(Ảnh: Getty Images)
Phthalates
Phthalates là loại hóa chất vô cùng phổ biến, có mặt trong hàng nghìn sản phẩm gia dụng và làm đẹp hàng ngày như dầu gội đầu, nước hoa, sơn móng tay, bao bì thực phẩm… Tiếp xúc với phthalates trong thời gian dài, người sử dụng sẽ phải đối mặt với các chứng bệnh đe dọa tới tính mạng như bệnh liên quan đến tim mạch, tiểu đường và béo phì. Bên cạnh đó, phthalates cũng có thể tác động vào hormone, gây rối loạn sinh sản, miễn dịch cũng như sự phát triển của não bộ.
Thực phẩm chính là nguồn gây nhiễm phthalates phổ biến nhất, dù đây không phải là một chất phụ gia được cố ý thêm vào. Việc phơi nhiễm phthalates qua thực phẩm thường bắt nguồn từ găng tay, hộp đựng, thìa nhựa…đi kèm các loại đồ ăn đóng hộp.
BPA
Bisphenol (viết tắt: BPA) là một chất hóa dẻo phổ biến khác tương tự như phthalates. Cả hai chất hóa học này đều có tác dụng làm cho nhựa mềm hơn, dễ uốn hơn và bền chắc hơn. Từ đầu những năm 1990, nhiều cuộc tranh luận đã nổ ra xung quanh việc sử dụng BPA trong sản xuất đồ đựng thực phẩm bởi chất này có thể nhiễm từ hộp nhựa vào thực phẩm, đặc biệt là khi đun trong lò vi sóng hoặc được đặt trong môi trường máy rửa bát.
Tuy đã cấm sử dụng BPA trong bao bì và bình sữa bột cho trẻ em vào năm 2012, FDA vẫn cho rằng hợp chất này an toàn ở ngưỡng cho phép với liều lượng quy định. Dù vậy, ít nhất đã có 40 nghiên cứu chỉ ra các tác dụng phụ của BPA dưới liều lượng cho phép của FDA.
Được biết, BPA có liên quan đến các chứng bệnh như béo phì, buồng trứng đa nang, tăng sản nội mạc tử cung, tăng nguy cơ ung thư vú và sảy thai, ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của tuyến tiền liệt và não bộ.
PFAS
PFAS là một chất hóa học đặc biệt chậm phân hủy. Chúng có thể tồn tại trong môi trường và cơ thể con người nhiều năm, gây ra các vấn đề sức khỏe nguy hại như ung thư, mất cân bằng hormone và ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng sinh sản. Loại hóa chất này có thể được tìm thấy trong vô số sản phẩm làm đẹp, mỹ phẩm với công dụng chống thấm nước hoặc giữ cho lớp trang điểm lâu trôi.
Điều đáng lưu ý ở đây là hầu hết các sản phẩm có chứa PFAS đều không đề tên thành phần này lên nhãn mác. Phát hiện này đã khơi lên một đạo luật nhằm điều chỉnh thành phần hóa chất được sử dụng trong các loại mỹ phẩm tại Mỹ.
Parabens
Parabens là một nhóm hóa chất thường được sử dụng để bảo quản cho các sản phẩm trang điểm và chăm sóc da. Chúng giữ cho nấm mốc và vi khuẩn không phát triển được trên mỹ phẩm, từ đó kéo dài thời gian sử dụng của chúng.
FDA đã công bố rằng paraben đủ an toàn để sử dụng với liều lượng nhỏ trong mỹ phẩm. Tuy nhiên, nghiên cứu đã cho thấy rằng một lượng nhỏ paraben có thể thẩm thấu qua da để xâm nhập vào cơ thể, gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nguy hiểm, trong đó bao gồm ung thư vú.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Tất tần tật về đồ nhựa - Bản chất, phân loại, BPA Free và cách sử dụng an toàn.
Chất béo thường bị mang tiếng xấu mỗi khi nói về chế độ dinh dưỡng vì cho rằng đó là nguyên nhân gây bệnh tim mạch, tiểu đường hay béo phì. Quan niệm cắt bỏ hoàn toàn chất béo khỏi bữa ăn đã từng phổ biến trong một số khuyến nghị dinh dưỡng. Thực tế, không phải tất cả các chất béo đều có hại.
Mật ong với nghệ có thể được dùng cùng nhau trong chế độ ăn hằng ngày và thực phẩm bổ sung, vậy tác dụng của chúng có mạnh hơn khi kết hợp?
Du lịch là dịp để khám phá thiên nhiên, trải nghiệm văn hóa và tận hưởng những khoảnh khắc thư giãn. Tuy nhiên, bên cạnh những điều thú vị, các chuyến đi đôi khi cũng tiềm ẩn những rủi ro nhỏ nhưng phiền toái, chẳng hạn như những vết thương do côn trùng cắn
Sữa là nguồn dinh dưỡng quan trọng nên có trong chế độ ăn hằng ngày, trong đó sữa nguyên chất được đánh giá là nguồn cung cấp protein tốt. Tìm hiểu về dinh dưỡng, lợi ích và rủi ro khi tiêu thụ sữa nguyên chất.
Một số ứng dụng có thể cho bạn biết bạn dành bao nhiêu thời gian cho điện thoại và bạn dành bao nhiêu thời gian cho từng ứng dụng. Ngay cả khi bạn không nghĩ rằng mình sử dụng điện thoại quá nhiều, việc nhìn thấy những con số thống kê tần suất sử dụng có thể khiến bạn muốn đặt điện thoại xuống.
Chất béo thường bị hiểu lầm là “kẻ thù” của sức khỏe, đặc biệt là đối với tim mạch và cân nặng. Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây cho thấy không phải tất cả chất béo đều có hại. Ngược lại, một số loại chất béo tốt lại đóng vai trò thiết yếu trong việc duy trì năng lượng, hấp thụ vitamin và bảo vệ cơ thể khỏi viêm nhiễm. Trong đó, dầu ăn có nguồn gốc thực vật như dầu ô liu, dầu bơ, dầu mè... không chỉ mang lại hương vị phong phú cho món ăn mà còn cung cấp các acid béo có lợi cho tim mạch, não bộ và hệ miễn dịch.
Quan niệm sai về hàm lượng cholesterol trong trứng đã khiến nhiều người, đặc biệt là những người mắc bệnh tim hoặc đái tháo đường, loại bỏ trứng khỏi chế độ ăn uống của mình.
Nhịp sống hiện đại cũng dần làm thay đổi chế độ ăn uống của con người, khi thời gian đôi lúc được coi là ưu tiên số 1. Việt Nam cũng không ngoại lệ trong tiến trình này. Từ những bữa ăn truyền thống giản dị vừa phải, ngày nay, các món ăn nhanh, nhiều dầu mỡ dường như đã trở thành một phần không thể thiếu, hiện diện đậm nét trong hầu hết các bữa cơm gia đình đến các bữa tiệc bên ngoài. Không nằm ngoài quy luật đó, sự dịch chuyển của xu hướng tiêu thụ dầu mỡ trong chế độ ăn cũng thể hiện rõ nét, bao gồm sự tăng vọt về số lượng và sự ưu tiên thiên lệch ngày càng rõ rệt đối với một số loại chất béo nhất định.