Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Bệnh Crohn khác nhau ở trẻ em như thế nào?

Bệnh Crohn có thể ảnh hưởng đến trẻ em cũng như người lớn. Ở một khía cạnh nào đó, tình trạng bệnh khá thay đổi ở trẻ em. Mặc dù hiện giờ chưa có phương pháp chữa khỏi bệnh nhưng việc điều trị có thể giúp kiểm soát các triệu chứng và duy trì sự thuyên giảm của bệnh.

Bệnh Crohn là tình trạng gây viêm mạn tính tại đường tiêu hóa. Cùng với viêm loét đại tràng, đây là một loại bệnh viêm ruột. Hầu hết những người được chẩn đoán mắc bệnh Crohn đều ở độ tuổi từ 20 đến 30. Nhưng tình trạng này cũng có thể phát triển ở mọi lứa tuổi, kể cả thời thơ ấu.

Dưới đây, chúng ta sẽ tìm hiểu chi tiết về bệnh Crohn ở trẻ em. Bài viết này sẽ đề cập đến các chủ đề như sự khác biệt, các triệu chứng cần lưu ý cũng như cách bác sĩ chẩn đoán và điều trị tình trạng này ở trẻ em.

Bệnh Crohn có gì khác ở trẻ em?

Mặc dù bệnh Crohn ở trẻ em xảy ra là do quá trình viêm, tương tự như tình trạng này ở người lớn, nhưng có một số khác biệt về cách căn bệnh này ảnh hưởng đến trẻ nhỏ.

Ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển

Ảnh hưởng của bệnh Crohn làm gián đoạn quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng tại đường tiêu hóa. Ngoài ra, các triệu chứng như đau bụng, tiêu chảy và buồn nôn có thể làm giảm cảm giác thèm ăn.

Vì trẻ mắc bệnh Crohn vẫn đang lớn lên và phát triển hằng ngày nên tình trạng này có thể dẫn đến sự tăng trưởng hoặc dậy thì chậm. Trên thực tế, nhiều trẻ mắc bệnh Crohn được chẩn đoán sau khi đã bị tăng trưởng chậm hoặc dậy thì muộn. 

Khi xây dựng kế hoạch điều trị cho trẻ mắc bệnh Crohn, các bác sĩ phải đặc biệt xem xét những tác động tiềm ẩn của phương pháp điều trị đối với sự tăng trưởng và phát triển của trẻ.

Phân loại và những khu vực bị ảnh hưởng

Một đánh giá nghiên cứu năm 2018 lưu ý rằng hầu hết trẻ em được chẩn đoán bệnh Crohn đều là thanh thiếu niên và sự tiến triển của tình trạng này thường tương tự như cách nó tiển triển ở người lớn.

Tuy nhiên, vẫn tồn tại hai loại khởi phát sớm của bệnh Crohn. Một trường hợp xảy ra trước 6 tuổi, trong khi trường hợp còn lại xảy ra trước 2 tuổi.

Crohn có thể ảnh hưởng đến bất kỳ bộ phận nào của hệ tiêu hóa. Các khu vực thường bị ảnh hưởng nhất là phần cuối của ruột non và ruột già. Nghiên cứu từ năm 2013 cho thấy mô hình bệnh này phổ biến nhất ở trẻ em. Tuy nhiên, nghiên cứu này đã cũ và cần phải thực hiện các nghiên cứu mới hơn để xác nhận lại kết luận này. Ngoài ra, các phân nhóm khởi phát sớm thường chỉ ảnh hưởng đến ruột già. Chúng cũng có thể có khả năng chống lại các phương pháp điều trị tiêu chuẩn tốt hơn.

Yếu tố di truyền

Bệnh viêm ruột ở trẻ em cũng có thể có nhiều yếu tố di truyền hơn bệnh viêm ruột ở người lớn. Các nhà nghiên cứu ước tính rằng 19–41% trường hợp mắc bệnh viêm ruột ở trẻ em là do tính chất gia đình, so với 5–10% ở người lớn.

Các triệu chứng của bệnh Crohn ở trẻ em là gì?

Một số triệu chứng phổ biến của bệnh Crohn ở trẻ em bao gồm:

  • Tiêu chảy thường xuyên, có thể có máu.
  • Đau bụng thường xuyên hoặc co thắt.
  • Giảm cân ngoài ý muốn.
  • Tăng trưởng chậm.

Các triệu chứng khác mà trẻ mắc bệnh Crohn có thể gặp phải bao gồm:

  • Mệt mỏi, thường là do thiếu máu.
  • Buồn nôn hoặc nôn mửa.
  • Ăn không ngon miệng.
  • Sốt.
  • Mụn thịt, áp xe hoặc lỗ rò quanh hậu môn.

Các triệu chứng không thuộc đường tiêu hóa, được gọi là triệu chứng ngoài đường ruột, bao gồm:

  • Các vết loét hoặc tổn thương tại miệng.
  • Mắt đỏ, ngứa hoặc đau.
  • Sưng hoặc đau khớp.
  • Phát ban da.

Nguyên nhân gây bệnh Crohn ở trẻ em?

Bệnh Crohn gây viêm mạn tính tại đường tiêu hóa. Điều này dẫn đến kích ứng và các triệu chứng của tình trạng này. Nhưng vẫn chưa rõ nguyên nhân chính xác khiến bệnh Crohn phát triển. Các chuyên gia thường tin rằng có một số yếu tố nguy cơ sau:

  • Di truyền: Bệnh Crohn có thể di truyền trong gia đình. Hơn 200 gen đã được liên kết với bệnh viêm ruột nói chung.
  • Hoạt động tự miễn dịch: Phản ứng miễn dịch không phù hợp, chẳng hạn như phản ứng với vi khuẩn sống tự nhiên trong đường tiêu hóa, có thể gây ra tình trạng viêm liên quan đến bệnh Crohn.
  • Hệ vi sinh vật đường ruột: Sự mất cân bằng trong hệ vi sinh vật đường ruột, chẳng hạn như có quá ít lợi khuẩn và quá nhiều vi khuẩn không có lợi, có thể góp phần gây ra bệnh Crohn.
  • Yếu tố môi trường: Việc tiếp xúc với các yếu tố môi trường có thể gây nguy hại tới đường tiêu hóa hoặc kích thích hệ thống miễn dịch ở những người dễ mắc bệnh Crohn về mặt di truyền. Các ví dụ có thể bao gồm việc tiếp xúc với một số yếu tố sau:
    • Nhiễm trùng
    • Thuốc
    • Độc tố

Bệnh Crohn được chẩn đoán ở trẻ em như thế nào?

Để chẩn đoán bệnh Crohn, trước tiên bác sĩ sẽ bắt đầu bằng cách khai thác tiền sử bệnh của con bạn. Họ cũng sẽ hỏi về tiền sử bệnh của gia đình bạn và những người thân khác về việc đã từng được chẩn đoán bệnh viêm ruột hay không.

Các xét nghiệm khác nhau mà bác sĩ sử dụng trong chẩn đoán bệnh Crohn có thể bao gồm:

  • Xét nghiệm máu: Xét nghiệm máu kiểm tra mức độ của các loại tế bào máu khác nhau. Họ cũng có thể tìm kiếm các dấu hiệu thiếu hụt dinh dưỡng hoặc tình trạng viêm trong cơ thể.
  • Xét nghiệm phân: Xét nghiệm phân, giống như nuôi cấy phân, giúp phát hiện các dấu hiệu viêm hoặc chảy máu trong đường tiêu hóa. Điều này cũng có thể giúp loại trừ nhiễm trùng là nguyên nhân gây ra các triệu chứng của con bạn.
  • Chẩn đoán hình ảnh: Chẩn đoán hình ảnh có thể giúp bác sĩ xem hình ảnh đường tiêu hóa của con bạn và tìm kiếm các dấu hiệu viêm hoặc hẹp đường tiêu hóa. Các phương pháp chẩn đoán có thể được sử dụng là:
    • Chụp cộng hưởng từ.
    • Chụp cắt lớp vi tính.
    • Chụp X-quang cản quang.
    • Nội soi: Nội soi sử dụng một thiết bị để nhìn vào bên trong đường tiêu hóa. Một số loại cũng cho phép thu thập và phân tích mẫu sinh thiết. Nội soi có thể được thực hiện theo một số cách, chẳng hạn như:
      • Nội soi đường tiêu hóa trên.
      • Nội soi đại tràng.
      • Nội soi ruột non bằng viên nang.

Phương pháp điều trị Crohn cho trẻ em

Không có cách chữa trị bệnh Crohn. Thay vào đó, mục tiêu điều trị là:

  • Kiểm soát các triệu chứng của bệnh Crohn.
  • Đạt và duy trì sự thuyên giảm các triệu chứng.
  • Đảm bảo tăng trưởng và dinh dưỡng đầy đủ.
  • Ngăn ngừa các biến chứng.
  • Cải thiện chất lượng cuộc sống.

Mỗi đứa trẻ là mỗi trường hợp bệnh Crohn khác nhau. Do đó, bác sĩ sẽ cần điều chỉnh các phương pháp điều trị để phù hợp với yêu cầu của từng cá nhân.

Trẻ em mắc bệnh Crohn thường dùng thuốc theo đơn có thể bao gồm:

  • Aminosalicylate (ACA): làm giảm viêm và có thể được sử dụng ở trẻ em mắc bệnh Crohn từ nhẹ đến trung bình.
  • Corticosteroid: Corticosteroid cũng làm giảm viêm. Do tác dụng phụ nên chúng thường được sử dụng trong thời gian ngắn, chẳng hạn như để kiểm soát cơn bùng phát bệnh Crohn.
  • Thuốc điều hòa miễn dịch: Thuốc điều hòa miễn dịch có thể ngăn chặn hoạt động miễn dịch, giảm viêm và chúng có thể được sử dụng với Aminosalicylate mà trước đây chưa có tác dụng. Những ví dụ bao gồm:
    • 6-mercaptopurine
    • Azathioprine
    • Methotrexate
  • Thuốc sinh học: Thuốc sinh học nhắm vào các tiến triển cụ thể trong quá trình viêm và có thể được sử dụng cho bệnh từ trung bình đến nặng. Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) đã phê duyệt hai loại thuốc sinh học dành cho trẻ em mắc bệnh Crohn:
    • Adalimumab (Humira)
    • Infliximab (Remicade).
  • Thuốc kháng sinh: Thuốc kháng sinh có thể được sử dụng để điều trị nhiễm trùng hoặc áp xe ở trẻ mắc bệnh Crohn.

Thay đổi chế độ ăn uống và tình trạng dinh dưỡng

Vì bệnh Crohn có thể gây hẹp ruột nên bác sĩ có thể khuyên trẻ tránh ăn những thực phẩm có thể dẫn đến sự tắc nghẽn. Một số ví dụ bao gồm các loại hạt, bỏng ngô và rau chưa được nấu chín. Ngoài ra, một số thực phẩm có thể khiến cho các triệu chứng của Crohn trở nên tồi tệ hơn. Những thứ này khác nhau tùy theo từng cá nhân nhưng thường bao gồm sữa, một số loại gia vị và thức ăn cay.

Vì ảnh hưởng của bệnh Crohn có thể cản trở việc hấp thụ chất dinh dưỡng nên cần phải có một số biện pháp can thiệp dinh dưỡng nhất định để đảm bảo trẻ nhận được đủ dinh dưỡng. Điều này bao gồm dinh dưỡng đường ruột qua ống thông mũi dạ dày.

Phẫu thuật: Phẫu thuật thường chỉ được khuyến nghị khi các phương pháp điều trị khác không giúp ích được gì. Phẫu thuật thường liên quan đến việc cắt bỏ phần ruột bị ảnh hưởng.

Đối tượng trẻ nào có nguy cơ mắc bệnh Crohn?

Một số điều có thể làm tăng nguy cơ phát triển bệnh Crohn ở trẻ:

  • Di truyền: Bệnh Crohn có thể di truyền trong gia đình, vì vậy nếu một thành viên trong gia đình mắc bệnh, sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh của trẻ.
  • Giới tính: Bệnh Crohn thường ảnh hưởng đến trẻ trai nhiều hơn.
  • Phơi nhiễm với các yếu tố môi trường: Nhiều loại phơi nhiễm môi trường đã được liên kết với bệnh viêm ruột ở trẻ em, bao gồm:
    • Khói thuốc thụ động.
    • Ô nhiễm môi trường.
    • Kháng sinh.
    • Chế độ ăn uống phương Tây, thường có nhiều thịt đỏ và thực phẩm chế biến sẵn.
    • Trẻ sống trong môi trường có điều kiện vệ sinh tốt hơn, chẳng hạn như quy mô hộ gia đình nhỏ hoặc không có vật nuôi, điều này sẽ hạn chế việc tiếp xúc sớm với các vi sinh vật có lợi.

Triển vọng của bệnh Crohn ở trẻ em?

Crohn là một bệnh mạn tính. Điều đó có nghĩa là nó tồn tại lâu dài và bền bỉ. Do đó, những người mắc bệnh Crohn sẽ cần phải kiểm soát các triệu chứng của họ trong suốt cuộc đời để giúp bệnh Crohn thuyên giảm.

Ngoài những thách thức về thể chất liên quan đến bệnh Crohn, tình trạng này còn có những thách thức khác đối với trẻ em, những trẻ vẫn đang lớn lên và phát triển về thể chất, cảm xúc và tinh thần. Chúng có thể bao gồm:

  • Cảm giác buồn bã, căng thẳng hoặc thất vọng có thể xuất hiện khi có chẩn đoán bệnh Crohn.
  • Khó chịu hoặc khó giải thích tình trạng của trẻ với bạn bè.
  • Lòng tự trọng giảm, có thể là do các yếu tố như tốc độ tăng trưởng chậm, dậy thì muộn hoặc đi vệ sinh thường xuyên hơn.
  • Nghỉ học thường xuyên hoặc vắng mặt trong các hoạt động khác do bùng phát bệnh Crohn hoặc đi khám bác sĩ.

Vì vậy, điều quan trọng là phải xây dựng một mạng lưới hỗ trợ linh hoạt cho trẻ em sau khi được chẩn đoán bệnh Crohn. Đối với một số trẻ, việc gặp bác sĩ tâm thần có thể giúp trẻ đối phó với những ảnh hưởng của bệnh Crohn.

Kết luận

Mặc dù nhiều người được chẩn đoán mắc bệnh Crohn khi trưởng thành nhưng tình trạng này cũng có thể xảy ra ở trẻ em. Có một số điều khiến bệnh Crohn ở trẻ em khác với bệnh Crohn ở người lớn. Không có cách chữa trị tình trạng này, nhưng các phương pháp điều trị có thể giúp kiểm soát các triệu chứng, duy trì sự thuyên giảm và đảm bảo sự tăng trưởng và dinh dưỡng thích hợp cho trẻ em. Vì bệnh Crohn là một bệnh mạn tính nên nó cần được quản lý trong suốt cuộc đời.

Hải Yến - Viện Y học Ứng dụng Việt Nam - Theo Healthline
Bình luận
Tin mới
  • 01/04/2025

    Tăng cường miễn dịch cho trẻ mùa xuân

    Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.

  • 01/04/2025

    Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ: Hiểu đúng và đồng hành cùng người tự kỷ

    Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).

  • 31/03/2025

    Chăm sóc da cho bé vào mùa xuân: Mẹo nhỏ cho mẹ

    Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.

  • 30/03/2025

    Những thay đổi về làn da tuổi mãn kinh

    Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?

  • 30/03/2025

    Người cao tuổi và bệnh giao mùa

    Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.

  • 29/03/2025

    Đi bộ nhanh mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong

    Một nghiên cứu mới cho thấy, hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ nhanh, yoga, làm vườn… mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong.

  • 29/03/2025

    Tại sao bạn bị đau bụng khi chạy?

    Các vấn đề dạ dày khi chạy bộ là một trong những nguyên nhân phổ biến gây khó chịu cho người chạy. Bạn có thể gặp tình trạng co thắt, đau bụng dẫn đến tiêu chảy trong khi chạy.

  • 28/03/2025

    3 nhóm người nên hạn chế ăn chanh

    Hầu hết mọi người có thể ăn chanh hoặc uống nước chanh một cách an toàn nhưng vì chanh có tính acid nên nó có nguy cơ gây bất lợi cho một số trường hợp cụ thể. Vậy nhóm người nào nên hạn chế ăn chanh?

Xem thêm