Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Những tinh dầu giúp bạn thoải mái hơn khi mãn kinh

Đối với rất nhiều phụ nữ, mãn kinh là một giai đoạn không hề dễ dàng. Đó không chỉ là dấu hiệu kết thúc kinh nguyệt hàng tháng mà còn là một dấu ấn "đáng lo" trong quá trình suy giảm khả năng sinh sản ở người phụ nữ.

Mặc dù một vài phụ nữ tiền mãn kinh có thể bắt đầu sớm ở tuổi 30, nhưng đa số phụ nữ sẽ xuất hiện các dấu hiệu mãn kinh trong giai đoạn từ 45 đến 55 tuổi. Các chuyên gia định nghĩa, mãn kinh là khi người phụ nữ trải qua 12 tháng liên tục không xuất hiện kinh nguyệt.

Mãn kinh là kết quả của suy giảm nhanh chóng các hoormon sinh dục, đặc biệt là estrogen, gây nên hàng loạt các cảm giác khó chịu như: bốc hỏa, mệt mỏi, căng thẳng, thay đổi tính nết, trầm cảm, mất ngủ... khiến cho tiền mãn kinh và mãn kinh trở nên tồi tệ và khó chịu với nhiều phụ nữ. Một số chị em sẽ thấy suy giảm ham muốn tình dục, đau hoặc co rút, viêm nhiễm vùng chậu. Các nguy cơ bệnh tật như loãng xương, tăng huyết áp, bệnh tim mạch cũng cao hơn. Thêm nữa, nhiều chị em thấy mất tự tin vì làn da trở nên khô ráp, xấu xí.

May mắn thay, chúng ta vẫn luôn có cách để thoải mái hơn khi mãn kinh đến. Và tinh dầu là một trong số những phương pháp tương đối hiệu quả mà bạn có thể áp dụng.

Tinh dầu sẽ giúp bạn thoải mái hơn

Nhiều khi những loại thuốc thường dùng không giúp bạn kiểm soát được các triệu chứng,  khó chịu của thời kỳ mãn kinh. Trong khi đó, các nghiên cứu đã chứng minh được hiệu quả của một vài loại tinh dầu trong việc hạn chế được những khó chịu này.

Những tinh dầu này có thể được sử dụng dưới dạng tinh chất tự nhiên hoặc pha chế thành dầu hoặc kem. Tinh dầu được sử dụng như một hương liệu bằng cách hít vào (trực tiếp qua mũi hoặc thông qua đèn khuếch tán, xông) hoặc pha loãng để thoa lên da. Tinh dầu không thể sử dụng bằng cách ăn, uống trực tiếp vào cơ thể.

Hãy thử xem hiệu quả của 6 loại tinh dầu dưới đây để giúp giảm bớt các triệu chứng của mãn kinh:

1. Tinh dầu bạc hà

Loại tinh dầu này có thể giúp giảm bớt cảm giác khó chịu khi bạn cảm thấy nóng bừng. Thêm một - hai giọt vào ngón tay, đưa lên gần mũi và hít thở chậm rãi, bạn thấy hạ hỏa ngay tức thì phải không nào!

Tinh dầu bạc hà còn có thể giúp giảm những cơn đau bạn có thể gặp trong thời gian này, chẳng hạn như chuột rút hoặc đau bụng, đau co thắt vùng chậu.

Một số phụ nữ vẫn tiếp tục bị chuột rút khi kinh nguyệt dừng hẳn. Đây có thể là dấu hiệu bệnh lý, vì vậy nếu sau khi dừng kinh nguyệt bạn vẫn tiếp tục trải qua tình trạng chuột rút dai dẳng, hãy tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ.

2. Tinh dầu lá xô thơm

Những cơn nóng bừng có thể xuất hiện khá thường xuyên trên khắp cơ thể khi bạn bước vào tiền mãn kinh hoặc mãn kinh. Để giảm bớt bốc hỏa, bạn có thể thoa một vài giọt tinh dầu lá xô thơm đã pha loãng vào phía sau gáy hoặc lòng bàn chân. 

Nhỏ vài giọt tinh dầu vào khăn giấy, đặt lên mũi và hít vào thở ra nhẹ nhàng có thể giúp giảm bớt trầm cảm hoặc buồn chán vô cớ, thay đổi tính nết trong giai đoạn nhạy cảm này.

Tinh dầu lá xô thơm có thể giúp làm chậm sự phát triển của loãng xương, một bệnh thường gặp trong mãn kinh (do sự sụt giảm estrogen khiến quá trình tiêu xương nhanh hơn phát triển xương).

3. Tinh dầu oải hương

Tinh dầu oải hương có thể giúp cân bằng hormone và làm dịu sự khó chịu tại vùng đáy chậu. Hãy thử đặt lên vùng đáy chậu một miếng gạc hoặc khăn bông đã làm lạnh, thêm vài giọt tinh dầu oải hương pha loãng, bạn sẽ thấy dễ chịu hơn nhiều. Tuy nhiên, chỉ nên sử dụng cách này tối đa trong 30 phút và nếu có bất kì sự khó chịu nào, hãy bỏ miếng gạc ra và rửa sạch khu vực vừa được dùng tinh dầu bằng nước ấm.

Oải hương cũng giúp thư giãn và cải thiện chất lượng giấc ngủ. Trong thời kì mãn kinh, chị em sẽ thấy khó ngủ, mất ngủ và chỉ với vài giọt tinh dầu oải hương, bạn có thể nhanh chóng chìm vào giấc ngủ say nồng.

4. Tinh dầu húng quế

Nếu bạn đang tìm kiếm một phương pháp giúp tăng lượng estrogen hoặc cải thiện cảm xúc, hãy thử tinh dầu húng quế. Húng quế cũng có thể giúp bạn chống lại những cơn bốc hỏa tức thì nếu pha loãng rồi thoa lên lòng bàn chân hoặc phía sau gáy.

5. Tinh dầu phong lữ

Loại tinh dầu này được biết đến với tác dụng điều hòa sự thay đổi hormone trong giai đoạn mãn kinh. Một vài giọt dầu để ngửi cũng có thể đem đến tác dụng giảm stress ngay tức thì.

Phong lữ cũng có hiệu quả đối với làn da khô, một biểu hiện hay xuất hiện khi mãn kinh. Hãy cân nhắc để thêm một vài giọt tinh dầu phong lữ trong bồn tắm nước ấm để tận hưởng cảm giác thoải mái, dễ chịu và có làn da mượt mà hơn.

Các nghiên cứu đã khuyến nghị rằng loại tinh dầu này có thể xua tan muộn phiền, trầm cảm, rất thích hợp cho sự trái tính trái nết thường hay xuất hiện trong thời kỳ mãn kinh.

6. Tinh dầu cam quýt

Các loại hương liệu tinh dầu cam quýt có nhiều lợi ích cho phụ nữ giai đoạn mãn kinh. Một nghiên cứu vào năm 2014 ở phụ nữ đã mãn kinh thường hít tinh dầu này cho thấy có sự giảm bớt các khó chịu trong giai đoạn mãn kinh cũng như gia tăng ham muốn tình dục.

Ngoài ra, tinh dầu cam quýt còn có tác dụng cải thiện nhịp tim và nồng độ estrogen. Tinh dầu cam quýt còn có đặc tính kháng viêm, giúp bạn giảm bớt đau nhức.

Tuy nhiên khi chăm sóc da bằng loại tinh dầu này có thể làm cho làn da của bạn trở nên nhạy cảm với ánh nắng mặt trời. Hãy tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời nếu bạn đang sử dụng loại dầu này cho da.

Thông tin chi tiết tham khảo thêm tại: 8 tinh dầu cần thiết cho sức khỏe của bạn

Ths.Bs. Trần Thu Nguyệt - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Tổng hợp từ Healthline
Bình luận
Tin mới
  • 26/04/2024

    Chế độ ăn cho người bị nhiễm vi khuẩn HP

    Cùng với tuân thủ điều trị theo chỉ định của bác sĩ, chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa loét dạ dày do nhiễm vi khuẩn HP.

  • 26/04/2024

    Tại sao cần tiêm vaccine phòng uốn ván?

    Uốn ván là một căn bệnh nghiêm trọng, ảnh hưởng đến cơ và dây thần kinh của cơ thể nhưng có thể phòng ngừa được. Nó thường gây co thắt, tạo cảm giác đau đớn và cứng cơ hàm. Uốn ván là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng có thể đe dọa tính mạng và dễ dàng phòng ngừa bằng tiêm chủng. Nguyên nhân là do độc tố được tạo ra bởi bào tử của vi khuẩn Clostridium tetani. Những vi khuẩn này sống trong môi trường, bao gồm cả trong đất, bụi và phân động vật.

  • 26/04/2024

    Vì sao da đầu đổ nhiều mồ hôi và cách cải thiện?

    Da đầu đổ nhiều mồ hôi khiến tóc bết, khó chịu, ngứa ngáy và tăng nguy cơ các bệnh về da. Tìm hiểu nguyên nhân tình trạng nhiều mồ hôi da đầu cũng như cách khắc phục tại nhà.

  • 26/04/2024

    Nguyên nhân khiến da mỏng hơn

    Làn da mỏng manh là làn da dễ bị nẻ và tổn thương. Đó là một vấn đề phổ biến ở người lớn tuổi. Khi bạn già đi, các lớp da của bạn sẽ mỏng đi và trở nên mỏng manh hơn. Tuy nhiên, có một số yếu tố khác ảnh hưởng đến độ dày của da. Ngay cả những rối loạn và việc sử dụng thuốc cũng có thể góp phần làm mỏng da.

  • 25/04/2024

    10 mẹo để loại bỏ nếp nhăn biểu cảm

    Nếp nhăn biểu cảm là những đường nhăn trên khuôn mặt xuất hiện khi chúng ta cử động cơ mặt. Chúng thường xuất hiện ở những vùng da mỏng manh như trán, giữa hai lông mày và xung quanh mắt và miệng.

  • 25/04/2024

    Dấu hiệu cho thấy cơ thể đang thiếu hụt protein

    Protein là một chất dinh dưỡng rất quan trọng đối với sức khỏe. Khi cơ thể thiếu hụt protein sẽ xuất hiện một số dấu hiệu cảnh báo..

  • 25/04/2024

    Dùng thuốc an toàn khi đang cho con bú

    Nếu bạn đang cho con bú sữa mẹ, bạn đang cho con bạn một khởi đầu khỏe mạnh. Tuy nhiên, nếu cần dùng thuốc, bạn có thể thắc mắc về việc thuốc có thể ảnh hưởng đến sữa mẹ như thế nào. Bài viết dưới đây là những gì bạn cần biết.

  • 25/04/2024

    Cẩn trọng với thói quen bóc da môi

    Bóc da môi là một thói quen không lành mạnh phổ biến ở nhiều người. Dù là vô tình hay hữu ý, nó có thể gây ảnh hưởng xấu đến sự khỏe đẹp của đôi môi.

Xem thêm