Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

WHO công bố báo cáo mới về trào lưu hút thuốc lá toàn cầu

Số lượng nam giới hút thuốc lá trên toàn cầu đang suy giảm, cho thấy những nỗ lực trong hoạt động kiểm soát do chính phủ lãnh đạo để cứu mạng sống, bảo vệ sức khỏe con người và đánh bại thuốc lá.

Lần đầu tiên, WHO công bố con số nam giới sử dụng thuốc lá trên toàn cầu đang suy giảm, cho thấy sự thay đổi mạnh mẽ trong vấn đề được coi là đại dịch này. Các phát hiện được công bố trong báo cáo mới của WHO chứng minh cách chỉ đạo các hành động của chính phủ có thể bảo vệ các cộng đồng khỏi thuốc lá, cứu người và ngăn chặn những người bị tổn hại liên quan đến thuốc lá.

“Sự suy giảm trong việc sử dụng thuốc lá ở nam giới đánh dấu một bước ngoặt trong cuộc chiến chống lại thuốc lá. Từ nhiều năm nay, chúng ta đã chứng kiến sự gia tăng ổn định số lượng nam giới sử dụng các sản phẩm thuốc lá gây chết người. Nhưng bây giờ, lần đầu tiên, chúng ta đang chứng kiến sự suy giảm trong việc sử dụng ở nam giới, do các chính phủ khắt khe hơn trong ngành công nghiệp thuốc lá. WHO sẽ tiếp tục hợp tác chặt chẽ với các nước để duy trì xu hướng giảm này.” Chuyên gia Tedros Adhanom Ghebreyesus, Tổng Giám đốc WHO cho biết.

Trong gần hai thập kỷ qua, tổng lượng sử dụng thuốc lá toàn cầu đã giảm từ 1,394 tỷ người năm 2000 xuống còn 1,337 tỷ người vào năm 2018, tương đương giảm khoảng 60 triệu người, theo báo cáo toàn cầu của WHO về xu hướng sử dụng thuốc lá năm 2000-2025. Điều này phần lớn được thúc đẩy bởi việc giảm số lượng phụ nữ sử dụng các sản phẩm này (346 triệu vào năm 2000 xuống còn 244 triệu vào năm 2018, giảm hơn 100 triệu). So với cùng kỳ, tỷ lệ sử dụng thuốc lá của nam giới đã tăng khoảng 40 triệu, từ 1,050 tỷ người vào năm 2000 lên 1,093 tỷ người vào năm 2018 (tương đương 82% trong số 1,37 tỷ người sử dụng thuốc lá trên thế giới hiện nay).

Nhưng mặt tích cực cho thấy, báo cáo mới đây đã chỉ ra số người sử dụng thuốc lá nam đã ngừng tăng và dự kiến ​​sẽ giảm hơn 1 triệu người dùng nam đến năm 2020 (tương đương 1,091 tỷ người) so với mức 2018 và giảm 5 triệu người dùng (tương đương 1,087 tỉ ngư vào năm 2025 (1.087 tỷ người). Đến năm 2020, các dự án của WHO dự kiến sẽ có ít hơn 10 triệu người sử dụng thuốc lá ở cả nam và nữ so với năm 2018, và 27 triệu người ít hơn vào năm 2025. Khoảng 60% các quốc gia diễn ra sự suy giảm sử dụng thuốc lá kể từ năm 2010.

Tiến sĩ Ruediger Krech, Giám đốc xúc tiến Y tế của WHO cho biết, các hành động của chính phủ nhằm giảm thiểu sử dụng thuốc lá toàn cầu chứng minh rằng khi chính phủ công bố và tăng cường các hành động dựa trên bằng chứng toàn diện, họ có thể bảo vệ sức khỏe của người dân và cả cộng đồng. Bất chấp những lợi ích như vậy, tiến bộ trong việc đáp ứng mục tiêu toàn cầu mà các chính phủ đặt ra là cắt giảm 30% lượng thuốc lá vào năm 2025 vẫn chưa được thực hiện. Dựa trên tiến độ hiện tại, ước tính sẽ giảm 23% vào năm 2025. Chỉ có 32 quốc gia hiện tại đang đi đúng hướng để đạt mục tiêu giảm 30%.

Sự suy giảm sử dụng thuốc lá ở nam giới – những người đại diện cho phần lớn người sử dụng thuốc lá, có thể được xây dựng và sử dụng để đẩy nhanh nỗ lực đạt được mục tiêu toàn cầu, Tiến sĩ Vinayak Prasad, người đứng đầu đơn vị kiểm soát thuốc lá của WHO nói. Tiến sĩ Prasad cũng cho biết, ít người đang sử dụng thuốc lá, đây là một bước quan trọng đối với sức khỏe cộng đồng toàn cầu. Tuy nhiên, như vậy là chưa đủ. Nếu không đẩy mạnh hành động ở các quốc gia, dự kiến ​​việc giảm sử dụng thuốc lá sẽ không thể đạt được mục tiêu đặt ra. Chúng ta không bao giờ được buông xuôi trong cuộc chiến này.

Những phát hiện quan trọng khác của báo cáo bao gồm:

  • Trẻ em: Khoảng 43 triệu trẻ em (từ 13-15 tuổi) đã sử dụng thuốc lá trong năm 2018 (14 triệu trẻ nữ và 29 triệu trẻ nam).
  • Phụ nữ: Số phụ nữ sử dụng thuốc lá năm 2018 là 244 triệu người. Đến năm 2025, sẽ có ít hơn 32 triệu phụ nữ sử dụng thuốc lá. Hầu hết lợi nhuận mà thuốc lá kiếm được đang đến từ các nước thu nhập thấp và trung bình. Châu Âu là khu vực có tiến bộ chậm nhất trong việc giảm sử dụng thuốc lá ở phụ nữ.
  • Xu hướng tại châu Á: Khu vực Đông Nam Á có tỷ lệ sử dụng thuốc lá cao nhất, hơn 45% nam và nữ từ 15 tuổi trở lên, nhưng xu hướng này được dự báo sẽ giảm nhanh xuống mức khoảng 25% tương tự ở khu vực châu Âu và Tây Thái Bình Dương vào năm 2025. Khu vực Tây Thái Bình Dương, bao gồm cả Trung Quốc, được dự đoán sẽ vượt qua Đông Nam Á để trở thành khu vực có tỷ lệ trung bình sử dụng thuốc lá cao nhất ở nam giới.
  • Xu hướng tại châu Mỹ: 15 quốc gia ở châu Mỹ đang trên đường đạt được mục tiêu giảm 30% việc sử dụng thuốc lá vào năm 2030, khiến đây trở thành khu vực hoạt động tốt nhất trong sáu khu vực của WHO.
  • Hành động chính sách: ngày càng có nhiều quốc gia thực hiện các biện pháp kiểm soát thuốc lá và đang có những tác dụng hiệu quả trong việc giảm sử dụng thuốc lá. Thuế thuốc lá không chỉ giúp giảm tiêu thụ thuốc lá và chi phí chăm sóc sức khỏe, mà còn thể hiện một nguồn thu để tài trợ cho sự phát triển ở nhiều quốc gia.

Mỗi năm, hơn 8 triệu người chết vì sử dụng thuốc lá, khoảng một nửa số người dùng. Hơn 7 triệu ca tử vong là do sử dụng thuốc lá trực tiếp trong khi khoảng 1,2 triệu ca đến từ những người không hút thuốc tiếp xúc với khói thuốc. Hầu hết các trường hợp tử vong liên quan đến thuốc lá xảy ra ở các nước thu nhập thấp và trung bình - các khu vực là mục tiêu của sự can thiệp và tiếp thị mạnh mẽ của ngành công nghiệp thuốc lá.

Kết luận

Báo cáo của WHO bao gồm việc sử dụng thuốc lá, thuốc lá tẩu, xì gà, thuốc lào, các sản phẩm thuốc lá không khói (như cheroots và kittlek) và các sản phẩm thuốc lá được đốt cháy. Thuốc lá điện tử không được đề cập trong báo cáo.

Báo cáo hỗ trợ giám sát mục tiêu phát triển bền vững (SDG) kêu gọi tăng cường thực hiện Công ước khung về kiểm soát thuốc lá của WHO (WHO FCTC). Các biện pháp phù hợp của WHO đã được chứng minh là cứu sinh mạng người và giảm chi phí chăm sóc sức khỏe, bao gồm:

  • Giám sát chính sách phòng chống sử dụng thuốc lá.
  • Bảo vệ người dân khỏi khói thuốc lá.
  • Cung cấp các trợ giúp để bỏ thuốc lá.
  • Cảnh báo mọi người về sự nguy hiểm của thuốc lá.
  • Thực thi lệnh cấm quảng cáo, khuyến mãi và tài trợ thuốc lá.
  • Tăng thuế đối với thuốc lá.

Tham khảo thêm thông tin tại: Thuốc lá điện tử: “Bệnh dịch” mới đáng báo động

Bs. Lê Minh Khánh - Viện Y học ứng dụng VIệt Nam - Theo WHO
Bình luận
Tin mới
  • 26/04/2024

    Chế độ ăn cho người bị nhiễm vi khuẩn HP

    Cùng với tuân thủ điều trị theo chỉ định của bác sĩ, chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa loét dạ dày do nhiễm vi khuẩn HP.

  • 26/04/2024

    Tại sao cần tiêm vaccine phòng uốn ván?

    Uốn ván là một căn bệnh nghiêm trọng, ảnh hưởng đến cơ và dây thần kinh của cơ thể nhưng có thể phòng ngừa được. Nó thường gây co thắt, tạo cảm giác đau đớn và cứng cơ hàm. Uốn ván là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng có thể đe dọa tính mạng và dễ dàng phòng ngừa bằng tiêm chủng. Nguyên nhân là do độc tố được tạo ra bởi bào tử của vi khuẩn Clostridium tetani. Những vi khuẩn này sống trong môi trường, bao gồm cả trong đất, bụi và phân động vật.

  • 26/04/2024

    Vì sao da đầu đổ nhiều mồ hôi và cách cải thiện?

    Da đầu đổ nhiều mồ hôi khiến tóc bết, khó chịu, ngứa ngáy và tăng nguy cơ các bệnh về da. Tìm hiểu nguyên nhân tình trạng nhiều mồ hôi da đầu cũng như cách khắc phục tại nhà.

  • 26/04/2024

    Nguyên nhân khiến da mỏng hơn

    Làn da mỏng manh là làn da dễ bị nẻ và tổn thương. Đó là một vấn đề phổ biến ở người lớn tuổi. Khi bạn già đi, các lớp da của bạn sẽ mỏng đi và trở nên mỏng manh hơn. Tuy nhiên, có một số yếu tố khác ảnh hưởng đến độ dày của da. Ngay cả những rối loạn và việc sử dụng thuốc cũng có thể góp phần làm mỏng da.

  • 25/04/2024

    10 mẹo để loại bỏ nếp nhăn biểu cảm

    Nếp nhăn biểu cảm là những đường nhăn trên khuôn mặt xuất hiện khi chúng ta cử động cơ mặt. Chúng thường xuất hiện ở những vùng da mỏng manh như trán, giữa hai lông mày và xung quanh mắt và miệng.

  • 25/04/2024

    Dấu hiệu cho thấy cơ thể đang thiếu hụt protein

    Protein là một chất dinh dưỡng rất quan trọng đối với sức khỏe. Khi cơ thể thiếu hụt protein sẽ xuất hiện một số dấu hiệu cảnh báo..

  • 25/04/2024

    Dùng thuốc an toàn khi đang cho con bú

    Nếu bạn đang cho con bú sữa mẹ, bạn đang cho con bạn một khởi đầu khỏe mạnh. Tuy nhiên, nếu cần dùng thuốc, bạn có thể thắc mắc về việc thuốc có thể ảnh hưởng đến sữa mẹ như thế nào. Bài viết dưới đây là những gì bạn cần biết.

  • 25/04/2024

    Cẩn trọng với thói quen bóc da môi

    Bóc da môi là một thói quen không lành mạnh phổ biến ở nhiều người. Dù là vô tình hay hữu ý, nó có thể gây ảnh hưởng xấu đến sự khỏe đẹp của đôi môi.

Xem thêm