Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Phải làm thế nào khi bạn có làn da mỏng?

Có nhiều yếu tố có thể gây ra tình trạng da mỏng của bạn bao gồm tuổi tác, tiếp xúc với ánh nắng mặt trời và những yếu tố khác. Việc điều trị có thể bao gồm các thủ thuật về da liễu và các biện pháp khắc phục tại nhà. Cùng tìm hiểu về tình trạng da mỏng qua bài viết sau đây!

Da mỏng là khi da dễ bị rách, bầm tím hoặc nứt, khi tình trạng da mỏng tiến triển và trông giống như tờ giấy nhàu thì được gọi là da nhăn nheo.

Hướng dẫn cách chăm sóc da mỏng yếu

Da mỏng là tình trạng phổ biến ở người lớn tuổi và dễ thấy nhất ở mặt, cánh tay và bàn tay. Người có da mỏng có thể nhìn thấy các tĩnh mạch, gân, xương và mao mạch dưới da bàn tay và cánh tay của mình.

Da của bạn bao gồm nhiều lớp trong đó lớp giữa được gọi là lớp hạ bì. Lớp này chiếm tới 90% độ dày của da. Mô xơ dày của lớp hạ bì được tạo thành từ collagen và elastin. Lớp hạ bì giúp cung cấp sức mạnh, độ dẻo dai và độ đàn hồi cho da. Da mỏng là kết quả của tình trạng lớp hạ bì mỏng đi.

Da mỏng thường liên quan đến lão hóa, tuy nhiên nó cũng có thể do tiếp xúc với tia cực tím, di truyền, thói quen sinh hoạt và do sử dụng một số loại thuốc nhất định.

Nguyên nhân gây mòng da

Lão hóa

Khi bạn già đi, cơ thể bạn sản xuất ít collagen hơn. Collagen là thành phần cấu tạo nên da giúp ngăn ngừa nếp nhăn, chảy xệ và mất độ ẩm da. Đặc điểm di truyền của bạn cũng có thể góp phần vào lượng collagen bạn mất khi già đi.

Khi lớp hạ bì sản xuất ít collagen hơn, da của bạn sẽ kém khả năng tự phục hồi và dẫn đến da mỏng.

Đọc thêm tại bài viết: 10 thói quen khiến da bị lão hóa nhanh chóng

Tiếp xúc với tia cực tím

Phần lớn các tổn thương đáng chú ý ở lớp hạ bì như da nhăn nheo, chảy xệ, đốm đồi mồi và da mỏng đều có liên quan đến việc da bạn phải tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Tổn thương do ánh nắng mặt trời sẽ xuất hiện sau nhiều năm da bạn tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.

Da mỏng dễ thấy nhất ở vùng bàn tay, cánh tay và mặt. Đây là những bộ phận trên cơ thể mà bạn có nhiều khả năng không được che phủ bằng quần áo trong suốt cuộc đời.

Ngoài ra, việc sử dụng giường tắm nắng cũng làm tăng đáng kể tổn thương da do tiếp xúc với tia cực tím.

Thuốc

Một số người có thể bị mỏng da khi sử dụng một số loại thuốc trong thời gian dài, bao gồm:

  • Corticosteroid bôi trên da và dùng đường uống
  • Aspirin
  • Thuốc làm loãng máu
  • Thuốc chống viêm không steroid (NSAID) như ibuprofen (Advil) hoặc naproxen (Aleve)

Lối sống

Có một số yếu tố về lối sống có thể gây lão hóa da sớm. Những yếu tố lối sống này bao gồm:

  • Hút thuốc
  • Sử dụng rượu, bia
  • Ít vận động
  • Chế độ ăn ít trái cây và rau quả tươi nhưng nhiều đường và carbohydrate tinh chế

Đọc thêm: Có nên bảo quản các sản phẩm chăm sóc da trong tủ lạnh không?

Điều trị da mỏng tại phòng khám như thế nào?

Việc điều trị có thể diễn ra tại ngay phòng khám da liễu và bao gồm các thủ thuật như vi kim, chất làm đầy da, tái tạo bề mặt bằng laser, liệu pháp ánh sáng xung cường độ cao và liệu pháp quang động.

Vi kim

Trải nghiệm vi kim 5 sao, làn da như được "tái sinh" tại Thẩm mỹ viện DIVA  - Báo Quảng Bình điện tử

Thủ thuật vi kim hoặc lăn kim có thể được thực hiện tại nhà hoặc tại phòng khám da liễu để trẻ hóa da. Bác sĩ sẽ sử dụng kim lăn có kim dài hơn nhiều so với kim tiêm thông thường. Biện pháp vi kim có thể hữu ích cho những người đang muốn cải thiện đáng kể về da.

Bác sĩ sẽ gây tê vùng da cần tiêm của bạn tại chỗ và lăn một con lăn cầm tay có gắn kim rất nhỏ trên vùng da đó.

Các kim này sẽ gây chảy máu nhỏ nhưng không làm hỏng da. Điều trị nhiều lần theo thời gian sẽ giúp da tăng cường sản xuất collagen. Từ đó làm tăng độ đàn hồi và độ mềm mại của da.

Chất làm đầy da

Có nhiều loại chất làm đầy da có thể lấp đầy phần da bị mất, giúp da trông đầy đặn và trẻ trung hơn. Trong khi hầu hết các chất làm đầy da chỉ được sử dụng cho mặt thì có một số loại cũng được sử dụng để trẻ hóa da bàn tay.

Một số chất làm đầy mang lại kết quả ngay lập tức, hiệu quả có thể kéo dài tới hai năm. Ngoài ra, các chất làm đầy khác cần nhiều lần điều trị để tạo ra kết quả và có thể mất tới vài tháng. Hãy hỏi ý kiến của bác sĩ và bác sĩ sẽ đề xuất loại chất làm đầy phù hợp nhất với nhu cầu của làn da bạn.

Đọc thêm tại bài viết: Làm đẹp bằng chất làm đầy: những rủi ro tiềm ẩn

Các phương pháp điều trị tái tạo bề mặt bằng laser

PHƯƠNG PHÁP TÁI TẠO BỀ MẶT DA BẰNG TIA LASER

Có một số phương pháp điều trị da bằng laser tại phòng khám có thể giúp làm giảm các dấu hiệu lão hóa có thể nhìn thấy do tiếp xúc với tia UV của da.

Thủ thuật laser bóc tách là dùng tia laser làm bốc hơi mô và tạo ra kết quả rõ rệt, nhưng da sẽ cần thời gian phục hồi lâu hơn. Ngược lại, laser không bóc tách sẽ tạo ra kết quả vừa phải hơn nhưng hầu như không cần thời gian nghỉ dưỡng.

Nếu bạn chưa biết da bạn phù hợp với thủ thật laser nào thì bác sĩ da liễu sẽ giúp bạn quyết định lựa chọn laser tốt nhất cho nhu cầu của làn da bạn.

Liệu pháp ánh sáng xung cường độ cao và quang động

Liệu pháp ánh sáng xung cường độ cao (IPL) là phương pháp điều trị trẻ hóa da dựa trên ánh sáng. Liệu pháp này tập trung một bước sóng ánh sáng cụ thể vào da. Nó cũng đôi khi được gọi là phương pháp chăm sóc da bằng ánh sáng.

Liệu pháp quang động (PDT) là phương pháp điều trị dựa trên ánh sáng mạnh hơn. Da trước tiên sẽ được phủ một sản phẩm nhạy sáng tại chỗ trước khi chiếu ánh sáng.

Cả hai phương pháp điều trị này đều cần nhiều buổi để thấy được kết quả. Chúng đều kích thích sản xuất collagen và có thể giúp giảm các tác động có thể nhìn thấy của tổn thương do ánh nắng mặt trời trên da. Cả 2 liệu pháp này đều an toàn khi sử dụng trên mặt, cổ, ngực và tay.

Điều trị tại nhà có hiệu quả không?

Các phương pháp điều trị có thể thực hiện tại nhà bao gồm bôi retinoid theo đơn thuốc lên da và uống thuốc bổ sung.

Retinoid bôi ngoài da theo đơn thuốc

Top 8 sản phẩm chứa Retinol 'đáng tiền', ít kích ứng da

Retinoid là một loại thuốc có nguồn gốc từ Vitamin A. Retinoid bôi ngoài da theo toa rất hiệu quả trong việc làm giảm và ngăn ngừa các dấu hiệu tổn thương da có thể nhìn thấy do tiếp xúc với tia UV.

Bác sĩ có thể tư vấn cho bạn về retinoid hoặc một sản phẩm nào đó tốt nhất cho nhu cầu của làn da bạn. Một người sử dụng retinoid bôi ngoài da trong thời gian dài có thể gặp phải các triệu chứng sau:

  • Da khô
  • Da đỏ
  • Da bong tróc
  • Ngứa

Đọc thêm: Sử dụng vitamin A để chăm sóc da: Lợi ích và nguy cơ

Chế độ ăn uống và thực phẩm bổ sung dinh dưỡng

Cải thiện chế độ ăn thế nào để kéo dài tuổi thọ - Báo VnExpress Sức khỏe

Ăn một chế độ ăn uống cân bằng là rất quan trọng đối với sức khỏe làn da của bạn. Nhiều thành phần thiết yếu cho làn da khỏe mạnh có sẵn trong trái cây, rau, cá, dầu và thịt.

Các loại thực phẩm bổ sung sau đây đã được đề xuất để tạo ra tác dụng chống lão hóa cho da:

Tuy nhiên hãy luôn nhớ tham khảo ý kiến ​​bác sĩ trước khi dùng bất kỳ loại thực phẩm bổ sung nào. Một số chất bổ sung có thể tương tác với các loại thuốc bạn đang dùng.

Ngăn ngừa da mỏng

Bạn sẽ không thể đảo ngược hầu hết các triệu chứng tổn thương da do ánh nắng mặt trời. Tuy nhiên, để ngăn ngừa lão hóa da sớm hoặc tránh làm da tổn thương thêm, bạn có thể thực hiện các bước như sau:

  • Bôi kem chống nắng có chỉ số chống nắng (SPF) từ 30 trở lên hàng ngày cho mọi vùng da không được quần áo che phủ.
  • Tránh tắm nắng và nằm giường tắm nắng.
  • Bỏ thuốc lá.
  • Ăn uống cân bằng.
  • Ít uống rượu.
  • Tập thể dục thường xuyên
  • Rửa da nhẹ nhàng và thường xuyên, đặc biệt là sau khi đổ mồ hôi.
  • Thoa kem dưỡng ẩm hàng ngày để khóa độ ẩm cho da, giúp da mềm mại hơn.
  • Ngừng sử dụng các sản phẩm chăm sóc da gây châm chích hoặc bỏng, trừ khi được bác sĩ kê đơn.

Ngăn ngừa tổn thương thêm

Bật mí cách thoa lại kem chống nắng đúng chuẩn để bảo vệ da

Người có làn da mỏng sẽ thấy da dễ bị bầm tím, đứt hoặc trầy xước hơn. Bạn có thể thực hiện các biện pháp phòng ngừa để giảm nguy cơ bị thương như là:

  • Mặc quần áo để bảo vệ các bộ phận cơ thể dễ bị tổn thương như cánh tay và chân, những bộ phận mà bạn có thể dễ dàng va chạm với các đồ vật xung quanh nhà.
  • Cân nhắc đeo găng tay để bảo vệ làn da mỏng manh trên bàn tay của bạn.
  • Thử đi tất qua cánh tay để bảo vệ cánh tay.
  • Di chuyển chậm rãi và cẩn thận để tránh bị bầm tím, đứt và trầy xước ngoài ý muốn.
  • Che các cạnh sắc của đồ nội thất và cửa ra vào bằng đệm mềm.
  • Cẩn thận khi dùng vật sắc nhọn.
  • Giữ cho da của bạn đủ ẩm.

Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM (VIAM Clinic) trực thuộc Viện Y học ứng dụng Việt Nam tư vấn, cung cấp chế độ dinh dưỡng cá thể dành cho những người đang điều trị các bệnh mạn tính, trẻ nhẹ cân, suy dinh dưỡng, trẻ thừa cân béo phì phụ nữ mang thai và cho con bú,... Hãy liên hệ với VIAM Clinic nếu bạn muốn có chế độ dinh dưỡng hỗ trợ điều trị và cải thiện sức khỏe TẠI ĐÂY hoặc Hotline: 0935.18.3939 hoặc 024.3633.5678

BS. Đoàn Thu Hồng - Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM - Theo Healthline
Bình luận
Tin mới
  • 11/07/2025

    Những dấu hiệu của tình yêu thái quá và cách xử lý

    Việc ai đó thể hiện tình cảm với bạn có thể khiến bạn cảm thấy vui vẻ và phấn khích khi bạn đang trong giai đoạn đầu của một mối quan hệ mới. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải phân biệt sự mới lạ của một mối quan hệ mới với các hành vi thái quá.

  • 10/07/2025

    Vận động cùng con - giải pháp gắn kết tình cảm gia đình

    Trong cuộc sống hiện đại, khi thời gian dành cho gia đình ngày càng bị thu hẹp bởi công việc và các thiết bị điện tử, việc tìm kiếm một hoạt động vừa tốt cho sức khỏe vừa giúp gắn kết tình cảm cha con trở nên cần thiết hơn bao giờ hết.

  • 10/07/2025

    Cách phòng tránh và xử trí khi trẻ bị cháy nắng

    Những ngày hè đầy nắng là thời điểm lý tưởng để đưa trẻ ra ngoài chơi, đi biển, cắm trại, picnic,... Tuy nhiên, dành quá nhiều thời gian dưới ánh nắng mặt trời có thể khiến trẻ dễ bị cháy nắng. Cháy nắng nặng không chỉ gây khó chịu mà còn có thể làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe về da cho trẻ. Cùng đọc bài viết sau đây để biết cách phòng tránh và xử trí khi trẻ bị cháy nắng.

  • 09/07/2025

    Đau đầu do thời tiết nóng bức: Nguy cơ tiềm ẩn và giải pháp phòng ngừa hiệu quả

    Mùa hè mang theo những ngày nắng kéo dài, không khí oi bức và nền nhiệt độ cao, tạo nên nhiều thách thức đối với sức khỏe con người. Một trong những ảnh hưởng phổ biến nhưng ít được chú ý là tình trạng đau đầu do nóng.

  • 08/07/2025

    Các nguồn cung cấp chất béo cho cơ thể

    Chất béo là một trong ba nhóm dưỡng chất thiết yếu, cùng với carbohydrate và protein, có vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động sống của cơ thể con người.

  • 08/07/2025

    Đột quỵ nhiệt: Nguy hiểm tiềm ẩn trong mùa nắng nóng

    Mùa hè đến, cái nắng gay gắt không chỉ khiến cơ thể mệt mỏi mà còn tiềm ẩn những mối nguy hiểm khôn lường đối với sức khỏe, trong đó đột quỵ nhiệt là một trong những tình trạng đáng lo ngại nhất.

  • 08/07/2025

    Loại cá nhỏ bé có nhiều lợi ích với sức khỏe

    Cá cơm là một nguồn dinh dưỡng ấn tượng, mang lại những lợi ích sức khỏe đáng ngạc nhiên.

  • 08/07/2025

    Kháng sinh và những điều cần biết cho người trưởng thành

    Kháng sinh (hay thuốc kháng sinh) đóng vai trò then chốt trong y học hiện đại, giúp điều trị hiệu quả các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn.

Xem thêm