Vitamin D và các bệnh tự miễn
Một nghiên cứu đã chỉ ra mối quan hệ giữa việc thiếu vitamin D với việc tăng nguy cơ mắc ung thư và các bệnh tự miễn, ví dụ như viêm khớp dạng thấp, bệnh đa xơ cứng và lupus. Các nhà nghiên cứu thấy rằng, thông qua bản đồ vị trí các thụ thể vitamin D trên bộ gen của con người, thì thiếu vitamin D là một yếu tố môi trường quan trọng làm tăng nguy cơ mắc phải các rối loạn tự miễn.
1 triệu người không có đủ vitamin D
Thống kê cho thấy, có khoảng 70% người lớn và trẻ nhỏ tại Mỹ bị thiếu vitamin D. Nguyên nhân thiếu vitamin D là sự phối hợp giữa việc không tiếp xúc đủ với ánh nắng mặt trời và không có đủ vitamin D trong bữa ăn.
Sử dụng thuốc có thể ảnh hưởng đến việc hấp thu vitamin D
Hydroxychloroquine, hoặc Plaquenil, và corticosteroids là những loại thuốc kê đơn dùng để điều trị viêm khớp dạng thấp cũng là những loại thuốc ảnh hưởng đến sự hấp thu vitamin D. Kể cả nếu bạn đang uống một trong số những loại thuốc trên, bác sỹ cũng có thể sẽ điều chỉnh liều vitamin D bạn uống để tránh tình trạng kém hấp thu.
Xét nghiệm máu có thể xác định được mức độ vitamin D
Bạn có thể sẽ yêu cầu bác sỹ tiến hành một loại xét nghiệm máy tên là xét nghiệm vitamin D 25-hydroxy. Xét nghiệm này sẽ giúp bạn biết được bạn đang thiếu bao nhiêu vitamin D.
Bạn có thể bổ sung vitamin D bằng cách thay đổi chế độ ăn
Để làm tăng lượng vitamin D từ thực phẩm, bạn nên ăn nhiều cá hơn, ví dụ như cá hồi, cá thu và cá ngừ. Lòng đỏ trứng và nấm cũng có thể là những nguồn cung cấp vitamn D. Bạn cũng có thể sử dụng ngũ cốc hoặc sữa có bổ sung vitamin D.
Chỉ 15 phút tiếp xúc với ánh nắng có thể cung cấp cho bạn 20.000 đơn vị vitamin D. Tuy nhiên, bạn chỉ đạt được con số này khi không sử dụng kem chống nắng vào mùa hè. Bạn cũng nên chú ý không để da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời mà không có kem chống nắng trong một khoảng thời gian dài vì việc này có thể sẽ gây tổn thương và làm tăng nguy cơ ung thư da
Vitamin D có thể thay đổi cảm xúc và làm xương chắc khỏe
Vitamin D không chỉ đóng vai trò quan trọng trong việc hấp thu canxi, vitamin D cũng có thể giúp bạn tránh khỏi bệnh loãng xương, đặc biệt là ở những người bị viêm khớp dạng thấp. Vitamin D cũng có thể bảo vệ những người thường bị thay đổi cảm xúc theo mùa (ví dụ như bị trầm cảm).
Vitamin D và các cơn đau mãn tính
Thiếu vitamin D có thể gây ra các cơn đau mãn tính do bệnh cơ xương, viêm khớp dạng thấp, bệnh thần kinh, đau nửa đầu và viêm. Những người thường xuyên bị đau mãn tính cũng sẽ dễ bị thiếu vitamin D hơn. Rất nhiều bác sỹ thường xuyên kiểm tra lượng vitamin D của bệnh nhân mắc các bệnh này và thường khuyên họ uống bổ sung vitamin D như một phần của kế hoạch điều trị. Bổ sung vitamin D có thể giúp bạn làm giảm đau và cải thiện được cảm xúc của bạn.
Không như một số loại vitamin khác sẽ có hiệu quả ngay khi được tiêu thụ, vitamin D cần được chuyển hóa bởi gan và thận để có thể trở thành dạng có thể gắn vào các thụ thể vitamin D trên các tế bào của cơ thể (calcitrinol). Cơ thể dự trữ một dàng tiền vitamin D, được gọi là dehydrocholesterol ở trên da. Khi da được tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, dạng tiền vitamin D này sẽ được chuyển hóa thành tiền vitamin D3 (cholecalciferol).
Vitamin D và bệnh tim mạch
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, lượng vitamin D thấp có liên quan đến các bệnh tim mạch và việc lên cơn đau tim. Tình trạng viêm hệ thống trong bệnh viêm khớp dạng thấp sẽ ảnh hưởng đến các cơ quan bên trong cơ thể, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch và đột quỵ. Kiểm soát nguy cơ này bao gồm việc đến gặp một chuyên gia dự phòng tim mạch, ăn uống cân đối, duy trì cân nặng ổn định, cai thuốc lá và nạp đủ lượng vitamin D.
Bạn cần bao nhiêu vitamin D?
Viện Sức khỏe Hoa Kỳ đã đưa ra khuyến cáo về lượng vitamin D trong bữa ăn là khoảng 600 đơn vị/ngày. Nếu bị thiếu vitamin D, bạn sẽ cần bổ sung nhiều hơn. Một số người sẽ cần bổ sung từ 1.000-2.000 đơn vị vitamin D/ngày. Một số người được chẩn đoán thiếu vitamin D nặng hoặc có một số bệnh lý nhất định có thể sẽ phải bổ sung từ 5.000-10.000 đơn vị vitamin D/ngày.
Có thể uống quá nhiều vitamin D không?
Quá nhiều vitamin D sẽ gây nhiễm độc, dẫn đến nhịp tim bất thường, sỏi thận, yếu cơ và không tỉnh táo. Để bị nhiễm độc, bạn phải uống vitamin D liều rất cao trong khoảng thời gian dài. Do vậy, việc trao đổi với bác sỹ trước khi sử dụng vitamin D liều cao là rất quan trọng.
Thông tin thêm trong bài viết: Suy giảm vitamin D ở phụ nữ ngừng sử dụng biện pháp tránh thai
Viêm họng liên cầu khuẩn là một bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn ảnh hưởng đến cổ họng và amidan. Cùng tìm hiểu về nguyên nhân, triệu chứng, điều trị và biện pháp phòng bệnh qua bài viết sau đây.
Uống vitamin vào buổi sáng có thể là một cách tốt để duy trì thói quen uống thuốc, nhưng dùng vitamin khi bụng đói có thể có một số nhược điểm. Đọc bài viết sau để biết cách mà bạn có thể tối đa hóa lượng vitamin của mình và tránh bị đau bụng.
Đánh răng khi tắm có thể giúp bạn tiết kiệm được vài phút trong chu trình vệ sinh cá nhân hàng ngày. Nhưng liệu đây có phải là ý tưởng tốt nhất mang lại hiệu quả vệ sinh cho bạn?
Nước tiểu thường có màu vàng và lượng thường khá nhiều so với dịch tiết âm đạo. Bên cạnh đó, dịch tiết âm đạo ra thường có màu trắng và đặc hơn so với nước tiểu. Tiết dịch âm đạo quá nhiều và rò rỉ nước tiểu có nguyên nhân cơ bản khác nhau và bạn sẽ cần được thăm khám để chẩn đoán, cũng như điều trị sớm.
Đọc bài viết sau để khám phá thêm về ung thư cổ tử cung tế bảo nhỏ. Bài viết này sẽ đề cập đến các triệu chứng, yếu tố rủi ro cũng như cách chẩn đoán và điều trị bệnh.
Nguyên nhân gây phát ban hình tròn có thể do các vấn đề về da. Thông thường, người ta nghi ngờ phát ban hình tròn có thể là bệnh hắc lào (một tình trạng nấm da), nhưng phát ban có thể có hình dạng như hắc lào nhưng lại có một số đặc điểm khác biệt.
Cùng tìm hiểu chấn thương khi sinh là gì và cần làm gì để đối phó với bệnh này qua bài viết sau đây.
Một số loại thuốc kê đơn và không kê đơn phổ biến có thể ảnh hưởng đến lượng đường trong máu. Mỗi loại thuốc có thể làm tăng đường huyết theo nhiều cơ chế khác nhau, nhưng kết quả cuối cùng là có thể gây ra bệnh tiểu đường hoặc làm trầm trọng thêm tình trạng của bệnh.