Say nắng và kiệt sức do nhiệt là hai bệnh nghiêm trọng nhất hay xảy ra vào mùa hè, xảy ra khi cơ thể không thể hạ nhiệt đúng cách sau một thời gian dài tiếp xúc với nhiệt độ quá cao (như làm việc và tập thể dục ngoài trời). Cả 2 tình trạng này đều cần được xử trí kịp thời.
Tốt nhất là mọi người nên hạn chế đi ra ngoài vào những lúc trời nắng nóng nhất (từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều). Đặc biệt là trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai và người cao tuổi, người mắc một số bệnh nhất định như bệnh tim, bệnh tâm thần, thừa cân và béo phì, đây đều là những đối tượng có nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến nhiệt độ. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ khuyên rằng những đối tượng này nên ở trong phòng có điều hòa hoặc thực hiện các biện pháp nhằm làm giảm nhiệt.
Dưới đây là các dấu hiệu chủ yếu của các bệnh liên quan đến nhiệt:
Thời tiết nắng nóng khiến cơ thể bạn phải đối mặt với tình trạng mất nước. Bạn có thể bị mất nước từ nhẹ đến nặng với các triệu chứng như khát nước, khô miệng, da khô, đau đầu, chuột rút, nước tiểu vàng sẫm, lượng nước tiểu giảm. Nghiêm trọng hơn thì nhịp tim và nhịp thở nhanh, khó chịu, lú lẫn, chóng mặt, bơ phờ, mắt trũng, da teo lại, mê sảng và bất tỉnh.
Để tránh gặp phải tình trạng mất nước thì bạn cần cung cấp đủ nước trong ngày. Tránh hoạt động gắng sức trong khoảng thời gian ánh nắng mặt trời mạnh nhất. Nếu phải hoạt động nặng dưới trời nóng thì bạn nên bổ sung lượng nước từ 720 – 960ml mỗi giờ nhưng hãy chia đều ra, uống từng ngụm nhỏ, không đợi đến khi khát mới uống.
Đọc thêm tại bài viết: Xóa tan cơn nóng mùa hè nhờ những tuyệt chiêu sau
Mùa hè đến, hoạt động trong thời gian dài ở ngoài trời thì cháy nắng là điều hoàn toàn có thể xảy ra, ngoài ra, đây là thời điểm mà nguy cơ mắc ung thư da cũng tăng cao. Việc tiếp xúc với bức xạ tia cực tím (UV) làm tăng sự xuất hiện các nếp nhăn, đốm nâu. Vì vậy, như đã đề cập ở trên, việc hạn chế ra ngoài tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời là điều vô cùng quan trọng.
Hình thành thói quen thoa kem chống nắng đều đặn mỗi ngày kể cả những ngày không nắng. Mặc dù không nắng nhưng bạn vẫn có nguy cơ tiếp xúc với tia cực tím. Hãy lựa chọn các loại kem chống nắng phổ rộng, chống nước có chỉ số SPF từ 30 trở lên, thoa lại ít nhất 2 giờ 1 lần. Thoa đều cả mặt và những vùng da hở. Đừng quên đeo kính râm để bảo vệ mắt và vùng da quanh mắt.
Mọi người thường lựa chọn đi bơi nhiều trong những ngày hè nóng bức, vừa để rèn luyện thể chất vừa để giảm nhiệt. Tuy nhiên, bơi lội cũng tiềm ẩn nhiều nguy hiểm như nhiễm trùng, chấn thương, thậm chí là chết đuối, đây là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong do thương tích không chủ ý ở trẻ em từ 1-4 tuổi. Khi cho trẻ em đi bơi thì cha mẹ nên hạn chế sử dụng điện thoại, thay vào đó, hãy chú ý theo dõi trẻ để kịp thời xử lý những tình huống nguy hiểm có thể xảy ra bất cứ lúc nào.
Một số lời khuyên hữu ích khi đi bơi:
Các chuyên gia khuyến cáo tránh uống nước dưới hồ bơi, lau khô tai sau khi ra khỏi hồ bơi để ngăn ngừa các bệnh do vi trùng gây ra. Đối với những người dễ bị nhiễm trùng tai thì hãy sử dụng nút bịt tai khi bơi.
Thời tiết nóng ẩm là điều kiện thuận lợi để các loại côn trùng phát triển mạnh. Khi đi ra ngoài, tham gia các hoạt động ngoài trời, bạn dễ bị côn trùng cắn, đốt. Côn trùng đốt vừa gây khó chịu vừa truyền bệnh cho người bị đốt. Đặc biệt, tất cả mọi người cần cảnh giác với bọ ve và muỗi. Muỗi có thể truyền virus West Nile và sốt xuất huyết, còn bọ ve có thể lây lan tới 16 bệnh truyền nhiễm khác nhau, bao gồm cả bệnh Lyme.
Để hạn chế bị côn trùng đốt, bạn nên sử dụng thuốc chống côn trùng. Với những khu vực có nhiều côn trùng thì bạn nên mặc quần áo dài tay, đi tất và nhét quần vào tất. Lựa chọn loại vải thoáng mát, rộng rãi, thấm hút tốt, sáng màu để tránh bị nóng. Tránh đi vào các khu vực có nhiều cỏ, cỏ mọc cao. Sau khi đi bộ đường dài cần xử lý quần áo bằng các sản phẩm có chứa 0,5% permethrin. Trong trường hợp đi cắm trại, hãy xử lý lều, võng bằng thuốc chống côn trùng. Sau khi đi vào khu vực có bọ ve, bạn nên tắm trong vòng 2 giờ sau khi trở về và giặt quần áo trong nước nóng, sấy khô ở nhiệt độ cao.
Nhiệt độ tăng làm tăng lượng phấn hoa trên cây. Phấn hoa lắng xuống các bề mặt chúng ta chạm vào gây dị ứng da hoặc viêm da tiếp xúc. Để không có phấn hoa xuất hiện trong ngôi nhà, bạn nên sử dụng một miếng vải ẩm để loại bỏ phấn hoa khỏi tóc và da hoặc tắm ngay sau khi đi ngoài đường về. Giặt quần áo và ga giường để loại bỏ phấn hoa và hút bụi thường xuyên.
Mùa hè là mùa dễ bị ngộ độc thực phẩm nhất. Đây là thời điểm mọi người hay tham gia các buổi dã ngoại, ăn uống ngoài trời, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo quản và chế biến thực phẩm không đúng cách.
Bạn không nên để thức ăn ở nhiệt độ từ 4-60 độ C trong hơn 2 tiếng vì điều này tạo thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi, phát triển. Bảo quản thực phẩm dưới 4 độ C cho đến khi bạn chế biến. Không để lẫn thực phẩm sống với thực phẩm chín để tránh gây nhiễm khuẩn chéo, rửa tay trước khi chế biến, làm sạch dụng cụ nấu nướng và đảm bảo ăn chín uống sôi.
8. Chấn thương khi đi chân trần
Việc đi chân trần dễ khiến bạn gặp chấn thương, bạn có thể giẫm lên vật sắc nhọn như thủy tinh, đinh, vỏ sò. Đi chân trần trên bề mặt nóng gây bỏng, đi trên bề mặt ẩm ướt khiến bàn chân bị nhiễm nấm. Tốt nhất là bạn nên đi giầy dép để hạn chế khả năng bị nhiễm nấm. Với những người đang bị tiểu đường, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh khuyên không bao giờ được đi chân trần vì những người này dễ có nguy cơ bị tổn thương ở chân cao hơn so với những người khác. Khi bàn chân xuất hiện vết loét, bị kích ứng, hãy rửa sạch và lau khô, sát khuẩn cẩn thận, tránh để bị nhiễm trùng.
Bệnh lây truyền qua đường tình dục
Để tránh mắc phải các bệnh lây truyền qua đường tình dục, bạn cần nắm được một số biện pháp bảo vệ. Luôn sử dụng bao cao su khi quan hệ, xét nghiệm định kỳ để xem mình có đang mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục không, hạn chế tối đa số lượng đối tác.
Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh
Tức giận là một cảm xúc bình thường mà ai cũng sẽ trải qua, bởi hiếm ai có thể giữ được bình tĩnh khi bị tấn công, xúc phạm, phản bội hay thất bại... Tuy nhiên, tức giận quá thường xuyên hoặc kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe.
Mùa đông đến đi kèm với sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, không khí hanh khô và độ ẩm giảm. Những yếu tố này gây nên các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là ở trẻ nhỏ, người cao tuổi và những người có hệ miễn dịch yếu. Các bệnh lý đường hô hấp không chỉ gây khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.
Đau chân là vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của nhiều người. Cùng tìm hiểu 9 phương pháp đơn giản, hiệu quả để chữa đau chân tại nhà. Áp dụng đúng cách, bạn có thể giảm đau, cải thiện lưu thông máu và tăng cường sức khỏe cho đôi chân của mình.
Thật khó khăn khi bạn phải đối mặt với bệnh tiêu chảy, nhất là khi bạn đang phải cho con bú. Trong bài viết này, Viện Y học ứng dụng Việt Nam sẽ chia sẻ một số biện pháp khắc phục tự nhiên để điều trị bệnh tiêu chảy cho các bà mẹ vẫn đang trong thời kỳ nuôi con bằng sữa mẹ.
Ăn rau đầu tiên trong bữa ăn có tác dụng thế nào với người bệnh đái tháo đường? Thứ tự các ăn các món trong bữa ăn của người bệnh đái tháo đường có gì đặc biệt? Nhân Ngày thế giới phòng chống đái tháo đường 14/11, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Ngày Trẻ em Thế giới là dịp để chúng ta cùng nhau tôn vinh và bảo vệ thế hệ tương lai của đất nước. Trong bối cảnh cuộc sống hiện đại với nhiều thay đổi, việc chăm sóc sức khỏe toàn diện cho trẻ em càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.
Một số thực phẩm bổ sung có thể giúp tăng cường hiệu quả của chế độ ăn uống lành mạnh và hỗ trợ sức khỏe trái tim.