Tổn thương do nhiễm khuẩn tùy thuộc tuổi bào thai
Nhiễm khuẩn bào thai làm tổn thương thần kinh trung ương, ảnh hưởng đến sự phát triển, hình thành ống thần kinh gây nên nhiều tổn thương. Mức độ tổn thương phụ thuộc vào tác nhân gây nhiễm khuẩn và giai đoạn của bào thai.
Nhiễm khuẩn ở giai đoạn phôi nang, phôi thai kháng lại các tác nhân quái thai kết quả là bào thai tử vong hoặc khỏi không có giảm chức năng. Trường hợp nhiễm khuẩn giai đoạn hình thành các cơ quan, có thể bào thai bị dị tật bẩm sinh nếu ở ba tháng giữa của thai kỳ.
Do não bào thai non nớt không thể sửa chữa các tổn thương hoặc di chuyển các tế bào bất thường và cân bằng các tổ chức bị khuyết. Nhiễm khuẩn bào thai giai đoạn muộn gây ra bởi vi-rút có thể không hoặc ít biểu hiện ở thai nhi.
Khi xâm nhập vào bào thai, vi-rút có thể làm chết tế bào phôi thai hoặc làm cho bào thai dừng phát triển, dừng phân chia tế bào.
Mức độ tổn thương não của bào thai còn phụ thuộc vào thời gian thai phụ nhiễm vi-rút, khoảng 80% có ban trên da trước 12 tuần của bào thai, 54% ở tuần thứ 13-14; 25% ở tuần cuối của 3 tháng giữa.
Vi-rút rubella làm tổn thương màng trong của đám rối mạch gây thiếu máu và rối loạn sự tăng sinh tổ chức, gây nang quanh não thất bên, vùng đồi thị – nhân xám trung ương, làm thiếu máu não, thiếu oxy, xuất huyết não do đẻ non.
Nếu bào thai bị nhiễm vi-rút Rubella sẽ gây dị tật não bẩm sinh. Vi-rút này gây tổn thương tim bẩm sinh; điếc tai ở bào thai trước 11 tuần. Thai phụ nhiễm Rubella ở 3 tháng giữa thai kỳ, sẽ gây rối loạn giao tiếp và chậm phát triển tinh thần ở 2/3 trẻ em sau khi sinh ra. Trẻ còn bị chậm phát triển đến 2 tuổi khi thai phụ nhiễm Rubella ở thời kỳ rất sớm.
Trẻ sinh ra bị yếu, giảm trương lực cơ, trán to, rộng và lồi lên; trẻ thường bị kích thích, tăng động, yếu vận mạch, sợ ánh sáng, chậm phát triển tinh thần vận động. Nhiều trẻ nhỏ bị giảm trương lực cơ, bị co giật ngay sau khi sinh.
Một số dị tật bẩm sinh hay gặp là đầu nhỏ, não úng thuỷ, thoát vị tuỷ; chậm nói, nghe kém ngoại biên do kém thính giác trung ương hay do chậm phát triển tinh thần; một số trẻ khác bị tổn thương thị giác như: viêm mạch máu võng mạc, trên võng mạc có đốm mất sắc tố, đốm đen dạng muối tiêu; trẻ sinh ra có mắt nhỏ, đục thuỷ tinh thể , bị cận thị nặng; nhiều trẻ bất thường điện não đồ…
Hiện chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu đối với vi-rút Rubella, vì vậy việc thực hiện một chế độ chăm sóc cho trẻ là cần thiết. Đối với các trẻ sống được lâu thường bị điếc, đục thuỷ tinh thể, bệnh võng mạc; chậm phát triển tinh thần vận động nặng, liệt cứng. Còn trẻ có tổn thương não nặng thường tử vong ở tuổi nhỏ.
Có thể phòng bệnh nhiễm rubella cho bào thai bằng cách tiêm vắc-xin cho thai phụ.
Bệnh do nhiễm vi-rút Cytomegalovirus (CMV)
Bào thai thường bị nhiễm vi-rút CMV ở 3 tháng giữa và 3 tháng cuối thai kỳ, khác với nhiễm rubella thường ở 3 tháng đầu của thai kỳ.
Vi-rút CMV gây lắng đọng canxi quanh não thất và làm thoái triển não, cuộn não nhỏ, rối loạn vận mạch, rối loạn sinh tế bào. Vi-rút còn làm tổn thương tai trong, nhất là ở tế bào Corti, hạch thần kinh.
Nếu thai nhi bị nhiễm khuẩn càng lâu thì tổn thương hệ thần kinh càng nặng. Khi sinh ra, trẻ bị gan, lách to, nhẹ cân (dưới 2500gram). Trẻ còn bị giảm tiểu cầu, có ban ngoài da, nhiều chấm canxi hoá trong não, não bé, bị thiếu máu huyết tán, viêm võng mạc, não úng thuỷ…Đến nay tuy đã có ganciclovir hay phosphonoformate nhưng việc điều trị kháng vi-rút vẫn không hiệu quả.
Bệnh thủy đậu
Thai nhi nhiễm vi-rút thủy đậu sẽ bị tổn thương thần kinh nhiều nơi gồm: não bé, bất thường đáy mắt, co giật, giãn các não thất, não lỗ, lắng đọng canxi trong não...
Khi sinh ra trẻ bị giảm trương lực cơ, mất phản xạ, các cơ nhỏ, rối loạn cơ tròn, cứng các chi, rối loạn dẫn truyền thần kinh cơ. Nếu mẹ bị bệnh sởi ở 20 tuần đầu của thai kỳ bào thai dễ bị ổn thương.
Điều trị: khi phụ nữ mang thai bị bệnh thủy đậu dùng acyclovir, varizig. Phòng bệnh thủy đậu tiêm vắc-xin cho phụ nữ dự định có thai nhưng chưa có miễn dịch với thủy đậu. Tuy nhiên những người đang có thai sẽ không được tiêm vắc-xin thủy đậu.
Bệnh nhiễm vi-rút Herpes
Nếu bị nhiễm vi-rút Herpes thai nhi sẽ bị não bé, canxi hoá trong não, mắt bé, loạn sản võng mạc. Khi sinh ra, trẻ sơ sinh có thể xuất hiện ban phỏng trên da.
Khi thai phụ bị bệnh do vi-rút Herpes có thể dùng một trong các thuốc aciclovir, valaciclovir và famciclovir uống.
Ngoài da, dùng thuốc bôi acyclovir dạng typ 5g có hoạt tính chống HSV gây bệnh ở người. Cần bôi thuốc càng sớm càng tốt khi bắt đầu có các triệu chứng báo hiệu hoặc khi xuất hiện các thương tổn đầu tiên.
Phòng bệnh: không tiếp xúc trực tiếp vùng da đang tổn thương của mình vào người khác như: hôn hít, sờ, chạm, quan hệ tình dục...Không dùng chung bàn chải đánh răng, khăn tắm, khăn lau mặt, cốc uống nước, bát đũa…
Thoát vị hoành, hay thoát vị khe hoành, xảy ra khi phần trên của dạ dày bị đẩy lên ngực thông qua một lỗ mở ở cơ hoành (cơ ngăn cách bụng với ngực). Tình trạng này xảy ra ở nơi dạ dày và thực quản của bạn nối lại với nhau, còn được gọi là ngã ba thực quản dạ dày. Đôi khi, thoát vị khe hoành không gây ra vấn đề gì và không cần điều trị.
Đau chân khi đứng lâu là tình trạng mà nhiều người gặp phải. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể khắc phục vấn đề này bằng một vài thay đổi nhỏ trong thói quen sinh hoạt hàng ngày
Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh vẩy nến khác nhau tùy thuộc vào từng người và loại bệnh vẩy nến. Mặc dù bệnh vẩy nến là tình trạng mãn tính kéo dài suốt đời, một số người có thể thấy các triệu chứng biến mất trong nhiều tháng hoặc nhiều năm.
Bạn có bỏ qua mũi tiêm phòng cúm hàng năm vì bạn ghét bị tiêm không? Điều đó có thể hiểu được. Nhưng đừng để điều đó ngăn cản bạn tiêm vắc-xin. Có một lựa chọn khác: dành cho bạn: vắc-xin xịt mũi.
Chắc hẳn ai cũng đã từng nghe qua câu chuyện dùng tiếng ồn trắng giúp các bé sơ sinh ngủ ngon và sâu giấc. Vậy đã bao giờ bạn thắc mắc, có những loại tiếng ồn nào và đâu là tiếng ồn dành cho người lớn? Mọi câu hỏi sẽ được giải đáp ngay sau đây.
Ngày càng nhiều người trẻ bị đau thần kinh tọa với biểu hiện đau phần lưng dưới lan xuống chân. Để kiểm soát cơn đau thần kinh tọa, người bệnh cần điều chỉnh từ thói quen sinh hoạt hàng ngày.
Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.
Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh