Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Phẫu thuật nội soi thu nhỏ dạ dày giảm cân có an toàn không?

Béo phì hiện đang là mối lo ngại lớn ở nhiều quốc gia khi tỷ lệ mắc ngày càng gia tăng, kéo theo hàng loạt bệnh như tăng huyết áp, đái tháo đường type 2 và rối loạn mỡ máu... Một trong những phương pháp nhanh và hiệu quả để kiểm soát béo phì là phẫu thuật thu nhỏ dạ dày qua ống nội soi (Endoscopic sleeve gastroplasty - ESG).

Cho đến nay, phẫu thuật nội soi thu nhỏ dạ dày được chứng minh là tương đối an toàn.

(Ảnh: Atlanta Bariatrics)

Quy trình thực hiện phẫu thuật nội soi thu nhỏ dạ dày (ESG)

Kỹ thuật ESG được thực hiện bằng cách sử dụng một ống nội soi linh hoạt có gắn camera và thiết bị khâu nội soi. Ống nội soi được đưa từ họng xuống dạ dày. Máy quay nhỏ và thiết bị khâu cho phép bác sĩ soi và phẫu thuật bên trong dạ dày mà không cần rạch từ bụng.

Bằng việc sử dụng ống nội soi, bác sĩ sẽ thực hiện các mũi khâu làm thay đổi cấu trúc của dạ dày, khiến nó có hình dạng như một cái ống. Phương pháp này sẽ khiến người được phẫu thuật ăn ít đi cảm giác no đến nhanh hơn khi dạ dày bị thu nhỏ lại.

Thời gian phẫu thuật nội soi thu nhỏ dạ dày ESG kéo dài khoảng từ 1 đến 2,5 giờ.

Thời gian phẫu thuật nội soi thu nhỏ dạ dày ESG kéo dài khoảng từ 1 đến 2,5 giờ.

Mức độ an toàn và rủi ro của kỹ thuật ESG

Là một thủ thuật nội soi, ESG có tỷ lệ tác dụng phụ nghiêm trọng tương đối thấp. Trên thực tế, một phân tích tổng hợp năm 2020 cho thấy tỷ lệ tác dụng phụ nghiêm trọng đối với ESG chỉ là 1%.

Hơn nữa, nghiên cứu đã xác định rằng, so với các phẫu thuật khác, ESG có tỷ lệ biến chứng thấp hơn đáng kể và thời gian nằm viện, phục hồi nhanh chóng. Bên cạnh đó, nó làm giảm lo ngại về hội chứng Dumping - tình trạng thức ăn di chuyển quá nhanh từ dạ dày xuống ruột non sau ăn dẫn đến tiêu chảy và đau bụng. Đồng thời, ESG cũng giảm tỷ lệ thiếu hụt vitamin.

Tuy nhiên, những điều trên không có nghĩa là phẫu thuật ESG không có rủi ro.

Các tác dụng phụ nhỏ thường gặp bao gồm: đau đầu, đau bụng, buồn nôn và ợ nóng. Hầu hết những triệu chứng này đều được cải thiện sau một vài ngày.

Đối với các biến chứng vừa phải, một số nghiên cứu mô tả:

- Chỗ nối dạ dày thực quản bị thu hẹp: Điều này có thể cản trở việc di chuyển thức ăn và dẫn đến nôn mửa.

- Các mũi khâu bị lỏng: Điều này có thể làm giảm hiệu quả của ca phẫu thuật và có thể cần thực hiện lần hai.

Các biến chứng nghiêm trọng có thể xảy ra bao gồm:

- Rò rỉ dạ dày: Thức ăn trong dạ dày có thể bị rò rỉ, dẫn đến nguy cơ nhiễm trùng ổ bụng.

- Tụ dịch quanh dạ dày: Mô xung quanh vị trí khâu bị rách do căng quá mức có thể gây ra các lỗ thủng lớn cũng như các lỗ thủng vi mô, dẫn đến tụ dịch quanh dạ dày hoặc hình thành áp xe.

- Thuyên tắc phổi: Một nghiên cứu năm 2017 báo cáo một trường hợp tắc mạch phổi, khi cục máu đông chặn động mạch phổi, hạn chế lưu thông máu. Tuy nhiên, sự việc đã được giải quyết trong vòng 72 giờ.

- Tràn khí phúc mạc: Sự hiện diện bất thường của không khí trong phúc mạc (màng thanh mạc lớn nhất trong cơ thể, đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ và bao bọc tất cả các cơ quan nằm trong ổ bụng) do dạ dày bị thủng.

- Tràn khí màng phổi: Màng phổi bị rách, từ đó không khí tràn ngược vào màng phổi. Khí ứ đọng sẽ làm tổn thương phế nang, khiến phổi xẹp lại và không thể thực hiện chức năng trao đổi khí.

- Các nghiên cứu cũng gợi ý rằng chứng rối loạn ăn uống có thể phát triển sau phẫu thuật giảm cân.

- Các triệu chứng về đường tiêu hóa (chẳng hạn như xuất huyết tiêu hóa) và các vấn đề ăn uống khác xuất hiện thường xuyên hơn.

Đáng nói, không có trường hợp tử vong liên quan đến kỹ thuật ESG được báo cáo trong bất kỳ nghiên cứu nào được thực hiện. Một số phân tích tổng hợp gần đây đã xác nhận rằng ESG có thể được áp dụng như một phương pháp thực hành lâm sàng an toàn.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Có nên thắt 1 phần dạ dày để điều trị béo phì?

Trang Hương - Theo suckhoecong
Bình luận
Tin mới
  • 16/01/2025

    Chế độ ăn cho người mắc hội chứng urê huyết tán huyết

    Một chế độ ăn uống được kiểm soát cẩn thận có thể giúp cải thiện chất lượng cuộc sống và làm chậm tiến triển của người bị hội chứng urê huyết tán huyết.

  • 16/01/2025

    Phân biệt nấm móng và vẩy nến móng tay

    Nấm móng và bệnh vẩy nến móng là hai tình trạng ảnh hưởng đến móng. Chúng có các triệu chứng tương tự nhau và bạn có thể bị cả nấm móng và vẩy nến móng tay cùng một lúc. Tuy nhiên, hai bệnh là khác nhau và có các phương pháp điều trị riêng biệt.

  • 15/01/2025

    VIAM Clinic Tri ân Bạn cũ - Món quà sức khỏe, Tết thêm vui

    Từ ngày 1/1 - 28/2/2025 Phòng khám chuyên khoa dinh dưỡng VIAM - thuộc Viện Y học ứng dụng Việt Nam triển khai chương trình tri ân: khám dinh dưỡng miễn phí.

  • 15/01/2025

    Ăn cà chua mỗi ngày có tốt không?

    Nhiều người ăn cà chua hàng ngày vì sở thích và mong muốn nhận được lợi ích sức khỏe từ loại thực phẩm bổ dưỡng này. Vậy ăn cà chua mỗi ngày có tốt không?

  • 15/01/2025

    Đón năm mới khỏe mạnh cùng thói quen chăm sóc sức khỏe từ chuyên gia

    Năm mới đến gần là thời điểm lý tưởng để chúng ta đặt ra những mục tiêu mới cho bản thân. Bên cạnh những kế hoạch về công việc, tài chính, đừng quên dành sự quan tâm đặc biệt cho sức khỏe của bản thân và gia đình.

  • 14/01/2025

    Chế độ ăn khi bị nhiễm giun tóc

    Chế độ ăn uống có thể tạo ra khả năng miễn dịch bảo vệ, hỗ trợ phương pháp điều trị cho người mắc bệnh nhiễm ký sinh trùng đường ruột, trong đó có giun tóc.

  • 14/01/2025

    Bệnh tim mạch mùa lạnh ở người cao tuổi: Nhận biết sớm và phòng tránh

    Người cao tuổi thường dễ mắc các bệnh tim mạch, đặc biệt là trong thời tiết lạnh giá. Nhiệt độ xuống thấp khiến cơ thể phải làm việc nhiều hơn để duy trì thân nhiệt, gây áp lực lên hệ tim mạch. Việc nhận biết sớm các dấu hiệu và áp dụng các biện pháp phòng tránh là vô cùng quan trọng để bảo vệ sức khỏe tim mạch cho người cao tuổi trong mùa lạnh.

  • 14/01/2025

    Chênh lệch nhiệt độ ngày và đêm: Những điều cần lưu ý để bảo vệ sức khỏe

    Thời tiết hanh khô những ngay với sự chênh lệch nhiệt độ đáng kể giữa ngày và đêm. Ban ngày nắng ấm, chiều tối se lạnh, sáng sớm lại trở nên rét buốt. Sự thay đổi này khiến cơ thể chúng ta khó thích nghi, sức đề kháng suy giảm, dễ mắc các bệnh về đường hô hấp, tim mạch, thậm chí là đột quỵ. Trẻ em và người lớn tuổi lại càng có nguy cơ cao hơn nên cần được quan tâm đặc biệt. Vậy chúng ta nên làm gì để bảo vệ sức khỏe trong những ngày này?

Xem thêm