Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Những vi khuẩn, ký sinh trùng có thể ẩn náu trong thực phẩm

Dưới đây là 8 loại vi khuẩn, ký sinh trùng có thể ẩn nấp trong bữa ăn, cùng với một số phương pháp đơn giản để ngăn ngừa bệnh tật và lây nhiễm các vi sinh vật này.

Vi khuẩn và ký sinh trùng từ thực phẩm như sán dây, trùng roi giardia và giun đũa có thể gây ra những tác động nghiêm trọng đến sức khỏe. Các vi sinh vật này rất khó để nhìn thấy bằng mắt thường. Tuy nhiên, các biện pháp phòng ngừa chính có thể giúp bạn an toàn khi sử dụng thực phẩm.

Nếu không được kiểm soát, các ký sinh trùng và vi khuẩn trong thực phẩm có thể gây chết người và việc kiểm soát chúng là vấn đề được các chính phủ cũng như các nhà sản xuất thực phẩm hết sức quan tâm.

1. E.coli

Khi nói về vi khuẩn E. coli gây bệnh cho con người, chúng ta thường nói về vi khuẩn E. coli sản sinh độc tố Shiga, hay STEC. Các chủng E. coli sản sinh độc tố Shiga - STEC, phổ biến nhất là 0157, tạo ra một chất độc gọi là Shiga gây nguy hiểm cho con người. E. coli thường được tìm thấy trong thịt bò nấu chưa chín. Bạn không thể nhìn thấy, nếm hoặc ngửi thấy vi khuẩn này. Nếu bạn ăn phải thực phẩm nhiễm E. coli, bạn có thể bị đau co thắt dạ dày, nôn mửa, sốt và tiêu chảy, phân có lẫn máu.

Làm thế nào để ngăn chặn nhiễm E. coli?

Không có loại thuốc nào giúp điều trị nhiễm trùng E. coli và không có vaccine nào có thể ngăn ngừa bệnh này. Bạn có thể giảm nguy cơ nhiễm E. coli  bằng cách nấu kỹ tất cả thịt cho đến khi thịt đạt đến nhiệt độ bên trong là trên 70 độ C. Khi chế biến thịt bò, hãy giữ cho bề mặt bàn bếp sạch sẽ, rửa tay thường xuyên và không làm lây nhiễm chéo các dụng cụ nấu ăn.

2. Trùng roi Giardia

Trùng roi Giardia là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây bệnh do nguồn nước và thực phẩm ở Mỹ. Ký sinh trùng này thường được tìm thấy trong nước hoặc thực phẩm bị nhiễm phân. Nhiễm ký sinh trùng Giardia được gọi là bệnh giardia. Bạn thường dễ bị nhiễm giardia nhất khi ăn thịt lợn, thịt cừu hoặc thịt thú rừng nấu chưa chín.

Các triệu chứng khi nhiễm kí sinh trùng Giardia là đau quặn bụng, đầy hơi, tiêu chảy và buồn nôn. Có thể mất từ 1 - 2 tuần để các triệu chứng xuất hiện và 2 - 6 tuần để chúng giảm bớt. Trong một số ít trường hợp, các triệu chứng có thể kéo dài hàng tháng hoặc thậm chí hàng năm.

Đọc thêm thông tin tại : 6 cách vệ sinh đồ chơi của trẻ chống nấm mốc

Làm thế nào để ngăn chặn nhiễm kí sinh trùng Giardia?

  • Rửa tay thường xuyên
  • Xử lý nguồn nước uống
  • Không nuốt nước khi bơi
  • Nấu kỹ thịt trước khi ăn

3. Sán dây

Có một số loại sán dây có thể xâm nhập vào cơ thể qua thức ăn. Hầu hết sán dây ảnh hưởng đến con người đến từ việc ăn các sản phẩm động vật chưa nấu chín đặc biệt là thịt bò và thịt lợn, cũng như cá bị sống ở nguồn nước bị ô nhiễm hoặc nấu chưa chín. Mọi người có thể sống chung với sán dây mà không biết trong nhiều tháng hoặc thậm chí nhiều năm vì các triệu chứng khi nhiễm sán dây thường không rõ ràng. Khi bị nhiễm sán dây, bạn có thể bị sụt cân, đau bụng và ngứa rát hậu môn.

Làm thế nào để ngăn ngừa nhiễm sán dây?

Bạn có thể ngăn ngừa nhiễm trùng sán dây bằng cách nấu chín kỹ tất cả các loại thịt mà bạn ăn. Bên cạnh đó, bạn cần rửa sạch tất cả các loại trái cây và rau quả trước khi ăn hoặc chế biến. Tình trạng nhiễm sán dây lợn hiện tại có thể trở nên nguy hiểm hơn khi bạn dùng tay gãi ngứa và vệ sinh kém.Trứng sán có thể đi từ hậu môn lên miệng sau khi gãi hoặc lau.

4. Ký sinh trùng Toxoplasma gondii

Toxoplasma gondii - một loại ký sinh trùng cực nhỏ gây bệnh toxoplasmosis, chỉ có thể sinh sản bên trong cơ thể mèo. Đây là một trong những lý do tại sao bạn được dạy phải luôn rửa tay sau khi tiếp xúc với động vật. Ký sinh trùng Toxoplasma gondii lây nhiễm sang thực phẩm thông qua phân mèo. Nếu bạn chạm vào một con mèo bị nhiễm trùng hoặc xử lý khay vệ sinh của mèo mà không rửa tay sau đó, bạn có thể dễ dàng truyền ký sinh trùng vào thức ăn khi bạn xử lý hoặc chuẩn bị thức ăn.

Các triệu chứng của bệnh toxoplasmosis giống như cúm. Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA), bệnh toxoplasmosis là nguyên nhân thứ 3 gây tử vong do bệnh từ thực phẩm trên thế giới. Bạn cũng có thể bị nhiễm ký sinh trùng này do ăn thịt chưa nấu chín hoặc uống nước chưa được xử lý.

Làm thế nào để ngăn  lây nhiễm ký sinh trùng Toxoplasma gondii?

Cách tốt nhất để ngăn ngừa nhiễm ký sinh trùng Toxoplasma gondii là rửa kỹ và nấu chín thức ăn, rửa tay thường xuyên và đeo găng tay khi xử lý phân mèo.

5. Giun đũa

Giun đũa, một loại giun tròn đường ruột, thường lây truyền khi con người ăn phải trứng giun. Trứng giun có thể xuất hiện trong thức ăn của bạn khi bạn chạm vào đất bị ô nhiễm hoặc ăn trái cây và rau được trồng trên đất bị ô nhiêm mà không được rửa sạch. Các triệu chứng khi nhiễm giun đũa thường nhẹ hoặc không có triệu chứng rõ ràng. Một số triệu chứng có thể gặp như buồn nôn, nôn và đau bụng, cũng như ho và khó thở.

Làm thế nào để ngăn ngừa nhiễm giun đũa?

Bạn có thể ngăn ngừa nhiễm giun đũa bằng cách rửa tay thường xuyên, rửa sạch tất cả các thực phẩm trước khi ăn và tránh ăn các thực phẩm nào mà bạn nghi ngờ có thể được trồng trên đất bị ô nhiễm.

Đọc thêm bài viết: Thực phẩm đóng hộp: có lợi hay không?

6. Cryptosporidium

Được bảo vệ bởi lớp vỏ cứng, ký sinh trùng Cryptosporidium được tìm thấy trong thực phẩm tươi sống, sữa và nước hoa quả. Cryptosporidiosis (Crypto), một bệnh nhiễm ký sinh trùng, có thể gây đau bụng, sốt nhẹ, đau quặn bụng và tiêu chảy toàn nước. Những triệu chứng này thường xuất hiện từ 2 - 10 ngày hoặc trung bình là 7 ngày sau khi ăn phải thực phẩm bị nhiễm ký sinh trùng. Nếu bạn tiếp xúc với phân có chứa ký sinh trùng chẳng hạn như khi thay tã, bạn cũng có thể bị nhiễm ký sinh trùng.

Làm thế nào để ngăn ngừa nhiễm Cryptosporidium?

Bạn có thể ngăn ngừa bệnh Crypto bằng cách rửa kỹ tất cả thực phẩm trước khi ăn, uống sữa và nước trái cây đã tiệt trùng, kết hợp rửa tay thường xuyên trong ngày.

7. Giun dẹp hay sán cá

Có một số loại giun sán có thể tìm thấy trong cá, chẳng hạn như Opisthorchiidae và Paragonimus. Những loại giun sán này bị giết trong quá trình nấu nướng, vì vậy cơ hội lớn nhất để bạn ăn phải chúng là khi ăn cá sống. Các triệu chứng khi nhiễm sán cá khác nhau tùy thuộc vào loài. Triệu chứng khi nhiễm sán cá có thể mất vài tháng mới xuất hiện và chúng thường bao gồm chứng rối loạn tiêu hóa.

Làm thế nào để ngăn ngừa nhiễm giun dẹp hoặc sán cá?

Khả năng nhiễm nhiễm giun dẹp hoặc sán cá từ món sashimi là khá thấp. Điều này đặc biệt đúng với hải sản cao cấp đắt tiền như sushi. Khi đi du lịch nước ngoài, bạn nên thận trọng không nên ăn cá nước ngọt sống và các món ăn không rõ phương pháp chế biến.

8. Giun kim

Giun kim bao gồm các loài như Vibrio vulnificus, Shigella và Trichinella. Nhiễm giun kim là loại phổ biến nhất của nhiễm giun đường ruột ở Hoa Kỳ. Bất kỳ ai cũng có nguy cơ bị nhiễm bệnh giun kim, tuy nhiên bệnh này thường hay gặp và ảnh hưởng đến trẻ em. Giun kim có thể xâm nhập vào thức ăn do vệ sinh kém, chẳng hạn như trẻ không rửa tay. Bệnh cũng rất dễ lây lan. Nếu một thành viên trong gia đình bị nhiễm bệnh thì mọi người trong gia đình phải được điều trị. Giun kim sống khoảng 5 - 6 tuần trong ruột trước khi chết và thường đẻ trứng ở gần hậu môn trực tràng.

Triệu chứng phổ biến nhất của nhiễm giun kim là ngứa xung quanh hậu môn. Điều này có thể dẫn đến tình trạng nhiễm giun nặng hơn khi trẻ gãi vào vùng bị ảnh hưởng và đưa giun và trứng trở lại miệng và mặt.

Làm thế nào để ngăn ngừa nhiễm giun kim?

Mặc dù hầu như vô hại, nhưng giun kim thường được điều trị bằng thuốc và có thể tránh được bằng cách sử dụng các biện pháp vệ sinh.

Chúng tôi mong rằng bài viết này đã cung cấp thông tin quan trọng về sức khỏe dành cho bạn. Nhằm đáp ứng nhu cầu của các khách hàng trong việc chăm sóc sức khỏe, Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM cung cấp các dịch vụ tư vấn, thăm khám dinh dưỡng cho trẻ với cam kết hỗ trợ phát triển sức khỏe và cải thiện các tình trạng như còi xương, suy dinh dưỡng, thừa cân, tư vấn dinh dưỡng cho tất cả các đối tượng… Hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline 0935.18.39.39  hoặc 0243.633.5678 để nhận tư vấn chi tiết.

Bác sĩ Nguyễn Hoài Thu - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Healthline
Bình luận
Tin mới
  • 21/11/2024

    Trị bệnh Parkinson bằng Đông y có hiệu quả không?

    Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.

  • 21/11/2024

    Tăng cường sức khỏe xương khớp cho người cao tuổi trong mùa đông

    Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh

  • 21/11/2024

    Tức giận - Kẻ thù thầm lặng của sức khỏe

    Tức giận là một cảm xúc bình thường mà ai cũng sẽ trải qua, bởi hiếm ai có thể giữ được bình tĩnh khi bị tấn công, xúc phạm, phản bội hay thất bại... Tuy nhiên, tức giận quá thường xuyên hoặc kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe.

  • 21/11/2024

    Bệnh hô hấp và cách bảo vệ sức khỏe trong mùa lạnh

    Mùa đông đến đi kèm với sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, không khí hanh khô và độ ẩm giảm. Những yếu tố này gây nên các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là ở trẻ nhỏ, người cao tuổi và những người có hệ miễn dịch yếu. Các bệnh lý đường hô hấp không chỉ gây khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.

  • 20/11/2024

    9 cách chữa đau chân tại nhà hiệu quả

    Đau chân là vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của nhiều người. Cùng tìm hiểu 9 phương pháp đơn giản, hiệu quả để chữa đau chân tại nhà. Áp dụng đúng cách, bạn có thể giảm đau, cải thiện lưu thông máu và tăng cường sức khỏe cho đôi chân của mình.

  • 19/11/2024

    Các phương pháp điều trị bênh tiêu chảy tự nhiên khi bạn đang cho con bú

    Thật khó khăn khi bạn phải đối mặt với bệnh tiêu chảy, nhất là khi bạn đang phải cho con bú. Trong bài viết này, Viện Y học ứng dụng Việt Nam sẽ chia sẻ một số biện pháp khắc phục tự nhiên để điều trị bệnh tiêu chảy cho các bà mẹ vẫn đang trong thời kỳ nuôi con bằng sữa mẹ.

  • 18/11/2024

    Tại sao người đái tháo đường nên ăn rau đầu tiên?

    Ăn rau đầu tiên trong bữa ăn có tác dụng thế nào với người bệnh đái tháo đường? Thứ tự các ăn các món trong bữa ăn của người bệnh đái tháo đường có gì đặc biệt? Nhân Ngày thế giới phòng chống đái tháo đường 14/11, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

  • 18/11/2024

    Ngày Trẻ em Thế giới: Bồi dưỡng sức khỏe thể chất và tinh thần cho trẻ

    Ngày Trẻ em Thế giới là dịp để chúng ta cùng nhau tôn vinh và bảo vệ thế hệ tương lai của đất nước. Trong bối cảnh cuộc sống hiện đại với nhiều thay đổi, việc chăm sóc sức khỏe toàn diện cho trẻ em càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.

Xem thêm