Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Làm thế nào để ngăn ngừa rụng tóc thời kỳ mãn kinh?

Ngoài bốc hỏa, đổ mồ hôi đêm… thì rụng tóc cũng là một trong nỗi ám ảnh của nhiều phụ nữ mãn kinh. Vậy, có cách nào khắc phục tình trạng rụng tóc thời kỳ mãn kinh hiệu quả?

Nguyên nhân gây rụng tóc ở thời kỳ mãn kinh

Theo nghiên cứu, 80% các trường hợp rụng tóc ở nữ đều là do rối loạn nội tiết tố. Cụ thể là sự suy giảm hormone estrogen (hay còn gọi là nội tiết tố nữ). Theo đó, phụ nữ trong thời kỳ mãn kinh bị suy giảm nội tiết tố estrogen một cách nhanh chóng.

Suy giảm estrogen trong thời kỳ mãn kinh làm tăng các hormone khác, như testosterone. Testosterone là hormone giúp tóc mọc và tăng trưởng. Tuy nhiên, testosterone cũng làm co các nang tóc. Do đó, khi hormone nữ suy giảm, sự "thống trị" của hormone nam testosterone gây ra rụng tóc. Dihydrotestosterone (DHT) là một androgen, hoặc hormone nam có nguồn gốc từ testosterone. Khi hormone androgen tăng lên, tóc có thể bị kìm hãm, không mọc được.

Mặc dù chứng rụng tóc phần lớn có liên quan đến sự mất cân bằng nội tiết tố. Tuy nhiên, có rất nhiều yếu tố khác góp phần gây ra tình trạng này, bao gồm: Căng thẳng, bệnh tuyến giáp (cường giáp, suy giáp…) hoặc thiếu hụt chất dinh dưỡng.

Làm thế nào để ngăn ngừa rụng tóc thời kỳ mãn kinh?

Giảm căng thẳng

Làm những điều mình thích giúp giảm stress, lo lắng

Mãn kinh là một giai đoạn tất yếu trong cuộc đời người phụ nữ và kéo theo cảm giác căng thẳng cả về thể chất và tinh thần, khiến tóc rụng nhiều hơn.Vì vậy, để khắc phục chứng rụng tóc thời kỳ mãn kinh, chị em nên tìm cách kiểm soát mức độ căng thẳng tốt nhất. Bơi lội, tập yoga, nghe nhạc, vẽ… là những gợi ý giúp thư giãn, cải thiện chất lượng giấc ngủ và từ đó cải thiện tâm trạng cho phụ nữ mãn kinh.

Duy trì hoạt động thể chất

Tập thể dục là thói quen góp phần tạo nên một lối sống lành mạnh, chị em sẽ cảm thấy tràn đầy năng lượng và hạnh phúc. Bằng cách hoạt động thể chất thường xuyên, các triệu chứng khó chịu khác của thời kỳ mãn kinh như tăng cân, thay đổi tâm trạng và mất ngủ cũng được kiểm soát tốt hơn. Tất cả những yếu tố này đều giúp duy trì sự cân bằng nội tiết tố và ngăn ngừa rụng tóc thời kỳ mãn kinh hiệu quả.

Chế độ ăn uống

Ăn thực phẩm giàu acid béo omgea-3 giúp nuôi dưỡng mái tóc chắc khỏe

Duy trì chế độ ăn uống thích hợp rất quan trọng để phục hồi mức estrogen thiếu hụt, giảm rụng tóc thời kỳ mãn kinh, cũng như tăng cường sức khỏe tổng thể. Thử kết hợp tất cả các nhóm thực phẩm vào bữa ăn hàng ngày, đặc biệt là các thực phẩm có nhiều chất đạm, sắt, acid béo. Cá hồi, trứng, bơ và các loại hạt là những thực phẩm giúp mọc tóc và tóc tốt hơn. Bên cạnh đó, phụ nữ mãn kinh nên uống đủ 2 lít nước/ngày, có thể kết hợp uống trà xanh để giúp tóc chắc khỏe.

Chăm sóc tóc

Sức khỏe mái tóc cũng phụ thuộc nhiều vào quá trình chăm sóc tóc. Chị em nên sử dụng dầu gội, dầu xả có nguồn gốc từ thiên nhiên và tránh để tóc tiếp xúc với nhiệt độ cao (từ máy sấy, ép tóc, uốn tóc...) hoặc thuốc nhuộm thường xuyên. Khi đi ngoài trời trong thời gian dài, nên đội mũ để bảo vệ tóc khỏi ô nhiễm không khí, thời tiết và tránh tóc bị hư tổn.

Dùng thuốc

Thuốc kê đơn phổ biến nhất để điều trị rụng tóc do mãn kinh là liệu pháp thay thế hormone. Điều trị bằng laser hoặc phẫu thuật cấy ghép tóc là những lựa chọn trong các trường hợp rụng tóc nặng do mãn kinh. Còn phẫu thuật cấy ghép tóc khá tốn kém, đòi hỏi một khoảng thời gian nhất định đồng thời liên quan đến nhiều phản ứng phụ và các biến chứng có thể xảy ra.

Tham khảo thông tin tại bài viết: Làm gì để đối phó với thời kỳ mãn kinh?

Phạm Quỳnh H+ (Theo Vuhes) - Theo Healthplus
Bình luận
Tin mới
  • 25/04/2024

    10 mẹo để loại bỏ nếp nhăn biểu cảm

    Nếp nhăn biểu cảm là những đường nhăn trên khuôn mặt xuất hiện khi chúng ta cử động cơ mặt. Chúng thường xuất hiện ở những vùng da mỏng manh như trán, giữa hai lông mày và xung quanh mắt và miệng.

  • 25/04/2024

    Dấu hiệu cho thấy cơ thể đang thiếu hụt protein

    Protein là một chất dinh dưỡng rất quan trọng đối với sức khỏe. Khi cơ thể thiếu hụt protein sẽ xuất hiện một số dấu hiệu cảnh báo..

  • 25/04/2024

    Dùng thuốc an toàn khi đang cho con bú

    Nếu bạn đang cho con bú sữa mẹ, bạn đang cho con bạn một khởi đầu khỏe mạnh. Tuy nhiên, nếu cần dùng thuốc, bạn có thể thắc mắc về việc thuốc có thể ảnh hưởng đến sữa mẹ như thế nào. Bài viết dưới đây là những gì bạn cần biết.

  • 25/04/2024

    Cẩn trọng với thói quen bóc da môi

    Bóc da môi là một thói quen không lành mạnh phổ biến ở nhiều người. Dù là vô tình hay hữu ý, nó có thể gây ảnh hưởng xấu đến sự khỏe đẹp của đôi môi.

  • 25/04/2024

    Tập thể dục khi mang thai

    Duy trì thói quen tập thể dục thường xuyên trong suốt thai kỳ có thể giúp bạn khỏe mạnh và cảm thấy tốt nhất. Tập thể dục cũng có thể cải thiện tư thế của bạn và giảm một số khó chịu thường gặp như đau lưng và mệt mỏi. Một số bằng chứng cho thấy tập thể dục có thể ngăn ngừa bệnh tiểu đường thai kỳ (bệnh tiểu đường phát triển trong thai kỳ), giảm căng thẳng và tăng cường sức chịu đựng cần thiết cho quá trình chuyển dạ và sinh nở.

  • 24/04/2024

    Ngủ không quá 5 giờ mỗi đêm khiến da chảy xệ và nhiều nếp nhăn gấp đôi

    Thiếu ngủ là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây lão hoá da. Nghiên cứu cho thấy người ngủ không đủ giấc làm tăng gấp đôi nếp nhăn và sự chảy xệ da so với người có giấc ngủ chất lượng.

  • 24/04/2024

    Mẹo chăm sóc da dầu mùa Hè

    Nhiệt độ cao kết hợp với ánh nắng khiến tuyến bã nhờn trên da hoạt động mạnh mẽ, da đổ nhiều dầu và dễ nổi mụn. Một vài mẹo chăm sóc da dưới đây giúp bạn kiểm soát dầu nhờn trên da.

  • 24/04/2024

    Nỗi lo an toàn thực phẩm mùa nắng nóng

    Thời tiết nắng nóng càng làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Cùng với sự quản lý của cơ quan chức năng, người dân cần nâng cao ý thức trách nhiệm, bởi nếu xuê xoa với bất kỳ vi phạm an toàn thực phẩm dù là nhỏ cũng gây hậu quả khôn lường.

Xem thêm