Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Nước gạo: Bí quyết để sở hữu mái tóc đẹp và chắc khỏe hơn?

Sử dụng nước gạo để hỗ trợ tăng cường sự khỏe đẹp cho mái tóc là một quan niệm đã có từ lâu trong một số nền văn hóa Á đông. Ngày nay, ý tưởng này vẫn nhận được vô số sự ủng hộ và lời tán dương. Nhưng liệu nước gạo có thực sự có công dụng tuyệt vời cho mái tóc?

Liệu nước gạo có thực sự giúp mái tóc bóng khỏe, mềm mượt?

Bác sĩ da liễu Alok Vij, Phòng khám Cleverland. Mỹ, giải thích: “Tinh bột trong nước gạo hoạt động giống như một chất điều hòa. Nó nằm trên lớp biểu bì của tóc, có tác dụng ngăn chặn các nang tóc cọ xát vào nhau gây sờn tóc hoặc gãy rụng”.

Gạo cũng chứa chất chống oxy hóa inositol, được biết đến là có tác dụng kích thích mọc tóc. Cùng với đó, gạo cũng chứa nhiều các vitamin và khoáng chất thiết yếu có thể bảo vệ tóc khỏi các tác nhân gây hại, bao gồm: Vitamin B, vitamin E, chất xơ, magne, mangan, kẽm,...

Lợi ích có thể có của nước gạo

Truyền thuyết kể rằng nước gạo đã giúp phụ nữ trong triều đại Heian của Nhật Bản có mái tóc mượt mà và dài ngang eo. Ngày nay ở Trung Quốc, nước gạo là một phần quan trọng trong chế độ chăm sóc tóc giúp thị trấn Huangluo được Sách Kỷ lục Guinness Thế giới công nhận là “Ngôi làng mà người dân có mái tóc dài nhất thế giới”.

Những người yêu thích nước gạo cho biết nó có thể làm cho mái tóc bóng mượt và chắc khỏe hơn, đồng thời hạn chế tối đa tình trạng tóc xơ rối. Nhưng liệu nước gạo có thực sự kỳ diệu đến thế?

Bác sĩ da liễu Shilpi Khetarpal, Phòng khám Cleverland, Mỹ, lưu ý: “Theo giai thoại, dường như có rất nhiều lợi ích tiềm tàng khi sử dụng nước gạo cho mái tóc. Nhưng đó không phải là điều đã được chứng minh một cách khoa học”.

Bên cạnh đó, vị bác sĩ da liễu nhấn mạnh rằng sự phát triển tóc của đa số mọi người đều liên quan mật thiết đến mặt di truyền. Mặc dù có một số yếu tố có thể thay đổi được như dinh dưỡng, tuổi tác và tình trạng sức khỏe tổng thể, nhưng bản thân các biện pháp chăm sóc tóc thường có ảnh hưởng rất nhỏ.

Yếu tố di truyền ảnh hưởng chính đến sự phát triển của tóc, bên cạnh đó là chế độ dinh dưỡng, tuổi tác và tình trạng sức khỏe tổng thể

Yếu tố di truyền ảnh hưởng chính đến sự phát triển của tóc, bên cạnh đó là chế độ dinh dưỡng, tuổi tác và tình trạng sức khỏe tổng thể.

Có rủi ro gì khi sử dụng nước gạo cho tóc hay không?

Có rất ít lý do để lo lắng khi sử dụng nước vo gạo để chăm sóc tóc. Bác sĩ Khetarpal cho biết: “Nước gạo không có hóa chất hoặc chất phụ gia độc hại nên sẽ hạn chế được nguy cơ tóc hư tổn”. Tuy nhiên, việc không xả kỹ hỗn hợp nước gạo trên tóc và da đầu có thể gây kích ứng.

Ngoài ra, nếu bạn đang phải đối mặt với tình trạng viêm da đầu, bác sĩ da liễu cảnh báo không nên sử dụng nước gạo để ngăn ngừa tình trạng kích ứng trầm trọng thêm.

Cách làm và sử dụng nước gạo

Bác sĩ Vij hướng dẫn sau khi gội đầu xong, hãy nhúng tóc vào nước gạo, để yên trong khoảng 20 phút và sau đó xả sạch. Dưới đây là 3 cách chính để bạn có thể tự làm nước gạo tại nhà:

  • Ngâm gạo trong nước một thời gian ngắn từ 30 phút đến 2 giờ
  • Đun sôi hỗn hợp nước và gạo
  • Ngâm gạo 1 ngày hoặc hơn để hỗn hợp nước-gạo lên men

Bác sĩ Khetarpal lưu ý rằng quá trình đun sôi có thể làm suy giảm một số chất dinh dưỡng, trong khi ngâm lâu có thể sản sinh thêm vi khuẩn trong hỗn hợp nước vo gạo. Vì thế, phương pháp ngâm gạo vào nước trong thời gian ngắn được khuyến khích ưu tiên.

Bác sĩ Vij nhắc lại mặc dù không có nhiều bằng chứng khoa học đằng sau việc sử dụng nước gạo, nhưng nếu bạn thấy nó có tác dụng hiệu quả với mái tóc của mình thì bạn hoàn toàn có thể thử phương pháp này cùng với luôn chú ý theo dõi tình trạng tóc và da đầu.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Cẩm nang sử dụng dầu dưỡng tóc để có mái tóc bóng khỏe.

Trang Hương - Theo suckhoecong
Bình luận
Tin mới
  • 01/04/2025

    Tăng cường miễn dịch cho trẻ mùa xuân

    Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.

  • 01/04/2025

    Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ: Hiểu đúng và đồng hành cùng người tự kỷ

    Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).

  • 31/03/2025

    Chăm sóc da cho bé vào mùa xuân: Mẹo nhỏ cho mẹ

    Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.

  • 30/03/2025

    Những thay đổi về làn da tuổi mãn kinh

    Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?

  • 30/03/2025

    Người cao tuổi và bệnh giao mùa

    Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.

  • 29/03/2025

    Đi bộ nhanh mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong

    Một nghiên cứu mới cho thấy, hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ nhanh, yoga, làm vườn… mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong.

  • 29/03/2025

    Tại sao bạn bị đau bụng khi chạy?

    Các vấn đề dạ dày khi chạy bộ là một trong những nguyên nhân phổ biến gây khó chịu cho người chạy. Bạn có thể gặp tình trạng co thắt, đau bụng dẫn đến tiêu chảy trong khi chạy.

  • 28/03/2025

    3 nhóm người nên hạn chế ăn chanh

    Hầu hết mọi người có thể ăn chanh hoặc uống nước chanh một cách an toàn nhưng vì chanh có tính acid nên nó có nguy cơ gây bất lợi cho một số trường hợp cụ thể. Vậy nhóm người nào nên hạn chế ăn chanh?

Xem thêm