Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Nicotine và sự thật về “không độc, không ung thư”

Nicotine là hợp chất có lẽ là được nhiều người biết đến nhất trong thuốc lá truyền thống và các loại thuốc lá điện tử ngày nay. Khi tìm đọc trên các trang mạng, báo chí, chúng ta sẽ dễ dàng tìm thấy các thông tin nói rằng nicotine không phải chất độc, nicotine không phải chất gây ung thư. Nhưng liệu những điều này có đúng hay không? Ảnh hưởng của nicotine đối với sức khỏe như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Nicotine là chất gây nghiện

Nicotine là một ancaloit có chứa nitơ, được tìm thấy trong các cây họ Cà (Solanaceae), chủ yếu trong cây thuốc lá, và với số lượng nhỏ trong cà chua, khoai tây, cà tím và ớt chuông. Về bản chất, nicotine là một chất gây nghiện mạnh, có trong thành phần của thuốc lá truyền thống và hiện nay còn xuất hiện trong rất nhiều sản phẩm thuốc lá điện tử.

Nicotine được xếp vào nhóm chất gây nghiện bởi khả năng gây nghiện mạnh của nó. Nó có thể an thần, kích thích. Khi tiếp xúc với nicotine, cơ thể giải phóng adrenaline làm tăng nhịp tim, tăng hô hấp và tăng huyết áp. Nó cũng có thể làm giảm sản xuất insulin và tăng lượng đường trong máu. Ngoài ra, nicotine có khả năng làm tăng gián tiếp dopamine – kích thích trong các khu vực của não bộ và tăng cảm giác thoải mái, khoái cảm; ảnh hưởng trực tiếp đến cảm xúc, tạo cảm giác mãn nguyện hay tăng ngưỡng chịu đau, an thần.

Những khả năng của nicotine có thể tương tự như sử dụng heroin hay cocaine. Tuy nhiên, nicotine không gây ung thư hay gây hại quá mức cho cơ thể, nhưng với bản chất là chất gây nghiện mạnh, nó có thể khiến người sử dụng bị phụ thuộc quá nhiều vào nó và kéo theo những tác hại khó tránh khỏi.

Nghiện Nicotine “rất khó chữa”

Nếu bạn hút càng nhiều thuốc, nicotine càng khiến bạn dễ chịu. Điều này dẫn tới một vấn đề là khi ngừng hoặc cắt bỏ thuốc, cơ thể sẽ rất khó chịu và rơi vào một tình trạng gọi là phụ thuộc Nicotine – hay nghiện Nicotine.

Các triệu chứng của nghiện nicotine bao gồm:

  • Không thể ngừng hút thuốc. Rất nhiều người cho biết họ đã vô cùng nỗ lực trong việc ngừng hút thuốc nhưng không thể. Cai thuốc không đơn giản là vấn đề sức khỏe, cai thuốc còn là vấn đề của ý chí và nghị lực.
  • Xuất hiện các triệu chứng cai khi cố gắng dừng lại. Việc cố gắng dừng hút thuốc gây ra các triệu chứng liên quan đến thể chất và tâm lý, chẳng hạn như thèm ăn mạnh, lo lắng, cáu kỉnh, bồn chồn, mất tập trung, tâm trạng chán nản, thất vọng, tức giận, tăng cảm giác đói, mất ngủ, táo bón hoặc tiêu chảy.
  • Vẫn tiếp tục hút thuốc bất chấp vấn đề sức khỏe. Mặc dù đã gặp phải các vấn đề sức khỏe như bệnh về phổi hoặc tim, nhưng vẫn không thể dừng lại.
  • Từ bỏ các hoạt động ngoài xã hội. Ngừng đến những nơi cấm hút thuốc hoặc ngừng giao lưu với người khác vì đơn giản: không thể hút thuốc trong những tình huống này.
Nguyên nhân nào gây nghiện Nicotine?

Như đã nói ở trên, Nicotine là hóa chất có trong thuốc lá khiến bạn không thể ngừng hút thuốc. Nicotine ngấm vào máu rất nhanh và di chuyển đến não bộ chỉ trong vòng vài giây sau khi hít một hơi thuốc. Tại não, nicotine làm tăng giải phóng các hóa chất dẫn truyền thần kinh, giúp điều chỉnh tâm trạng và hành vi.

Khi hút càng nhiều thuốc, ngưỡng cảm giác thoải mái với nicotine ngày càng cao. Dần dần, nicotine trở thành một phần của thói quen hàng ngày và xen vào cuộc sống, vào cảm giác của người hút. Trong một số tình huống, ham muốn hút thuốc sẽ tăng lên khi:

  • Uống cà phê hoặc giải lao tại nơi làm việc
  • Nói chuyện điện thoại
  • Uống rượu
  • Lái xe
  • Ngồi nói chuyện với bạn bè

Nhận thức được nghiện nicotine là điều có thể nhận ra, song đối phó với chúng thì không phải ai cũng làm được.

Nguy cơ nghiện Nicotine

Nguy cơ nghiện nicotine song hành với nguy cơ nghiện thuốc lá. Các nguy cơ bao gồm:

  • Trẻ tuổi. Những người bắt đầu hút thuốc ở độ tuổi càng trẻ càng dễ nghiện thuốc lá, và đương nhiên là sẽ dễ nghiện nicotine.
  • Di truyền. Khả năng ai đó bắt đầu hút thuốc và tiếp tục hút thuốc có thể do di truyền một phần. Các yếu tố di truyền có thể ảnh hưởng đến cách các thụ thể trên bề mặt tế bào thần kinh của não phản ứng với liều lượng cao nicotine do thuốc lá cung cấp.
  • Cha mẹ, bạn bè đồng trang lứa. Trẻ lớn lên với cha mẹ hút thuốc có khả năng hút thuốc. Tương tự, bạn bè hút thuốc kéo theo việc thử và hút thuốc thật cao hơn.
  • Trầm cảm, bệnh tâm thần. Nhiều nghiên cứu cho thấy mối liên quan giữa trầm cảm và hút thuốc. Những người bị trầm cảm, tâm thần phân liệt, rối loạn căng thẳng sau chấn thương hoặc các dạng bệnh tâm thần khác có nhiều khả năng là người hút thuốc.
  • Nghiện chất. Lạm dụng rượu, sử dụng ma túy bất hợp pháp có tỉ lệ hút thuốc cao.

Tác hại của nghiện Nicotine

Nicotin là thành phần không thể thiếu của thuốc lá, và nó là nguyên nhân dễ đến sự lệ thuộc vào thuốc lá không thể chấm dứt. Khói thuốc lá chứa hơn 60 chất hóa học gây ung thư đã biết và hàng ngàn chất độc hại khác. Ngay cả thuốc lá được quảng cáo hoàn toàn tự nhiên hoặc làm từ thảo dược cũng đều có hóa chất độc hại.

Chúng ta đã biết rằng những người hút thuốc lá có nguy cơ mắc một số bệnh cao hơn nhiều so với những người không hút thuốc. Các vấn đề sức khỏe khác nhau như:

  • Ung thư phổi và bệnh phổi. Hút thuốc lá là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong do ung thư phổi. Ngoài ra, hút thuốc còn gây ra các bệnh về phổi, chẳng hạn như khí phế thũng và viêm phế quản mạn tính. Hút thuốc lá cũng làm cho bệnh hen suyễn trở nên trầm trọng hơn.
  • Các bệnh ung thư khác. Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ mắc nhiều loại ung thư, bao gồm ung thư miệng, họng (hầu), thực quản, thanh quản, bàng quang, tuyến tụy, thận, cổ tử cung và một số loại bệnh bạch cầu. Nhìn chung, hút thuốc gây ra 30% tổng số ca tử vong do ung thư.
  • Các vấn đề về tim và hệ tuần hoàn. Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ tử vong vì bệnh tim và mạch máu (tim mạch), bao gồm các cơn đau tim và đột quỵ. Nếu một người bị bệnh tim hoặc mạch máu chẳng hạn như suy tim, hút thuốc làm trầm trọng thêm tình trạng này.
  • Bệnh tiểu đường. Hút thuốc lá làm tăng kháng insulin, có thể tạo tiền đề cho bệnh tiểu đường loại 2. Nếu bị tiểu đường, hút thuốc có thể đẩy nhanh tiến trình của các biến chứng, chẳng hạn như bệnh thận và các vấn đề về mắt.
  • Những vấn đề về mắt. Hút thuốc có thể làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề về mắt nghiêm trọng như đục thủy tinh thể và mất thị lực do thoái hóa điểm vàng.
  • Vô sinh và bất lực. Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ giảm khả năng sinh sản ở phụ nữ và nguy cơ liệt dương ở nam giới.
  • Các biến chứng khi mang thai. Những bà mẹ hút thuốc khi mang thai có nguy cơ sinh non cao hơn và sinh con nhẹ cân hơn.
  • Cảm lạnh, cảm cúm và các bệnh khác. Những người hút thuốc dễ bị nhiễm trùng đường hô hấp, chẳng hạn như cảm lạnh, cúm và viêm phế quản.
  • Bệnh răng và nướu. Hút thuốc có liên quan đến việc tăng nguy cơ phát triển viêm nướu và nhiễm trùng nướu nghiêm trọng có thể phá hủy hệ thống hỗ trợ cho răng (viêm nha chu).

Hút thuốc lá còn gây ra những nguy cơ về sức khỏe cho những người xung quanh. Vợ/chồng của người hút thuốc cho dù không hút thuốc vẫn có nguy cơ mắc ung thư phổi và bệnh tim mạch cao hơn so với những người không sống chung với người hút thuốc. Trẻ em có cha mẹ hút thuốc dễ bị hen suyễn, nhiễm trùng tai và cảm lạnh trầm trọng hơn.

Tóm lại

Cách tốt nhất để ngăn ngừa sự lệ thuộc vào nicotine là không sử dụng thuốc lá ngay từ đầu, và cách tốt nhất để giữ một đứa trẻ không hút thuốc là chính cha mẹ chúng cũng không hút thuốc. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng những đứa trẻ có cha mẹ không hút thuốc hoặc những người đã bỏ thuốc thành công sẽ ít có khả năng hút thuốc hơn. Không hút thuốc lá là mang lại sức khỏe không chỉ cho bản thân mà còn gia đình và toàn xã hội.

Tham khảo thêm thông tin tại: Hút xì gà có bị nghiện không?

 

Bình luận
Tin mới
  • 19/04/2024

    Tìm hiểu về các rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng ở trẻ em

    Các rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là một vấn đề phổ biến mà nhiều gia đình phải đối mặt. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về một số rối loạn tiêu hóa phổ biến ở trẻ, nguyên nhân và cách điều trị.

  • 19/04/2024

    Vì sao không nên uống trà khi ăn thực phẩm giàu sắt?

    Trà không chỉ là thức uống giải khát mà còn có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, kết hợp trà vào chế độ ăn uống không đúng cách có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu sắt của cơ thể, đặc biệt ở người bị thiếu máu do thiếu sắt.

  • 19/04/2024

    Những điều cần biết về bệnh viêm phổi ở trẻ em

    Viêm phổi là một trong những bệnh lý đường hô hấp nghiêm trọng thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là những trẻ dưới 5 tuổi có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Bệnh không chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu như ho, sốt, khó thở mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.

  • 18/04/2024

    Tại sao bạn hay cảm thấy buồn ngủ quá mức?

    Buồn ngủ quá mức là gì và tại sao bạn lại gặp phải tình trạng này? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

  • 18/04/2024

    6 thực phẩm trong chế độ ăn giúp giảm nguy cơ ung thư

    Ung thư có thể phòng ngừa nhờ điều chỉnh lối sống với những thói quen tốt cho sức khỏe như ăn uống lành mạnh. Một số thực phẩm trong chế độ dinh dưỡng có thể hỗ trợ giảm nguy cơ mắc ung thư.

  • 18/04/2024

    Vì sao không nên tập thể dục khi vẫn còn lớp trang điểm?

    Makeup đã trở thành thói quen hàng ngày của nhiều chị em. Nhiều người thậm chí cả đi tập thể dục cũng không quên trang điểm. Tuy nhiên, việc này có thể gây hại cho da.

  • 18/04/2024

    Dị ứng có nên giữ con bạn ở nhà?

    Bệnh dị ứng của con bạn có khiến trẻ phải nghỉ học hoặc cản trở chuyến đi chơi của gia đình không? Mỗi ngày, 10.000 trẻ em ở Hoa Kỳ phải nghỉ học vì các triệu chứng dị ứng.

  • 18/04/2024

    CDC Mỹ cảnh báo về vi khuẩn gây bệnh viêm não mô cầu hiếm gặp

    Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) vừa đưa ra cảnh báo về một chủng vi khuẩn gây ra bệnh viêm màng não mô cầu hiếm gặp đang gia tăng ở Mỹ.

Xem thêm