Nhựa là vật liệu tổng hợp hoặc bán tổng hợp với đặc trưng bởi tính chất nhẹ, bền và rất linh hoạt. Những đặc tính nổi bật của nhựa khiến nó trở thành vật liệu được sử dụng trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm từ thiết bị y tế, phụ tùng giao thông vận tải, đồ gia dụng,…
Nhựa có nguồn gốc từ đâu?
Bản chất của nhựa là một chuỗi polyme dài chứa hàng nghìn đơn vị được lặp đi lặp lại gọi là monome. Thông thường, nguyên liệu này được khai thác từ dầu mỏ, khí tự nhiên, nhưng nhựa cũng có thể làm từ các vật liệu tái tạo như bột gỗ, xơ bông… Ở phần đáy các sản phẩm làm từ nhựa, bạn sẽ thấy một hình tam giác (biểu tượng tái chế) và một con số - mã nhận dạng nhựa được đánh số từ 1 đến 7. Mã nhận diện nhựa (Resin Identification code-RIC) do tổ chức Tiêu chuẩn quốc tế ASTM ban hành và tương ứng sẽ có những con số từ 1-7 hiển thị trong tam giác sẽ biểu thị cho một ý nghĩa khác nhau. Đó chính là ký hiệu số mô tả loại nhựa cấu thành nên một sản phẩm nhựa bất kỳ.
Phân loại nhựa theo mã số
Nếu bạn thấy số 1, đó có thể là một chai soda, nước trái cây, chai tương ớt, bia, rượu hay nước súc miệng. Số 1 mang hàm ý đây là những chai nhựa có thể tái sử dụng nhưng tốt nhất không nên sử dụng quá nhiều lần.
PET là loại nhựa nổi tiếng và quen thuộc nhất trong họ nhựa polyme. Chúng thường được dùng để sản xuất loại vải không nhăn polyester, thảm hay vải bạt. Ngoài ra, PET còn được chế tạo thành bao bì đóng gói thực phẩm và đồ uống. Loại vật liệu này có khả năng tạo rào cản ngăn giữa chất lỏng và khí, nhờ đó ngăn oxy và CO2 xâm nhập vào thức ăn và đồ uống.
PET là một dạng chất dẻo khá an toàn nhưng đã có nhiều nghiên cứu chỉ ra, PET có thể giải phóng các hoạt chất như antimony và phthalates gây ra hiện tượng kích ứng da, sảy thai và thậm chí cả ung thư. Tuy nhiên đó là trong trường hợp nhựa PET tiếp xúc với nhiệt độ cao.
Con số này thường được tìm thấy dưới những bình sữa hoặc chai nước trái cây. Số 2 mang hàm nghĩa những chai nhựa này sẽ ngăn rửa trôi hóa chất và chúng an toàn để sử dụng nhiều lần. HDPE được coi là loại nhựa ít nguy hiểm. Chúng hay được sử dụng để chế tạo các loại chai nhựa đựng sữa, nước suối, nước trái cây, thuốc tẩy hay dầu gội đầu.
Ngoài ra, HDPE còn sử dụng để chế tạo túi nhựa, vật liệu cách nhiệt hay ống nhựa. Polyethylene là họ nhựa phổ biến nhất trên thế giới với độ dẻo, bền chắc, khả năng chống ẩm rất tốt.
Con số này hay được sử dụng cho những chai chứa chất DEHP, một dạng chất độc. Biểu tượng tái chế và số 3 hay xuất hiện trên chai xà phòng, túi nhựa, thẻ tín dụng, chai dầu, đồ chơi bằng nhựa, nước tẩy rửa, túi máu, khăn trải bàn và các vật liệu xây dựng khác.
PVC được coi là loại nhựa độc hại nhưng vẫn được sử dụng rộng rãi nhất trong các sản phẩm tiêu dùng trên thế giới, chỉ sau polyethylene do có chi phí rẻ, tính chất dẻo dai, bền và trong suốt. Loại nhựa này có thể chứa hoặc ứ đọng các chất độc hại như BPA, phthalates, chì, dioxins, thuỷ ngân và cadmium. Đây đều là những chất độc có thể gây ra ung thư,... đặc biệt khi đốt cháy.
Đây là loại nhựa an toàn nhất và có thể đảm bảo tái sử dụng nhiều lần. Bạn sẽ hay thấy con số 4 trên túi nhựa, một số loại túi có thể giặt khô, bao bì nhựa, túi gói bánh, báo giấy, thực phẩm đông lạnh hay hộp bìa giấy carton đựng sữa.
LDPE thuộc họ nhựa Polyethylenes nhưng với mật độ thấp hơn so với HDPE. Tuy nhiên nó vẫn giữ được các đặc tính cơ bản như dẻo, dai, chống ẩm tốt.
Số 5 là loại nhựa PP hay sử dụng trong các hộp thực phẩm và dược phẩm. Bạn sẽ hay thấy số 5 và biểu tượng tái chế xuất hiện trên các hộp đựng như hộp sữa chua, chai tương cà, tương ớt hay thậm chí ống hút.
Nhựa PP có tính dẻo, dai, khả năng chịu nhiệt cao và không thể khử các chất hóa học. Do đó chúng hay được sử dụng để đựng các đồ ăn nóng. Thậm chí, nhựa PP còn dùng để chế tạo tã lót dùng một lần, áo choàng giữ nhiệt, phụ tùng xe hơi như cản gió, thảm xe. Đây là loại nhựa an toàn cho thực phẩm và đồ uống, có thể tái sử dụng nhiều lần.
Bạn sẽ hay thấy số 6 xuất hiện trên các hộp đựng, ví dụ như khay đựng trứng, đĩa nhựa, hộp đựng thức ăn dùng một lần. Ngoài ra, PS/PS-E cũng hay xuất hiện trên bao bì đựng thực phẩm, mũ bảo hiểm.
Đây không phải là loại nhựa an toàn để tái sử dụng, thậm chí chúng có thể thải ra chất độc hại khi gặp nhiệt độ cao. Một số vấn đề sức khỏe nguy hại gặp có thể kể đến như ung thư, bệnh liên quan đến hệ thần kinh.
Những chai nước lớn, chai đựng nước trái cây, chai đựng nước sốt cà chua, mắt kính, DVD, đĩa Blu-ray, nhiều vật dụng nhà cửa, xe hơi và thậm chí cả bình sữa cho trẻ nhỏ thường sẽ có số 7 ở dưới đáy chai.
Đây là loại nhựa hoặc hỗn hợp nhựa không thuộc các dạng trên. Nhưng loại nhựa xếp vào số 7 này không nên sử dụng dưới dạng tái chế. Chúng có thể có chứa BPA, một hợp chất hóa học có hại cho sức khỏe.
Những mối quan tâm về BPA
Một trong những chất hóa học được quan tâm nhất là Bisphenol-A – được viết tắt là BPA và nhóm chất Phthalates, khi cả 2 được dùng để tăng tính linh hoạt và độ bền của nhựa. Theo các nghiên cứu, 2 chất hóa học này, đặc biệt là BPA có thể gây rối loạn nội tiết tố của cơ thể, kéo theo các vấn đề nghiêm trọng như béo phì, đái tháo đường hay nguy hại cho hệ thống sinh sản.
Trong lịch sử, BPA được tìm thấy trong nhựa Polycarbonate (PC) và được sử dụng rộng rãi từ những năm 1960 để làm hộp đựng thực phẩm, ly nước hay bình sữa trẻ em. BPA trong nhựa có thể rò rỉ vào thực phẩm theo thời gian khi tiếp xúc với nhiệt cao, chẳng hạn như quay trong lò vi sóng.
Hiện nay, các nhà sản xuất đã chuyển đổi sử dụng nhựa PC sang nhựa PP – nhựa không chứa BPA trong sản xuất đồ gia dụng. Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã cấm sử dụng hoàn toàn các đồ dùng làm tự nhựa có chứa BPA trong bao bì sữa, bình sữa hay các đồ dùng cho trẻ em.
Một điều lưu ý là các nghiên cứu đã chỉ ra rằng ngay cả nhựa không chứa BPA (ký hiệu No-BPA hoặc BPA Free) thì chúng cũng có thể giải phóng các chất hóa học độc hại khác như Phthalates hoặc các chất thay thế BPA như Bisphenol-S và F (BPS và BPF) vào thực phẩm khi sử dụng trong lò vi sóng. Do vậy, đối với các sản phẩm từ nhựa, bạn không nên sử dụng chúng trong lò vi sóng trừ khi chúng được gắn nhãn là có thể sử dụng trong lò vi sóng. Thay vào đó, đồ gốm sứ sẽ an toàn hơn rất nhiều.
Ngoài lò vi sóng, một số hình thức khác cũng có thể gây rò rỉ BPA trong quá trình sử dụng. Một số hành động gây tình trạng ăn mòn – rửa trôi hóa chất có trong nhựa có thể gây tình trạng rò rỉ như dùng đồ nhựa đựng thực phẩm quá nóng hay cọ rửa bằng vật liệu mài mòn gây xước… Theo các chuyên gia, bạn nên thay thế và sử dụng các sản phẩm nhựa không chứa BPA như nhựa PP hoặc tốt nhất, bạn hãy sử dụng các sản phẩm thay thế đồ nhựa. Phương án an toàn, bền đẹp và có thể sử dụng được trong lò vi sóng là các vật dụng làm từ gốm sứ, thủy tinh. Một số vật dụng khác bằng nhựa như bát đĩa, thìa hay muôi hoàn toàn có thể thay thế bằng vật liệu từ gỗ, tre…
Tổng kết
Nhựa là vật liệu tổng hợp mang nhiều đặc tính nổi bật và tiện dụng, được dùng trong rất nhiều mục đích khác nhau trong đời sống. Tuy nhiên, nhựa có thể mang đến các mối nguy hại nếu chúng ta không biết cách sử dụng hợp lý. Xu hướng xã hội hiện nay đang dần thay thế các sản phẩm từ nhựa bằng các sản phẩm thân thiện với môi trường nhằm tránh tình trạng thải quá nhiều rác thải nhựa. Nếu bạn sử dụng các sản phẩm từ nhựa, hãy đọc kỹ cách sử dụng và tái chế hợp lý để giảm thiểu những tác hại mà chúng có thể gây ra cho bản thân và môi trường.
Tham khảo thêm thông tin tại: 12 loại hóa chất gây ung thư chúng ta vẫn đang vô tư tiếp xúc hằng ngày
Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.
Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh
Tức giận là một cảm xúc bình thường mà ai cũng sẽ trải qua, bởi hiếm ai có thể giữ được bình tĩnh khi bị tấn công, xúc phạm, phản bội hay thất bại... Tuy nhiên, tức giận quá thường xuyên hoặc kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe.
Mùa đông đến đi kèm với sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, không khí hanh khô và độ ẩm giảm. Những yếu tố này gây nên các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là ở trẻ nhỏ, người cao tuổi và những người có hệ miễn dịch yếu. Các bệnh lý đường hô hấp không chỉ gây khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.
Đau chân là vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của nhiều người. Cùng tìm hiểu 9 phương pháp đơn giản, hiệu quả để chữa đau chân tại nhà. Áp dụng đúng cách, bạn có thể giảm đau, cải thiện lưu thông máu và tăng cường sức khỏe cho đôi chân của mình.
Thật khó khăn khi bạn phải đối mặt với bệnh tiêu chảy, nhất là khi bạn đang phải cho con bú. Trong bài viết này, Viện Y học ứng dụng Việt Nam sẽ chia sẻ một số biện pháp khắc phục tự nhiên để điều trị bệnh tiêu chảy cho các bà mẹ vẫn đang trong thời kỳ nuôi con bằng sữa mẹ.
Ăn rau đầu tiên trong bữa ăn có tác dụng thế nào với người bệnh đái tháo đường? Thứ tự các ăn các món trong bữa ăn của người bệnh đái tháo đường có gì đặc biệt? Nhân Ngày thế giới phòng chống đái tháo đường 14/11, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Ngày Trẻ em Thế giới là dịp để chúng ta cùng nhau tôn vinh và bảo vệ thế hệ tương lai của đất nước. Trong bối cảnh cuộc sống hiện đại với nhiều thay đổi, việc chăm sóc sức khỏe toàn diện cho trẻ em càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.