhiều người.
Dù là trà đen, trà xanh, trà trắng hay trà ô long, trà nóng hay trà đá đều có nguồn gốc từ cây trà, Camellia sinensis. Nhưng trà thảo mộc thì khác. Trà thảo mộc bắt nguồn từ việc ngâm nhiều loại hoa, lá hoặc gia vị trong nước nóng. Hầu hết các loại trà này đều không có caffeine. Bạn có thể bắt đầu bằng những túi trà làm sẵn hoặc ngâm các nguyên liệu rời và sau đó lọc bỏ bã.
Nhiều người thực hiện thải độc cơ thể theo hướng dẫn truyền miệng và trên các nền tảng xã hội... và hiện nay đang dấy lên trào lưu thải độc bằng nước cốt chanh. Vậy sự thật về phương pháp thải độc này như thế nào?
Dầu dừa là một chất dưỡng ẩm tự nhiên. Nhiều người bị chàm nhận thấy dầu dừa có tác dụng làm dịu da và giảm các triệu chứng như khô và ngứa.
Chất béo thường bị mang tiếng xấu mỗi khi nói về chế độ dinh dưỡng vì cho rằng đó là nguyên nhân gây bệnh tim mạch, tiểu đường hay béo phì. Quan niệm cắt bỏ hoàn toàn chất béo khỏi bữa ăn đã từng phổ biến trong một số khuyến nghị dinh dưỡng. Thực tế, không phải tất cả các chất béo đều có hại.
Mật ong với nghệ có thể được dùng cùng nhau trong chế độ ăn hằng ngày và thực phẩm bổ sung, vậy tác dụng của chúng có mạnh hơn khi kết hợp?