Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Phổi có tự lành lại nếu chúng ta bỏ hút thuốc lá không?

Hút thuốc lá có rất nhiều tác hại xấu đối với cơ thể. Phổi và đường hô hấp là hai bộ phận chịu ảnh hưởng lớn nhất.

Phổi có tự lành lại nếu chúng ta bỏ hút thuốc lá không?

Tuy nhiên, trên báo báo khoa học LiveScience, bác sĩ Norman Edelman, cố vấn khoa học cấp cao của Hiệp hội Bệnh phổi Mỹ và là chuyên gia về thuốc liên quan đến phổi, đã cung cấp một tin vui: đó là sau khi một người dừng hút thuốc lá, phổi của họ có thể tự lành đến một mức độ nào đó.

Ngay khi một người hít vào những chất có trong khói thuốc lá, lớp màng của phổi bị bỏng và gây kích ứng. Sau vài giờ hút thuốc, chuyển động "chải" của các lông tơ nằm trong phổi trở nên chậm dần. Điều này khiến chúng bị tê liệt tạm thời và khả năng làm sạch các chất nhầy hay các vật chất khác như bụi, bẩn khỏi đường hô hấp bị suy giảm.

Một phát hiện khác khi quan sát lá phổi của những người hút thuốc đó là độ dày và mức độ tiết chất nhầy tăng lên. Bởi vì tốc độ các lông tơ quét các chất nhầy này khỏi phổi không nhanh bằng quá trình hình thành chất nhầy, vì vậy chúng tích trữ trong đường hô hấp, đọng lại và gây ho. Sự tích tụ chất nhầy còn gây ra nhiều loại viêm nhiễm, bao gồm cả viêm phế quản mãn tính.

Vậy phổi tự lành như thế nào?

Một cách khái quát, bác sĩ Edelman nói rằng, các vết bỏng nhẹ có thể tự lành sau khi một người dừng hút thuốc. Nói cách khác, các vết sưng trên bề mặt phổi và đường hô hấp, và các tế bào phổi tiết ra ít chất nhầy hơn. Các lông tơ mới có thể phát triển trở lại với khả năng làm sạch các chất nhầy tốt hơn.

Từ một vài ngày cho đến một tuần sau khi dừng hút thuốc, những người từng hút sẽ cảm thấy ít bị hụt hơi hơn khi tập luyện thể chất. Tuy điều này chưa có lời lí giải rõ ràng, nhưng một phần là do cơ thể loại bỏ được khí CO ra khỏi máu. Chất khí này trong khói thuốc có thể gây cản trở việc vận chuyển khí ôxy, do khí CO bám vào hồng cầu thay vì ôxy. Điều này có thể giải thích cho hiện tượng trên của những người từng hút thuốc.

Theo bác sĩ Edelman, một lý do khác cải thiện khả năng thở của những người bỏ thuốc là các vết bỏng trong đường hô hấp giảm, do lớp màng không còn phải tiếp xúc với các chất kích thích từ khói thuốc. Các vết sưng tấy giảm đồng nghĩa với việc không khí dễ dàng lưu thông qua đường hô hấp hơn.

Những người từng hút thuốc có thể ho nhiều hơn sau vài tuần bỏ thuốc.

Một điều khá kỳ lạ nữa đó là, những người từng hút thuốc có thể ho nhiều hơn sau vài tuần bỏ thuốc. Nhưng đây là dấu hiệu tích cực, điều này có nghĩa các lông tơ của phổi đang hoạt động trở lại, và vì chúng đang loại bỏ các chất nhầy có trong phổi, đường hô hấp và cổ họng, kích thích ho và đẩy chúng ra ngoài. Ông Edelman nói rằng: "Ho là quá trình làm sạch các chất nhầy trong phổi".

Một lợi ích khác của việc bỏ thuốc đó là giảm thiểu nguy cơ gây ra ung thư phổi. Những người bỏ hút thuốc càng lâu, rủi ro ung thư phổi càng giảm mạnh, mặc dù rủi ro này không bao giờ tránh được hoàn toàn.

Ví dụ, sau 10 năm bỏ thuốc, tỉ lệ mắc ung thư của người bỏ thuốc chỉ bằng một nửa so với người hút thuốc, theo thống kê của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ. Nhưng những người đã từng hút thuốc vẫn có khả năng tử vong do ung thư cao hơn những người chưa bao giờ hút thuốc lá.

Những tổn thương không thể tự lành

Cơ thể rất giỏi trong việc sửa chữa các tổn thương tế bào phổi và các mô gây ra do hút thuốc, nhưng không phải vết thương nào cũng có thể tự lành.

Các thương tổn và suy thoái chức năng phổi liên quan mật thiết đến số lượng bao thuốc một người hút hàng ngày và số năm họ hút. Số lượng thuốc hút càng nhiều, thì phổi càng có nhiều các tổn thương không thể tự lành.

Mặc dù phổi luôn có cơ chế để tự bảo vệ chúng khỏi tổn thương, nhưng những lớp bảo vệ này mất dần chức năng sau một thời gian dài tiếp xúc với các chất độc hại từ thuốc lá. Kết cục là, các mô phổi bị bỏng và tạo thành sẹo, khiến cho phổi mất đi sự đàn hồi và không thể trao đổi khí một cách hiệu quả nữa.

Hút thuốc trong một thời gian dài có thể dẫn đến bệnh tràn khí phổi (emphysema), một dạng bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính. Tình trạng bệnh là các phế nang, nơi trao đổi khí ôxy và thải ra CO2, của phổi bị phá hủy. Những người mắc các bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính sẽ cảm thấy bị đuối hơi và khó thở.

Một khi phổi của một người bị tổn thương tới mức tràn khí, bề mặt của đường hô hấp sẽ bị biến dạng và mất đi độ đàn hồi, gây ra khó khăn khi đẩy không khí ra khỏi phổi. Những biến dạng này ở phổi là không thể chữa được.

Bằng cách sử dụng phương pháp chụp cộng hưởng từ (MRI), các nhà khoa học đã tìm hiểu được các tổn thương đường hô hấp liên quan tới tràn khí phổi bắt đầu xảy ra sau vài năm tính từ lúc một người bắt đầu hút thuốc, mặc dù các triệu chứng của căn bệnh này không biểu hiện cho đến 20 hoặc 30 năm sau.

Bỏ hút thuốc không bao giờ là quá muộn, và ở bất kỳ lứa tuổi nào, từ bỏ thuốc lá sẽ giúp con người hô hấp tốt hơn và kéo dài tuổi thọ của mình.

Theo Khoa học TV/vnreview
Bình luận
Tin mới
  • 09/07/2025

    Đau đầu do thời tiết nóng bức: Nguy cơ tiềm ẩn và giải pháp phòng ngừa hiệu quả

    Mùa hè mang theo những ngày nắng kéo dài, không khí oi bức và nền nhiệt độ cao, tạo nên nhiều thách thức đối với sức khỏe con người. Một trong những ảnh hưởng phổ biến nhưng ít được chú ý là tình trạng đau đầu do nóng.

  • 08/07/2025

    Các nguồn cung cấp chất béo cho cơ thể

    Chất béo là một trong ba nhóm dưỡng chất thiết yếu, cùng với carbohydrate và protein, có vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động sống của cơ thể con người.

  • 08/07/2025

    Đột quỵ nhiệt: Nguy hiểm tiềm ẩn trong mùa nắng nóng

    Mùa hè đến, cái nắng gay gắt không chỉ khiến cơ thể mệt mỏi mà còn tiềm ẩn những mối nguy hiểm khôn lường đối với sức khỏe, trong đó đột quỵ nhiệt là một trong những tình trạng đáng lo ngại nhất.

  • 08/07/2025

    Loại cá nhỏ bé có nhiều lợi ích với sức khỏe

    Cá cơm là một nguồn dinh dưỡng ấn tượng, mang lại những lợi ích sức khỏe đáng ngạc nhiên.

  • 08/07/2025

    Kháng sinh và những điều cần biết cho người trưởng thành

    Kháng sinh (hay thuốc kháng sinh) đóng vai trò then chốt trong y học hiện đại, giúp điều trị hiệu quả các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn.

  • 08/07/2025

    Điểm danh 5 loại dầu thực vật mang lại lợi ích sức khỏe tuyệt vời

    Chất béo thường bị hiểu lầm là “kẻ thù” của sức khỏe, đặc biệt là đối với tim mạch và cân nặng. Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây cho thấy không phải tất cả chất béo đều có hại. Ngược lại, một số loại chất béo tốt lại đóng vai trò thiết yếu trong việc duy trì năng lượng, hấp thụ vitamin và bảo vệ cơ thể khỏi viêm nhiễm. Trong đó, dầu ăn có nguồn gốc thực vật như dầu ô liu, dầu bơ, dầu mè... không chỉ mang lại hương vị phong phú cho món ăn mà còn cung cấp các acid béo có lợi cho tim mạch, não bộ và hệ miễn dịch.

  • 07/07/2025

    Dấu hiệu nhận biết và cách xử lý cảm nắng nhanh chóng

    Mùa hè với những ngày nắng gay gắt không chỉ mang đến niềm vui của những chuyến đi chơi mà còn ẩn chứa nguy cơ sức khỏe mà ít ai để ý: cảm nắng. Đây là một tình trạng nghiêm trọng xảy ra khi cơ thể không thể tự điều hòa nhiệt độ trong môi trường nóng bức, dẫn đến những hậu quả khôn lường nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời.

  • 07/07/2025

    8 thực phẩm nên tránh để bảo vệ gan khỏe mạnh

    Gan đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tổng thể. Lựa chọn đúng loại thực phẩm cũng như tránh những chất có hại góp phần bảo vệ chức năng gan khỏe mạnh.

Xem thêm