Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Những thói quen cần tránh khi vào bếp

Một số thói quen xấu khi chế biến, nấu ăn trong nhà bếp có thể ảnh hưởng tới chất lượng thực phẩm, làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm.

Những thói quen cần tránh khi vào bếp

Để bảo vệ sức khỏe cả gia đình, bạn cần tránh những thói quen xấu nào khi nấu nướng?

Rã đông thịt ở nhiệt độ phòng

Những vi sinh vật có trong thịt lợn, thịt gà… đông lạnh có thể sinh sôi nhanh chóng ở nhiệt độ phòng. Phương pháp rã đông an toàn là chuyển thực phẩm xuống ngăn mát tủ lạnh, thời gian rã đông là từ 8-24 giờ tùy thuộc vào khối lượng của thực phẩm.

Những vi sinh vật có trong thịt lợn, thịt gà… đông lạnh có thể sinh sôi nhanh chóng ở nhiệt độ phòng. Phương pháp rã đông an toàn là chuyển thực phẩm xuống ngăn mát tủ lạnh, thời gian rã đông khoảng 8-24 giờ tùy thuộc vào khối lượng của thực phẩm.

Không vệ sinh túi đi chợ

Vi khuẩn từ thực phẩm tươi sống, trứng… có thể bám vào túi, lây nhiễm chéo sang những thực phẩm khác qua nhiều lần sử dụng. Hãy giặt túi vải với xà phòng, hoặc dùng dung dịch diệt khuẩn để lau túi nhựa, làn nhựa sau mỗi lần mua sắm.

Việc sử dụng túi vải, túi tái sử dụng là lựa chọn thông thái, nhưng không ít người tiêu dùng lại “quên” giặt, vệ sinh túi thường xuyên. Vi khuẩn từ thực phẩm tươi sống, trứng… có thể bám vào túi, lây nhiễm chéo sang những thực phẩm khác qua nhiều lần sử dụng. Hãy giặt túi vải với xà phòng, hoặc dùng dung dịch diệt khuẩn để lau túi nhựa, làn nhựa sau mỗi lần mua sắm.

Rửa thịt trong bồn rửa bát

Thói quen rửa thịt dưới vòi nước chảy không giúp bạn loại bỏ bớt vi khuẩn trên thịt. Trái lại, nước có thể mang theo mầm bệnh, bắn ra bàn bếp và bồn rửa. Bạn nên vệ sinh thịt trong các dụng cụ riêng làm bằng chất liệu inox, thủy tinh và đừng quên rửa sạch chúng sau khi dùng.

Thói quen rửa thịt dưới vòi nước chảy hoặc trong bồn rửa bát không giúp bạn loại bỏ bớt vi khuẩn trên thịt. Trái lại, nước có thể mang theo mầm bệnh, bắn ra bàn bếp và bồn rửa. Bạn nên vệ sinh thịt trong các dụng cụ riêng làm bằng chất liệu inox, thủy tinh và đừng quên rửa sạch chúng sau khi dùng.

Bảo quản đồ sống ở phía trên rau củ quả

Khi sắp xếp đồ trong tủ lạnh, bạn không nên đặt thực phẩm tươi sống (thịt, thủy hải sản) ở ngăn phía trên rau củ quả. Nguyên nhân là thịt cá có thể nhỏ nước mang theo mầm bệnh xuống rau sống, trái cây tươi. Hãy bảo quản đồ tươi sống ở ngăn dưới thấp, đừng quên lót thêm khay, hộp để đề phòng hiện tượng trên.

Khi sắp xếp đồ trong tủ lạnh, bạn không nên đặt thực phẩm tươi sống (thịt, thủy hải sản) ở ngăn phía trên rau củ quả. Nguyên nhân là thịt cá có thể nhỏ nước mang theo mầm bệnh xuống rau sống, trái cây tươi. Hãy bảo quản đồ tươi sống ở ngăn dưới thấp, đừng quên lót thêm khay, hộp để đề phòng hiện tượng trên.

Kiểm tra hạn sử dụng bằng cách nếm

Bạn tuyệt đối không nên nếm thử thức ăn để xác định xem đồ ăn, thực phẩm còn tươi ngon hay không. Thực phẩm hết hạn sử dụng, biến chất có thể sinh ra nhiều độc tố nguy hiểm với sức khỏe. Bạn chỉ nên quan sát hoặc ngửi để phát hiện các dấu hiệu hỏng, không ăn những thực phẩm có màu, mùi lạ.

Bạn tuyệt đối không nên nếm thử thức ăn để xác định xem đồ ăn, thực phẩm còn tươi ngon hay không. Thực phẩm hết hạn sử dụng, biến chất có thể sinh ra nhiều độc tố nguy hiểm với sức khỏe. Bạn chỉ nên quan sát hoặc ngửi để phát hiện các dấu hiệu hỏng, không ăn những thực phẩm có màu, mùi lạ.

Không thay miếng rửa bát

Nếu không được thay rửa và vệ sinh thường xuyên, miếng rửa bát có thể trở thành vật trung gian lây truyền vi khuẩn đến mọi bề mặt, dụng cụ trong nhà bếp. Bạn có thể vệ sinh miếng bọt biển, giẻ rửa bát bằng cách luộc trong nước nóng mỗi ngày; Đồng thời thay giẻ rửa bát hàng tháng.

Nếu không được thay rửa và vệ sinh thường xuyên, miếng rửa bát có thể trở thành vật trung gian lây truyền vi khuẩn đến mọi bề mặt, dụng cụ trong nhà bếp. Bạn có thể vệ sinh miếng bọt biển, giẻ rửa bát bằng cách luộc trong nước nóng hàng ngày; Đồng thời thay giẻ rửa bát mỗi tháng 1 lần.

Dùng chung thớt cho tất cả thực phẩm

Việc sử dụng chung dao, thớt cho đồ sống và thực phẩm chín có thể khiến mầm bệnh lây nhiễm chéo sang thức ăn, gây ngộ độc thực phẩm. Mỗi gia đình nên có ít nhất 1 chiếc thớt cho thịt cá tươi sống và 1 chiếc khác cho thực phẩm chín, rau củ quả. Nếu không, hãy đảm bảo rửa thớt với nước nóng và xà phòng sạch sẽ sau khi thái thịt, hải sản sống.

Việc sử dụng chung dao, thớt cho đồ sống và thực phẩm chín có thể khiến mầm bệnh lây nhiễm chéo sang thức ăn, gây ngộ độc thực phẩm. Mỗi gia đình nên có ít nhất 1 chiếc thớt cho thịt cá tươi sống và 1 chiếc khác cho thực phẩm chín, rau củ quả. Nếu không, hãy đảm bảo rửa thớt với nước nóng và xà phòng sạch sẽ sau khi thái thịt, hải sản sống.

Kiểm tra độ chín bằng mắt

Nhiều đầu bếp tại gia thường xác định độ chín của các món thịt chỉ qua màu sắc. Tuy nhiên, nếu thịt không được nấu đến nhiệt độ an toàn, vi khuẩn và ký sinh trùng vẫn có thể tồn tại và xâm nhập vào cơ thể bạn. Hãy đầu tư nhiệt kế thực phẩm để kiểm tra nhiệt độ bên trong của món ăn.

Nhiều đầu bếp tại gia thường xác định độ chín của các món thịt chỉ qua màu sắc. Tuy nhiên, nếu thịt không được nấu đến nhiệt độ an toàn, vi khuẩn và ký sinh trùng vẫn có thể tồn tại và xâm nhập vào cơ thể bạn. Hãy đầu tư nhiệt kế thực phẩm để kiểm tra nhiệt độ bên trong của món ăn và đối chiếu với hướng dẫn sau.

Nếm hỗn hợp bột sống

Bột mì được sử dụng trong việc nấu nướng thường được chế biến trực tiếp từ các loại hạt sống. Hỗn hợp bột với trứng để làm bánh ngọt có thể chứa các vi khuẩn như Salmonella, E.coli. Do đó, bạn không được ăn hay nếm thử hỗn hợp bột mì chưa qua nấu, nướng chín.

Bột mì được sử dụng trong việc nấu nướng thường được chế biến trực tiếp từ các loại hạt sống. Hỗn hợp bột với trứng để làm bánh ngọt có thể chứa các vi khuẩn như Salmonella, E.coli. Do đó, bạn không được ăn hay nếm thử hỗn hợp bột mì chưa qua nấu, nướng chín.

Không rửa tay khi nấu ăn

Rửa tay đúng cách với xà phòng là biện pháp quan trọng nhất để phòng ngừa ngộ độc thực phẩm tại gia đình. Trong quá trình nấu nướng, bạn cần rửa tay thường xuyên, đặc biệt là sau khi thực hiện các hành động khác như chạm vào điện thoại, lau dọn bàn bếp, đưa tay lên mặt…

Rửa tay đúng cách với xà phòng là biện pháp quan trọng nhất để phòng ngừa ngộ độc thực phẩm tại gia đình. Trong quá trình nấu nướng, bạn cần rửa tay thường xuyên, đặc biệt là sau khi thực hiện các hành động khác như chạm vào điện thoại, lau dọn bàn bếp, đưa tay lên mặt…

Tham khảo thông tin tại bài viết: An toàn cho mắt khi làm bếp.

Quỳnh Trang H+ (Theo Food Network) - Theo Heathplus
Bình luận
Tin mới
  • 30/10/2024

    Làm thế nào để giữ cho gan của bạn khỏe mạnh?

    Gan là cơ quan lớn thứ hai trong cơ thể và thực hiện nhiều chức năng quan trọng như loại bỏ độc tố, chống nhiễm trùng, kiểm soát mức cholesterol và hỗ trợ tiêu hóa. Tuy nhiên, sức khỏe của gan thường bị xem nhẹ vì những vấn đề bệnh của gan ở giai đoạn đầu thường không rõ và dễ bị bỏ qua. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ gợi ý để chăm sóc gan và tìm hiểu những bước cần thiết để giữ cho gan của bạn luôn khỏe mạnh.

  • 29/10/2024

    Giảm cortisol bằng loại thức uống quen thuộc

    Trà xanh không chỉ là thức uống thơm ngon, thanh mát mà còn là “liều thuốc” tự nhiên giúp bạn giảm nồng độ hormone cortisol hiệu quả, cải thiện tâm trạng và tăng cường sức đề kháng.

  • 29/10/2024

    Có bao nhiêu calo trong quả bơ?

    Quả bơ là một trong những loại trái cây hiếm hoi có thành phần dinh dưỡng phong phú và vượt trội. Loại quả này mang lại nhiều lợi ích sức khoẻ, đặc biệt là để giảm cân. Vậy trong chúng có chứa bao nhiêu calo? Liệu chất béo trong quả bơ có tốt cho sức khoẻ hay không? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

  • 29/10/2024

    Chuyên gia cảnh báo: tác động nghiêm trọng đến sức khỏe do biến đổi khí hậu đối với phụ nữ mang thai, trẻ em và người già

    Những đối tượng như phụ nữ mang thai, trẻ sơ sinh, trẻ em, thanh thiếu niên và người già đang phải đối mặt với các biến chứng sức khỏe nghiêm trọng do biến đổi khí hậu. Mặc dù nhận thức về biến đổi khí hậu của con người đã tăng lên, nhưng các hành động bảo vệ mạng sống của những đối tượng có nguy cơ cao vẫn còn hạn chế và cần được chú ý nhiều hơn.

  • 29/10/2024

    Chăm sóc giảm nhẹ rất cần thiết cho người cao tuổi

    Chăm sóc giảm nhẹ khác với điều trị chữa bệnh. Chăm sóc giảm nhẹ giúp người bệnh giảm bớt những tình trạng đau và các tác dụng không mong muốn trong liệu trình điều trị. Điều này đặc biệt cần thiết với người cao tuổi.

  • 28/10/2024

    Dấu hiệu khi ngủ cảnh báo nguy cơ đột quỵ

    Đột quỵ là căn bệnh nguy hiểm, nhưng nếu phát hiện sớm và có biện pháp phòng ngừa hợp lý, chúng ta có thể giảm thiểu đáng kể nguy cơ mắc bệnh.

  • 28/10/2024

    Áp dụng quy tắc 3-2-1 để ngủ ngon

    Một nhà tâm lý học về giấc ngủ khuyên bạn nên áp dụng quy tắc 3-2-1 để có được giấc ngủ ngon. Nếu bị mất ngủ, bạn có thể áp dụng quy tắc thở 4-7-8 để ngủ lại.

  • 28/10/2024

    Cách chống say tàu xe hiệu quả

    Say tàu xe xảy ra khi chuyển động bạn nhìn thấy khác với những gì tai trong của bạn cảm nhận. Điều này có thể gây chóng mặt, buồn nôn và nôn. Bạn có thể bị say tàu xe khi đi ô tô, tàu hỏa, máy bay, thuyền hoặc công viên giải trí. Say tàu xe có thể khiến việc đi lại trở nên khó chịu, nhưng có những chiến lược để ngăn ngừa và điều trị.

Xem thêm