Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Dưỡng tóc hư tổn sau khi làm hóa chất

Vậy những cách tốt nhất để chăm sóc tóc sau khi tạo kiểu bằng hóa chất là gì? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Hiện nay, ngày càng có rất nhiều dịch vụ làm tóc thời thượng và cực kỳ bắt mắt, như tóc uốn, tóc duỗi, nhuộm màu ombre, highlight, các màu nhuộm sáng như đỏ, hồng, tím… Tuy nhiên, để tạo kiểu tóc đẹp được đúng chuẩn như những tấm hình bạn nhìn thấy trên internet, bạn cần phải trải qua các giai đoạn làm hóa chất lên tóc. Các công đoạn này khiến cho mái tóc bị yếu đi và hư tổn rất nhiều, thậm chí còn bị tổn thương gấp nhiều lần khi bạn nhuộm những màu tóc sáng yêu cầu phải tẩy tóc.

Vậy những cách tốt nhất để chăm sóc tóc sau khi tạo kiểu bằng hóa chất là gì? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

  1. Mát-xa tóc với dầu ấm

Các loại dầu như dầu oliu, dầu dừa, dầu hạnh nhân, …chứa nhiều vitamin E và các chất chống oxy hóa, có thể dưỡng ẩm lớp biểu bì của tóc và giúp cho tóc phục hồi hư tổn. Cách mát-xa tóc tại nhà với dầu ấm như sau:

  • Làm ấm (nhưng không đun sôi) khoảng nửa bát dầu
  • Nhẹ nhàng mát-xa tóc với lượng dầu trên trong vài phút
  • Phủ tóc bằng 1 chiếc khăn ấm
  • Ủ trong 30-45 phút hoặc để qua đêm
  • Gội đầu và rửa sạch tóc
  1. Sử dụng bia thay dầu xả

Bia chứa một loại protein giúp phục hồi lớp biểu bì của tóc, làm cho chúng trở nên bóng và mượt mà hơn. Sau khi gội đầu, hãy xịt đều bia lên tóc và để tóc khô tự nhiên, chúng sẽ hoạt động như là dầu xả là không để lại bất kỳ mùi khó chịu nào trên tóc.

  1. Sử dụng mặt nạ trái bơ

Quả bơ rất giàu vitamin A và E, chất béo bão hòa và khoáng chất, giúp nuôi dưỡng tóc khô và hư tổn, giúp dưỡng ẩm và chắc khỏe.

Để chuẩn bị hỗn hợp bơ, hãy nghiền một quả bơ chín, đã bóc vỏ với một quả trứng và thoa hỗn hợp lên tóc ướt trong 20 phút. Sau đó xả tóc nhiều lần.

  1. Sử dụng mặt nạ chuối

Chuối chứa nhiều kali và độ ẩm cao nên rất thích hợp để điều trị tóc khô. Do các đặc tính có lợi của chúng, chuối có thể ngăn ngừa chẻ ngọn, làm mềm tóc và cải thiện độ đàn hồi.

Để tận dụng những lợi ích này, hãy nghiền một quả chuối và thoa đều lên tóc, từ chân tóc đến ngọn tóc. Giữ nguyên trong 1 giờ và rửa sạch bằng nước ấm.

  1. Thay đổi chế độ ăn

Ăn uống lành mạnh, bao gồm omega-3 và chất chống oxy hóa có thể làm cho tóc trông khỏe mạnh và bóng mượt hơn.

Các sản phẩm sau đây rất giàu các hợp chất có lợi đó và bạn có thể đưa chúng vào chế độ ăn uống của mình:

  • Cá béo, bao gồm cá hồi, cá thu, cá mòi và cá ngừ
  • Hàu
  • Quả việt quất
  • Cà chua
  • Quả óc chó
  • Bông cải xanh
  • Đậu tây
  1. Sử dụng thực phẩm chức năng

Dùng các chất bổ sung phù hợp cũng có thể giúp phục hồi độ bóng mượt cho tóc. Các chất bổ sung hữu ích bao gồm:

  • Omega-3: Đây là một loại axit béo rất tốt để giữ ẩm cho tóc. Mọi người có thể nhận được omega-3 bằng cách uống một đến ba viên nang 250 miligam (mg) dầu cây lưu ly, dầu hạt lanh hoặc dầu hoa anh thảo, một đến ba lần một ngày.
  • Vitamin: Uống vitamin A và C, biotin (đôi khi được gọi là vitamin H) và chất bổ sung sắt có thể giúp tóc trông khỏe mạnh và bóng mượt hơn
  1. Tạo thói quen chăm sóc tóc

Thực hiện một số thay đổi lối sống và thực hiện các biện pháp phòng ngừa có thể giúp giảm bớt tình trạng tóc hư tổn. Các mẹo bao gồm:

  • Tránh lạm dụng các sản phẩm tạo kiểu tóc, bao gồm thuốc nhuộm tóc và các dụng cụ tạo kiểu tóc được làm nóng, chẳng hạn như máy sấy, máy uốn và bàn là.
  • Tránh phơi nắng quá nhiều.
  • Tránh tiếp xúc nhiều với nước khử trùng bằng clo trong bể bơi.
  • Để kiểu tóc buông xõa thay vì buộc tóc đuôi ngựa.
  • Không ngủ với các phụ kiện trên tóc.
  • Đắp mặt nạ dưỡng ẩm cho tóc hàng tuần.
  • Sử dụng các phụ kiện tóc mềm và có đệm, tránh kẹp kim loại và các phụ kiện kim loại khác.
  • Tránh gội đầu quá thường xuyên, chỉ nên gội vài ngày một lần.
  • Sử dụng các loại dầu gội dịu nhẹ, chẳng hạn như dầu gội thảo mộc hoặc không chứa sulfat.
  • Sử dụng nước lạnh hoặc nước ấm thay vì nước nóng khi gội đầu. Nước lạnh giúp làm kín các lớp biểu bì và giảm mất độ ẩm.
  • Sử dụng dầu gội và dầu xả dưỡng ẩm, chẳng hạn như những loại có dầu làm mềm có thể bao gồm hạnh nhân ngọt, Argan, hướng dương và đậu nành.
  • Bảo vệ tóc khỏi các yếu tố khắc nghiệt và hóa chất ở bãi biển hoặc bể bơi bằng cách xả tóc với 1/4 cốc rượu táo pha với 3/4 cốc nước trước khi đi biển hoặc sau khi bơi.
  • Tỉa tóc thường xuyên để ngăn ngừa hiện tượng chẻ ngọn.
  • Đội mũ và quàng khăn để bảo vệ tóc khỏi ánh nắng mặt trời.
  • Uống nhiều nước và tuân theo một chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng, vì những gì một người tiêu thụ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của tóc họ

Tóc hư tổn sau khi làm các dịch vụ hóa chất như tẩy tóc có thể được giải quyết bằng một số điều chỉnh về chế độ ăn uống và lối sống, đồng thời với một số biện pháp khắc phục tại nhà cung cấp những cách hiệu quả và không tốn kém để mang lại độ mềm mượt, độ ẩm và bóng mượt cho tóc.

Tham khảo thêm thông tin tai bài viết: Có NÊN nhuộm tóc khi đang mang thai?

Bình luận
Tin mới
  • 03/04/2025

    Ăn gì cho đẹp da, khắc phục da sần sùi do vảy nến?

    Người bị vảy nến nên bổ sung các loại thực phẩm chống viêm, giàu vitamin đồng thời hạn chế những thực phẩm có khả năng khiến bệnh phát triển, góp phần kiểm soát tốt bệnh và giúp làn da đẹp mịn màng hơn.

  • 03/04/2025

    Đẻ mắc vai hay dấu hiệu “con rùa” trong sản khoa

    Đẻ mắc vai hay còn gọi là dấu hiệu “con rùa” - là tình trạng xảy ra khi một hoặc cả hai vai của em bé bị kẹt trong quá trình sinh thường. Không có dấu hiệu báo trước và không có cách nào để ngăn ngừa tình trạng này xảy ra. Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể bao gồm việc em bé quá lớn, xương chậu của mẹ nhỏ hoặc đỡ đẻ sai tư thế. Tình trạng này có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng bao gồm cả chấn thương thần kinh cho em bé. Cùng đọc bài viết sau để hiểu thêm về tình trạng này!

  • 02/04/2025

    Nâng cao tầm vóc Việt

    Tầm vóc không chỉ là thước đo chiều cao đơn thuần mà còn phản ánh sức khỏe và sự phát triển toàn diện của một dân tộc. Tuy nhiên, thực trạng chiều cao của người Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế so với bạn bè quốc tế

  • 01/04/2025

    Tăng cường miễn dịch cho trẻ mùa xuân

    Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.

  • 01/04/2025

    Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ: Hiểu đúng và đồng hành cùng người tự kỷ

    Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).

  • 31/03/2025

    Chăm sóc da cho bé vào mùa xuân: Mẹo nhỏ cho mẹ

    Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.

  • 30/03/2025

    Những thay đổi về làn da tuổi mãn kinh

    Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?

  • 30/03/2025

    Người cao tuổi và bệnh giao mùa

    Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.

Xem thêm