Nước mía mang lại nhiều lợi ích với sức khỏe tổng thể.
Nước mía khá được ưa chuộng vào mùa Hè vì giúp đánh bay cơn nóng bằng cách làm mát cơ thể một cách tự nhiên và hỗ trợ bổ sung chất điện giải bị mất. Tuy nhiên, nước mía thường chứa nhiều đường có thể không tốt cho sức khỏe người mắc bệnh đái tháo đường và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh mạn tính khi tiêu thụ quá mức. Theo Hội đồng Nghiên cứu y khoa Ấn Độ (ICMR), trong hướng dẫn ban hành gần đây khuyên mọi người nên giảm tiêu thụ nước mía trong mùa Hè.
TS.BS Suparna Mukherjee, làm việc tại Narayana Health City (Bangalore, Ấn Độ), cho biết: “Nước mía là một loại đồ uống phổ biến và giải khát. Tuy nhiên, chúng ta cần thận trọng với hàm lượng đường trong loại đồ uống này vì có thể dẫn đến nạp vào cơ thể quá nhiều calo và đường. Các nghiên cứu cho thấy uống quá nhiều nước mía làm tăng lượng đường trong máu, tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường, tim mạch, rối loạn chuyển hóa và các vấn đề sức khỏe khác. Vì vậy, chúng tôi khuyên bạn nên uống với số lượng vừa đủ và lưu ý đến lượng đường tổng thể để có một cuộc sống khỏe mạnh”.
Hàm lượng đường trong nước mía thế nào?
Theo bác sĩ M. Kavitha, làm việc tại Bệnh viện đa khoa Prashanth (Chennai (Ấn Độ), mía có tên khoa học là Saccharum officinarum thuộc họ ponceau. Có nhiều loại mía mọc khắp các vùng khác nhau của Ấn Độ. Nước mía là chất lỏng được chiết xuất từ mía ép.
Mía bao gồm 70-75% nước, 13-15% sucrose và 10-15% chất xơ. Mía chứa carbohydrate, protein, vitamin A, B-complex và C, các khoáng chất như phốt pho, calci, kali, kẽm và sắt. Bên cạnh đó, mía cũng có chất chống oxy hóa như flavonoid và các hợp chất polyphenolic, là một nguồn chất xơ tốt.
Với 100ml nước mía chứa: 70,4 kcal năng lượng, 0,1 gr protein, 17,5gr carbohydrate, 17,15gr đường, 18mg calci, 121mg natri và 63mg kali.
Lợi ích sức khỏe của nước mía
- Tăng cường năng lượng: Đây là nguồn sucrose (một loại đường tự nhiên được tìm thấy trong nhiều loại trái cây, rau quả và ngũ cốc) tự nhiên - cung cấp năng lượng cho cơ thể. Nước mía bình thường hóa việc giải phóng glucose trong cơ thể để lấy lại lượng đường đã mất.
- Giúp chống bệnh vàng da: Nước mía có thể giúp chữa bệnh vàng da theo Ayurveda (hệ thống y học Hindu truyền thống của người Ấn Độ).
- Giúp điều trị nhiễm trùng UTI (nhiễm trùng đường tiết niệu), sỏi thận: Có tính chất lợi tiểu, giúp loại bỏ độc tố và nhiễm trùng khỏi cơ thể. Nước mía hỗ trợ điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu và sỏi thận hiệu quả.
- Cải thiện tiêu hóa: Nước mía tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiết dịch tiêu hóa và giữ cho hệ thống hoạt động tốt. Nước mía cũng chứa nhiều kali giúp cân bằng độ PH trong dạ dày.
- Chống lão hóa: Nước mía có thể chống lão hóa và làm mờ nếp nhăn trên da, đồng thời giữ ẩm cho da, giúp da mềm mại và sáng mịn.
- Tăng cường miễn dịch: Nước mía là nguồn cung cấp vitamin C và chất chống oxy hóa tốt có thể tăng cường khả năng miễn dịch.
Tác dụng phụ khi uống nhiều nước mía
- Uống quá nhiều có thể dẫn đến tăng cân, tăng lượng đường trong máu hoặc sâu răng.
- Thành phần polycocanal có trong mía có thể gây mất ngủ, đau bụng, chóng mặt, đau đầu và sụt cân ở một số người.
- Nếu hệ tiêu hóa của bạn vốn đã yếu, hãy cố gắng tránh uống nước mía vì có thể gây nôn mửa, chóng mặt, tiêu chảy kèm theo đau bụng.
- Người bị đái tháo đường và phụ nữ mang thai mắc bệnh đái tháo đường thai kỳ nên tránh uống nước mía.
- Uống quá nhiều nước mía còn có thể gây loãng máu và có thể ảnh hưởng đến mức cholesterol trong máu.
Theo TS.BS Suparna Mukherjee bổ sung nước bằng các loại trà thảo mộc hoặc trà xanh không đường có thể là lựa chọn thay thế lành mạnh hơn để giải khát. Ngoài ra, bạn nên ưu tiên chế độ ăn uống cân bằng, giàu trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt và protein nạc trong những ngày Hè oi nóng.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Tại sao nước mía lại được yêu thích trong mùa hè?
Lỵ trực khuẩn là tình trạng nhiễm khuẩn đường tiêu hóa cấp tính và cần được điều trị kịp thời để phòng tránh những biến chứng nguy hiểm.
Khi mùa thi đến gần, học sinh bước vào giai đoạn căng thẳng và áp lực cao, đòi hỏi sự tập trung tối đa cũng như khả năng ghi nhớ và tư duy sắc bén. Bên cạnh việc học tập chăm chỉ, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường sức khỏe não bộ, giúp kiểm soát lo âu và tối ưu hóa hiệu suất học tập.
Trong bối cảnh các nhà khoa học không ngừng tìm kiếm các biện pháp phòng ngừa ung thư, chế độ ăn uống, đặc biệt là việc tiêu thụ trái cây và rau quả, được xem là một yếu tố quan trọng. Cà chua, với thành phần lycopene nổi bật, đang thu hút sự chú ý đặc biệt.
Việc thiết lập lịch trình ngủ và thói quen trước khi đi ngủ, đặt đồng hồ báo thức và điều chỉnh chế độ ăn uống là một số phương pháp có thể giúp bạn ngủ ngon hơn và thức dậy dễ dàng vào buổi sáng.
Tuy không có chế độ ăn kiêng đặc biệt nào có thể chữa khỏi hội chứng thiên thần nhưng dinh dưỡng hợp lý có thể giúp kiểm soát cân nặng, cải thiện giấc ngủ, quản lý táo bón và hỗ trợ phát triển nhận thức.
Dậy thì là một giai đoạn quan trọng trong cuộc đời mỗi người, đánh dấu sự chuyển đổi từ trẻ em sang người trưởng thành. Đây là giai đoạn cơ thể có nhiều thay đổi về mặt thể chất và tâm sinh lý, đặt nền móng cho sức khỏe sinh sản và sức khỏe tổng quát trong tương lai. Việc thấu hiểu những biến đổi này, cùng với sự quan tâm, hỗ trợ từ gia đình và xã hội, sẽ giúp thanh thiếu niên vượt qua giai đoạn dậy thì một cách an toàn và khỏe mạnh.
Bệnh lao hạch gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và khả năng ăn uống. Việc phát hiện sớm, điều trị đúng phác đồ và có chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp người bệnh nhanh phục hồi sức khỏe.
Bạn có thể dùng salad như một bữa ăn lành mạnh hoặc món ăn kèm, nhưng salad có thể gây ra một số vấn đề về tiêu hóa tùy thuộc vào thành phần của nó. Rau và trái cây sống là những thực phẩm có thể gây đầy hơi và chướng bụng do một số hợp chất và vi khuẩn, và chúng có thể là lý do tại sao bạn có thể bị đau bụng dữ dội sau khi ăn salad.