Nhiều đặc sản được yêu thích trong mùa Hè dễ gây ngộ độc thực phẩm.
Liên tiếp xảy ra nhiều vụ ngộ độc nấm
Mùa Hè mưa nhiều là thời điểm nấm phát triển mạnh mẽ ở nhiều địa phương. Từ đầu tháng 6 đến nay, ngành y tế ghi nhận nhiều vụ ngộ độc nấm, trong đó có hai người ở Tây Ninh tử vong.
Mới đây, trên địa bàn tỉnh Đồng Nai ghi nhận 2 mẹ con ngộ độc khi ăn nấm mọc trên xác nhộng ve sầu. Kết quả xét nghiệm xác định bé ngộ độc Gyromitrin có trong nấm mọc ở xác ve, gây tổn thương gan, thận.
Nấm Gyromitrin có hình dáng giống nhung hươu, màu đỏ thẫm, trông rất đẹp mắt. Mùa Hè là thời điểm ve sầu hoạt động, kết hợp mùa mưa, là điều kiện cho nấm độc Gyromitrin ký sinh trên thân ve đâm chồi, phát triển.
Loại nấm độc trên xác ve sầu mà 2 bệnh nhân ăn phải.
(Ảnh: BVCC)
Nhiều người nhầm với các loại nấm thông thường hay "đông trùng hạ thảo", nên hái về chế biến thành món ăn, dẫn đến ngộ độc, thậm chí tử vong. Chất độc Gyromitrin không bị mất đi khi đun nấu bằng nhiệt.
Ngành y tế liên tục khuyến cáo người dân tránh sử dụng các loại nấm hình thù lạ, nấm hoang dại, nấm chưa thông dụng; Không sử dụng các loại nấm mọc ký sinh trên thực phẩm.
Ngộ độc côn trùng
Cũng trong thời gian qua, một số bệnh viện liên tục tiếp nhận bệnh nhân bị ngộ độc sau khi ăn sâu ban miêu và xác ve sầu. Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế đã nhiều lần cảnh báo về những đặc sản "độc lạ" làm từ cào cào, châu chấu, dế, ong, mối, nhộng ve sầu, bọ cạp, bọ xít…
\
Sâu ban miêu chứa độc tố cantharidin không thể phân hủy dù chế biến ở nhiệt độ cao.
Theo Cục An toàn thực phẩm, côn trùng đã chết thường sinh ra độc tố hoặc có sẵn độc tố trong cơ thể. Các độc tố này không bị phá hủy ở nhiệt độ chế biến. Bên cạnh đó, nguyên nhân ngộ độc thực phẩm có thể do cơ địa người ăn mẫn cảm với protein lạ trong côn trùng.
Triệu chứng ngộ độc nhiều hay ít, nhẹ hay nặng tùy theo loại độc tố trong côn trùng, tổng lượng đã ăn vào và do cơ địa người ăn. Riêng với người già, người có uống rượu, phụ nữ có thai, trẻ em… thường bị nặng hơn, thậm chí tử vong.
Theo khuyến cáo của các chuyên gia, côn trùng có nhiều loài khác nhau, trong đó nhiều loài có chất độc. Thông tin y học về độc tính của các loài sâu, bọ xít hiện nay còn ít. Ve sầu không có độc tố nhưng do sống khá lâu trong lòng đất nên rất dễ bị nhiễm vi khuẩn hay các loài nấm độc ký sinh trên cơ thể.
Cục An toàn thực phẩm cũng đưa ra khuyến cáo, mọi người tuyệt đối không ăn các loại nhộng, ấu trùng, côn trùng lạ đã bị chết hoặc có hình dạng, màu sắc khác lạ với tự nhiên. Ngoài ra, không nên sử dụng các loại côn trùng lạ để chế biến thành các món ăn tái, sống, hoặc ngâm rượu để uống… Đặc biệt, những người có cơ địa dị ứng cần thận trọng khi ăn, nếu nghi ngờ thì không ăn.
Ngộ độc hải sản lạ
So biển, bạch tuộc đốm xanh là hải sản có độc tố mạnh, tuyệt đối không nên ăn.
Khi du lịch biển trong mùa Hè, du khách cần thận trọng khi thưởng thức hải sản. Trong thủy hải sản chứa nhiều protein "lạ", có thể trở thành yếu tố kích thích hệ miễn dịch phản ứng gây ra dị ứng, sốc phản vệ. Ngoài ra, nhiều loài động vật như cá nóc, bạch tuộc đốm xanh, so biển (dễ nhầm với con sam biển), sao biển, ốc, sứa… cũng chứa nhiều độc tố. Độc tố trong hải sản thường tác động mạnh tới hệ thần kinh trung ương, gây tê liệt cơ thể, ngừng tuần hoàn, hô hấp, tử vong nhanh.
Mới đây, một người đàn ông tại Quảng Trị tử vong nghi do ngộ độc hải sản. Qua khai thác thông tin người đi cùng được biết, người này đã ăn cua biển (không rõ loại) và uống rượu. Không riêng du khách mà nhiều người dân miền biển cũng có nguy cơ ngộ độc khi chế biến, ăn hải sản không đúng cách.
Ngành y tế khuyến cáo, khi đi du lịch, bạn chỉ nên ăn hải sản khi chắc chắn rằng loại hải sản đó đã được cư dân địa phương ăn phổ biến. Người có cơ địa dị ứng, mẫn cảm không nên thử hải sản lạ. Bên cạnh đó, người dân tuyệt đối không dùng so biển, động vật đã được cảnh báo có chứa độc tố làm nguyên liệu thực phẩm dưới bất kỳ hình thức nào, dù chỉ là một lần. Thủy hải sản phải được bảo quản lạnh trước khi chế biến, không dùng hải sản ươn, không nên ăn gỏi tái hoặc sống.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Cách bảo vệ bản thân khỏi ngộ độc thực phẩm do E. Coli.
Mùa hè đến mang theo cái nắng gay gắt, đặc biệt tại Việt Nam – nơi khí hậu nhiệt đới khiến bức xạ tia cực tím (UV) đạt mức cao trong nhiều tháng. Đối với thanh thiếu niên lứa tuổi năng động, thường xuyên tham gia các hoạt động ngoài trời như thể thao, dã ngoại hay đi học việc bảo vệ làn da và sức khỏe trước tia UV là vô cùng cần thiết.
Một nghiên cứu mới đã tìm hiểu cách thức sucralose, một chất tạo ngọt không calo, ảnh hưởng đến các tín hiệu não bộ liên quan đến cảm giác đói.
Việc ai đó thể hiện tình cảm với bạn có thể khiến bạn cảm thấy vui vẻ và phấn khích khi bạn đang trong giai đoạn đầu của một mối quan hệ mới. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải phân biệt sự mới lạ của một mối quan hệ mới với các hành vi thái quá.
Trong cuộc sống hiện đại, khi thời gian dành cho gia đình ngày càng bị thu hẹp bởi công việc và các thiết bị điện tử, việc tìm kiếm một hoạt động vừa tốt cho sức khỏe vừa giúp gắn kết tình cảm cha con trở nên cần thiết hơn bao giờ hết.
Những ngày hè đầy nắng là thời điểm lý tưởng để đưa trẻ ra ngoài chơi, đi biển, cắm trại, picnic,... Tuy nhiên, dành quá nhiều thời gian dưới ánh nắng mặt trời có thể khiến trẻ dễ bị cháy nắng. Cháy nắng nặng không chỉ gây khó chịu mà còn có thể làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe về da cho trẻ. Cùng đọc bài viết sau đây để biết cách phòng tránh và xử trí khi trẻ bị cháy nắng.
Mùa hè mang theo những ngày nắng kéo dài, không khí oi bức và nền nhiệt độ cao, tạo nên nhiều thách thức đối với sức khỏe con người. Một trong những ảnh hưởng phổ biến nhưng ít được chú ý là tình trạng đau đầu do nóng.
Chất béo là một trong ba nhóm dưỡng chất thiết yếu, cùng với carbohydrate và protein, có vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động sống của cơ thể con người.
Mùa hè đến, cái nắng gay gắt không chỉ khiến cơ thể mệt mỏi mà còn tiềm ẩn những mối nguy hiểm khôn lường đối với sức khỏe, trong đó đột quỵ nhiệt là một trong những tình trạng đáng lo ngại nhất.