Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Sự nguy hiểm của thuốc lá điện tử ở lứa tuổi thanh thiếu niên hiện nay

Thuốc lá điện tử đang ngày càng trở nên phổ biến ở khắp nơi trên thế giới. Xu hướng sử dụng thuốc lá điện tử không còn ở những đối tượng trẻ, trung tuổi mà còn lan dần đến các lứa tuổi thiểu niên, thanh thiếu niên. Việc tiếp cận với thuốc lá điện tử cũng trở nên phổ biến hơn rất nhiều, với khả năng tiếp cận ở mọi góc độ từ trực tiếp cửa hàng đến qua mạng xã hội hay mua sắm trực tuyến. Những ảnh hưởng của thuốc lá điện tử đến thế hệ trẻ được rất nhiều quan tâm và được đánh giá đặc biệt, cho thấy tầm quan trọng của xu thế mới này trong xã hội hiện đại.

Xu thế mới của giới trẻ

Cụm từ vaping là một thuật ngữ được sử dụng để mô tả hành động sử dụng thuốc lá điện tử. Thuốc lá điện tử là thiết bị hoạt động bằng pin làm nóng dung dịch lỏng – còn được gọi thông thường là juice. Thông thường, không phải lúc nào dung dịch lỏng được làm nóng cũng có chứa nicotine và được biến thành dạng hơi có thể được hít vào. Tuy nhiên, hỗn hợp dịch chứa nicotine cơ bản sẽ khiến tạo cảm giác hưng phấn, kết hợp thêm nhiều hương vị chẳng hạn như bạc hà, táo và các loại khác… có thể làm cho hơi sau khi bốc lên trở nên hấp dẫn, đặc biệt là đối với thanh thiếu niên trẻ tuổi.

Thật không may là thanh thiếu niên ngày nay, và thậm chí cả lứa tuổi nhỏ hơn nữa biết về vaping nhiều hơn cả cha mẹ của họ. Thuốc lá điện tử và vaping là một phần của xu hướng gần trở lại đây trong ít nhất 9 năm tại Hoa Kỳ, sau khí nó lần đầu tiên được công bố như một giải pháp thay thế an toàn hơn cho việc hút thuốc lá. Vaping được chú ý vì nó không chứa chất gây ung thư hoặc các chất có trong hầu hết các sản phẩm thuốc lá điếu đốt cháy truyền thống. Ngoài ra, vaping được cho là để loại bỏ sự nguy hiểm của khói thuốc đối với những người xung quanh. Về lý thuyết, tất cả nghe có vẻ vô hại, tuy nhiên lý thuyết này hoàn toàn sai.

Thuốc lá điện tử trở thành xu hướng hot trong những năm gần đây.
Trên thế giới, năm 2011 ước tính có 7 triệu người sử dụng thuốc lá điện tử. Đến năm 2018, con số đó đã tăng lên 41 triệu người. Ước tính sẽ có khoảng 55 triệu người dùng thuốc lá điện tử trên toàn thế giới vào năm 2021. Ba thị trường lớn nhất cho các sản phẩm vaping là Hoa Kỳ, Vương quốc Anh và Nhật Bản.

Việc sử dụng thuốc lá điện tử của thanh niên đã tăng 1800% từ năm 2011 đến năm 2019. Khoảng 61% thanh thiếu niên vaping để “thử nghiệm”, 42% vì họ thích hương vị, 38% để có một khoảng thời gian vui vẻ, 37% để giải tỏa căng thẳng và 29% để cảm thấy dễ chịu hoặc phấn chấn. Vào năm 2019, 10,5% học sinh trung học tại Hoa Kỳ cho biết đã vaping trong tháng qua.

Chỉ tính riêng thị trường Hoa Kỳ - thị trường lớn nhất sử dụng thuốc lá điện tử, đến năm 2018 ước tính có 9% người trưởng thành ở Mỹ cho biết họ “thường xuyên hoặc thỉnh thoảng” vaping, và khoảng 27,5% học sinh trung học sử dụng các sản phẩm thuốc lá điện tử. 20% người Mỹ từ 18 đến 29 tuổi sử dụng các sản phẩm này, so với 16% ở độ tuổi 30 đến 64 và ít hơn 0,5% ở những người 65 tuổi trở lên. Những người trẻ tuổi từ 15 đến 17 có nguy cơ vaping cao hơn 16 lần so với những người từ 25 đến 34 tuổi. Từ năm 2017 đến năm 2019, tỷ lệ học sinh trung học vaping trong 30 ngày qua đã tăng ở học sinh lớp 12 (11% lên 25%), học sinh lớp 10 (8% lên 20%) và học sinh lớp 8 (4% lên 9%).

Xu hướng vaping tại Việt Nam cũng tăng dần trong những năm trở lại đây và có xu hướng trẻ hóa, đặc biệt ở lứa tuổi trẻ nhỏ - lứa tuổi thích khám phá và muốn thử những thứ lạ và muốn khẳng định bản thân qua hình ảnh khói thuốc. Thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới năm 2015 cho thấy, có 0,2% người tại Việt Nam hút thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng. Tuy nhiên, theo kết quả điều tra sức khoẻ học sinh toàn cầu của WHO thực hiện tại 21 tỉnh, thành phố của nước ta vào năm 2019 cho thấy, tỷ lệ sử dụng thuốc lá điện tử chỉ riêng trong nhóm trẻ 13 – 17 tuổi đã tăng lên 2,6%. Nghiên cứu về điều tra sức khoẻ học đường toàn cầu thực hiện tại Việt Nam năm 2019 bởi Trường Đại học Y tế công cộng cho thấy, ngoài tỉ lệ sử dụng thuốc lá điện tử ở học sinh từ 13-17 tuổi là 2,6% (nam 3,6% và nữ 1,5%), tỉ lệ học sinh 15-17 tuổi có tỉ lệ hút thuốc lá điện tử khá cao là 3,1%. Tỉ lệ này ở nam học sinh 15-17 tuổi là 4,8% và nữ học sinh là 1,4%.

Tỉ lệ học sinh, thanh thiếu niên hút thuốc lá điện tử ngày càng tăng.
Rõ ràng, xu hướng sử dụng thuốc lá điện tử đang ngày càng trẻ hóa, và điều này mang đến thách thức trong kiểm soát cũng như hạn chế những tác hại mà vấn đề này gây ra cho cả một thể hệ trẻ.

Những nguy hiểm đã được chứng minh

Bất kể phương pháp “phân phối khói” nào đi chăng nữa, nicotine đều gây nghiện. Đây là điều không thể bàn cãi.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc cai nghiện nicotine có thể khó hơn nghiện heroin. Hầu hết các cuộc thảo luận về việc giúp thanh thiếu niên ngừng vaping đều không giải quyết được vấn đề cơ bản rằng: họ có thể đã bị nghiện nicotine và điều này thực sự khó khăn. Trong nhiều trường hợp, những thanh thiếu niên ở giai đoạn này có thể cần các biện pháp hỗ trợ mạnh tay hoặc dùng thuốc, chẳng hạn như bupropion để giúp kiềm chế cảm giác thèm muốn hơi thuốc do nicotine có thể xảy ra.

Nếu một ai đó đã từng cố gắng bỏ thuốc lá, hoặc chính bản thân bạn hay thành viên trong gia đình cố gắng bỏ thuốc lá, bạn sẽ biết điều này khó khăn như thế nào. Do vậy, trong một số tình huống nhất định, thuốc lá điện tử được coi là một lựa chọn để chuyển những người đã hút thuốc lá truyền thống trong nhiều năm sang trạng thái không hút thuốc lá truyền thống nữa.

Theo các nhà khoa học, một vấn đề vẫn đang được nghiên cứu là các hương vị và chất ổn định trong thuốc lá điện tử có thể gây ra tình trạng viêm nhiễm chưa rõ cho các mô phổi mỏng manh trong phổi. Cho đến nay, chúng ta đã thấy rất nhiều thông tin trên toàn cầu báo cáo rằng ngày càng nhiều trường hợp tổn thương phổi nghiêm trọng - đôi khi không thể phục hồi, và thậm chí là những trường hợp đặc biệt nghiêm trọng dẫn đến tử vong xảy ra ở thanh thiếu niên bị vaping. Tuy nhiên, những khảo sát trên lứa tuổi thanh thiếu niên cho thấy họ thường cảm thấy các trường hợp đặc biệt trên là điều tồi tệ xảy ra với một cá nhân đặc biệt mà thôi, và nguy cơ chung vẫn là nhỏ. Rõ ràng quan điểm này dẫn đến xu hướng sử dụng gia tăng dù các nguy cơ là có thật – song chưa đủ sức răn đe.

Cần sa – trào lưu du nhập và sự nguy hiểm gấp nhiều lần

Nhiều thanh thiếu niên đang tiến xa hơn một bước so với vaping thông thường: thêm cần sa, dầu CBD và các chất phụ gia nguy hiểm khác vào các thiết bị vaping của bản thân. Theo các nghiên cứu khảo sát các trường hợp khi đến khoa cấp cứu trong tình trạng suy hô hấp do vaping, việc chữa trị trở thành một thách thức đối với các bác sĩ. Điều này là do rất khó xác định chính xác những gì người bệnh hít vào, đặc biệt là khi những người này bắt buộc phải đặt nội khí quản hoặc trong trạng thái bất tỉnh. Ngoài ra, các chuyên gia đã chứng minh nicotine có thể ảnh hưởng đến sự tập trung và phát triển não bộ. Việc sử dụng nicotine ở thanh niên vẫn có thể dẫn đến việc sử dụng các chất bất hợp pháp khác, không chỉ là cần sa.

Một yếu tố không thể bỏ qua chính là khoảng thời gian dành cho vaping có thể lâu hơn nhiều so với hút một điếu thuốc lá tiêu chuẩn. Hầu hết 1 điếu thuốc lá điếu truyền thống được hút trong vòng hai đến năm phút. Tuy nhiên, thuốc lá điện tử có thể kéo dài đến 20 phút, cung cấp một mức nicotin nhiều hơn và các hóa chất gây hại cho phổi. Bên cạnh đó, các hỗn hợp vaping có thể chứa gấp 20 lần lượng nicotine trong một điếu thuốc lá, chưa tính các chất hóa học khác và sự pha trộn với dầu CBD hay cần sa chẳng hạn.

Đã đến lúc cần những can thiệp mạnh tay hơn?

Tình trạng sử dụng thuốc lá điện tử đang ngày càng gia tăng, và điều này kéo theo những thách thức trong kiểm soát và dự phòng những tác hại của nó gây ra. Việc kiểm soát không chỉ dừng lại ở các cấp chính quyền mà còn cần phải từ ngay các bậc phụ huynh, không chỉ dừng lại ở tuyên truyền mà cần có các phương thức kiểm soát sự lan tràn và dễ tiếp cận. Vẫn còn rất nhiều điều phải làm để có thể kiểm soát tình trạng này, và hơn cả là sự tự giác của chính những người trong cuộc – những người được coi là thế hệ mới của cả một quốc gia, một xã hội.

Tham khảo thêm thông tin tại: Thuốc lá điện tử có giúp cai thuốc lá?

 

Bình luận
Tin mới
  • 21/11/2024

    Trị bệnh Parkinson bằng Đông y có hiệu quả không?

    Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.

  • 21/11/2024

    Tăng cường sức khỏe xương khớp cho người cao tuổi trong mùa đông

    Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh

  • 21/11/2024

    Tức giận - Kẻ thù thầm lặng của sức khỏe

    Tức giận là một cảm xúc bình thường mà ai cũng sẽ trải qua, bởi hiếm ai có thể giữ được bình tĩnh khi bị tấn công, xúc phạm, phản bội hay thất bại... Tuy nhiên, tức giận quá thường xuyên hoặc kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe.

  • 21/11/2024

    Bệnh hô hấp và cách bảo vệ sức khỏe trong mùa lạnh

    Mùa đông đến đi kèm với sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, không khí hanh khô và độ ẩm giảm. Những yếu tố này gây nên các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là ở trẻ nhỏ, người cao tuổi và những người có hệ miễn dịch yếu. Các bệnh lý đường hô hấp không chỉ gây khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.

  • 20/11/2024

    9 cách chữa đau chân tại nhà hiệu quả

    Đau chân là vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của nhiều người. Cùng tìm hiểu 9 phương pháp đơn giản, hiệu quả để chữa đau chân tại nhà. Áp dụng đúng cách, bạn có thể giảm đau, cải thiện lưu thông máu và tăng cường sức khỏe cho đôi chân của mình.

  • 19/11/2024

    Các phương pháp điều trị bênh tiêu chảy tự nhiên khi bạn đang cho con bú

    Thật khó khăn khi bạn phải đối mặt với bệnh tiêu chảy, nhất là khi bạn đang phải cho con bú. Trong bài viết này, Viện Y học ứng dụng Việt Nam sẽ chia sẻ một số biện pháp khắc phục tự nhiên để điều trị bệnh tiêu chảy cho các bà mẹ vẫn đang trong thời kỳ nuôi con bằng sữa mẹ.

  • 18/11/2024

    Tại sao người đái tháo đường nên ăn rau đầu tiên?

    Ăn rau đầu tiên trong bữa ăn có tác dụng thế nào với người bệnh đái tháo đường? Thứ tự các ăn các món trong bữa ăn của người bệnh đái tháo đường có gì đặc biệt? Nhân Ngày thế giới phòng chống đái tháo đường 14/11, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

  • 18/11/2024

    Ngày Trẻ em Thế giới: Bồi dưỡng sức khỏe thể chất và tinh thần cho trẻ

    Ngày Trẻ em Thế giới là dịp để chúng ta cùng nhau tôn vinh và bảo vệ thế hệ tương lai của đất nước. Trong bối cảnh cuộc sống hiện đại với nhiều thay đổi, việc chăm sóc sức khỏe toàn diện cho trẻ em càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.

Xem thêm