Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Các nguyên nhân có thể gây rụng lông, tóc

Bạn hay bị rụng tóc, thậm chí là lông trên cơ thể cũng bị yếu và dễ gãy. Vậy đâu là nguyên nhân khiến bạn gặp phải tình trạng đó. Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

  1. Mất cân bằng nội tiết tố

Bạn có thể bị rụng tóc khi mắc hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS), đây là hội chứng liên quan đến hormone. Bệnh gây rậm lông, phụ nữ sẽ bị mọc nhiều lông ở những vị trí mà bình thường không mọc, lông thậm chí có thể xuất hiện trên mặt, ngực hoặc cằm do dư thừa androgen.

  1. Bệnh tự miễn

Với chứng rụng tóc từng vùng, tóc có thể mỏng đi hoặc ngừng mọc. Đó là bởi vì hệ thống miễn dịch của bạn tấn công các nang tóc, khiến lông tóc khó phát triển. Bạn thậm chí có thể bị rụng lông mày hoặc lông mi. Đôi khi, toàn bộ lông trên cơ thể cũng bị rụng. Đó gọi là rụng tóc toàn bộ. Tóc sẽ mọc trở lại khi bệnh được điều trị.

  1. Các rối loạn giáp trạng

Hãy đi khám nếu bạn vừa bị rụng tóc vừa cảm thấy mệt mỏi, yếu cơ, giảm hoặc tăng cân, da khô. Bạn đang có nguy cơ mắc rối loạn giáp trạng. Điều trị bệnh này bằng thuốc giúp tuyến giáp hoạt động bình thường. Tóc sẽ mọc lại sau khi điều trị nhưng phải mất vài tháng. Hiếm khi thuốc kháng giáp có thể gây rụng tóc. Nhưng nếu tình trạng này xảy ra, bác sĩ sẽ cân nhắc đổi thuốc cho bạn.

  1. Tiểu đường

Bệnh tiểu đường type 2 có thể làm hỏng các tế bào trong nang tóc, gây rụng tóc, rụng lông. Việc tuân thủ điều trị giúp điều chỉnh lượng đường trong máu, từ đó giúp giảm bớt tình trạng rụng tóc, rụng lông.

  1. Bệnh di truyền về tóc

Bạn có thể mắc một số bệnh về tóc từ khi sinh ra như hypotrichosis (bệnh người sói), lông mọc quá mức hoặc ngược lại, lông mọc thưa thớt, mỏng và dễ gãy. Tình trạng này có thể được điều trị bằng thuốc để giúp lông tóc bạn mọc trở lại, dày và khỏe hơn.

Đọc thêm: Nguyên nhân và biện pháp khắc phục rụng tóc từng mảng

Đọc thêm tại bài viết: 22 lời khuyên giúp ngăn ngừa rụng tóc
  1. Rối loạn tuyến thượng thận

Nếu bạn mắc bệnh Addison (suy thượng thận nguyên phát), tuyến thượng thận sẽ không tạo ra đủ hormone cortisol và aldosterone, gây rụng lông trên cơ thể và ảnh hưởng đến chức năng tình dục ở phụ nữ. Ngoài ra, bạn có thể cảm thấy mệt mỏi, thay đổi màu da và các vấn đề về dạ dày. Nếu không điều trị có thể đe dọa đến tính mạng. Ví vậy, khi thấy xuất hiện các triệu chứng bất thường, hãy đi khám để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

  1. Bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục 

Một số bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục có thể gây rụng tóc từng mảng. Tình trạng này thường xảy ra ở giai đoạn sau của bệnh giang mai. Người bệnh có thể bị sốt, đau họng hoặc phát ban nhưng không ngứa. Bệnh còn gây tổn thương mắt, tim và não. Các triệu chứng có thể thuyên giảm mà không cần điều trị, tuy nhiên, mầm bệnh vẫn tồn tại trong cơ thể. Do đó, bệnh cần được điều trị và phát hiện sớm. Hãy sử dụng các biện pháp an toàn khi quan hệ tình dục để giảm nguy cơ mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục trong tương lai.

  1. Thiếu sắt

Bác sĩ có thể tiến hành kiểm tra nồng độ sắt trong máu nếu bạn gặp phải tình trạng rụng tóc, do thiếu sắt gây rụng tóc. Thiếu sắt cũng có thể gây thiếu máu. Bạn sẽ được làm xét nghiệm máu để xác định xem bạn có bị thiếu máu hay chỉ thiếu sắt. Nếu thiếu sắt, hãy ăn các loại thực phẩm giàu chất sắt như thịt đỏ, đậu và rau lá xanh đậm hoặc dùng thực phẩm bổ sung dưới sự tư vấn của bác sĩ.

  1. Dinh dưỡng không đủ

Sắt không phải là thứ duy nhất bạn cần để có mái tóc khỏe mạnh. Sự phát triển của nang tóc phụ thuộc vào nhiều loại vitamin và khoáng chất. Nếu bạn bị thiếu dinh dưỡng, tình trạng rụng tóc có thể xảy ra. Bạn sẽ phải thực hiện các xét nghiệm xác định xem mình có đang bị thiếu chất không để cân nhắc bổ sung thêm.

  1. Bổ sung quá nhiều vitamin A và Selen

Để lông, tóc mọc nhiều và khỏe thì bạn phải cung cấp đủ vitamin và khoáng chất. Không nên bổ sung một cách lạm dụng. Nghiên cứu cho thấy quá nhiều vitamin A và selen có thể gây rụng tóc.

  1. Stress

Khi bạn chịu nhiều áp lực, căng thẳng, một lượng lớn nang tóc trên da đầu bước vào giai đoạn nghỉ ngơi trong chu kỳ phát triển tóc. Tình trạng này gọi là rụng tóc telogen. Căng thẳng nghiêm trọng cũng có thể gây ra tình trạng tự miễn dịch, như rụng tóc từng vùng. Nếu mắc chứng nghiện giật tóc, bạn thậm chí còn tự nhổ lông, tóc trên cơ thể mình như một phản ứng trước căng thẳng.

  1. Rụng tóc có sẹo

Viêm có thể phá hủy nang tóc của bạn. Đó gọi là rụng tóc có sẹo. Tóc không thể mọc vì mô sẹo cản trở. Những tình trạng này làm ảnh hưởng đến da đầu, lông mày và nách. Nghiên cứu cho thấy một số viêm nhiễm có thể khiến bạn rụng lông từng mảng trên các bộ phận khác trên cơ thể. Việc điều trị bệnh này sẽ tùy thuộc vào nguyên nhân.

Tháng 4 này, Phòng khám chuyên khoa dinh dưỡng VIAM - Viện Y học ứng dụng Việt Nam hân hoan chào mừng sinh nhật lần thứ 6 với vô vàn ưu đãi và quà tặng khi khám dinh dưỡng. Chương trình ưu đãi áp dụng từ ngày 01/04/2024 đến hết ngày 30/04/2024. Để đặt lịch khám, Quý khách vui lòng liên hệ Hotline 0935.18.3939 / 024.3633.5678 hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.

BS. Hồ Mai Hương - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo WebMD
Bình luận
Tin mới
  • 08/07/2025

    Các nguồn cung cấp chất béo cho cơ thể

    Chất béo là một trong ba nhóm dưỡng chất thiết yếu, cùng với carbohydrate và protein, có vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động sống của cơ thể con người.

  • 08/07/2025

    Đột quỵ nhiệt: Nguy hiểm tiềm ẩn trong mùa nắng nóng

    Mùa hè đến, cái nắng gay gắt không chỉ khiến cơ thể mệt mỏi mà còn tiềm ẩn những mối nguy hiểm khôn lường đối với sức khỏe, trong đó đột quỵ nhiệt là một trong những tình trạng đáng lo ngại nhất.

  • 08/07/2025

    Loại cá nhỏ bé có nhiều lợi ích với sức khỏe

    Cá cơm là một nguồn dinh dưỡng ấn tượng, mang lại những lợi ích sức khỏe đáng ngạc nhiên.

  • 08/07/2025

    Kháng sinh và những điều cần biết cho người trưởng thành

    Kháng sinh (hay thuốc kháng sinh) đóng vai trò then chốt trong y học hiện đại, giúp điều trị hiệu quả các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn.

  • 08/07/2025

    Điểm danh 5 loại dầu thực vật mang lại lợi ích sức khỏe tuyệt vời

    Chất béo thường bị hiểu lầm là “kẻ thù” của sức khỏe, đặc biệt là đối với tim mạch và cân nặng. Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây cho thấy không phải tất cả chất béo đều có hại. Ngược lại, một số loại chất béo tốt lại đóng vai trò thiết yếu trong việc duy trì năng lượng, hấp thụ vitamin và bảo vệ cơ thể khỏi viêm nhiễm. Trong đó, dầu ăn có nguồn gốc thực vật như dầu ô liu, dầu bơ, dầu mè... không chỉ mang lại hương vị phong phú cho món ăn mà còn cung cấp các acid béo có lợi cho tim mạch, não bộ và hệ miễn dịch.

  • 07/07/2025

    Dấu hiệu nhận biết và cách xử lý cảm nắng nhanh chóng

    Mùa hè với những ngày nắng gay gắt không chỉ mang đến niềm vui của những chuyến đi chơi mà còn ẩn chứa nguy cơ sức khỏe mà ít ai để ý: cảm nắng. Đây là một tình trạng nghiêm trọng xảy ra khi cơ thể không thể tự điều hòa nhiệt độ trong môi trường nóng bức, dẫn đến những hậu quả khôn lường nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời.

  • 07/07/2025

    8 thực phẩm nên tránh để bảo vệ gan khỏe mạnh

    Gan đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tổng thể. Lựa chọn đúng loại thực phẩm cũng như tránh những chất có hại góp phần bảo vệ chức năng gan khỏe mạnh.

  • 07/07/2025

    Liệu bạn có đang lo lắng về hiệu suất tình dục?

    Tình dục được cho là một hoạt động thú vị, nhưng thật khó để vui vẻ nếu bạn liên tục lo lắng về việc mình đang làm tốt như thế nào. Nếu bạn muốn làm cho cuộc sống tình yêu của mình trở nên hấp dẫn trở lại, hãy tìm hiểu lý do tại sao bạn có thể bị lo lắng về hiệu suất tình dục và nhận một số mẹo để giúp bạn thoải mái.

Xem thêm