Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Những sai lầm nguy hại cho sức khỏe thường mắc phải

Không nên vừa đi bộ vừa… nhắn tin? Dưới đây là tổng hợp những sai lầm mà bạn thường gặp phải trong cuộc sống có thể ảnh hưởng xấu đối với sức khỏe mà đôi khi bạn không nhận ra.

1. Bạn biết rằng đi giày cao gót rất có hại cho sức khỏe, nhưng bạn lại dính chặt với đôi dép flip-flop suốt cả mùa hè.

Tránh xa đôi giày cao gót là việc giúp đôi chân của bạn luôn được thư giãn và giảm các cơn đau – một tình trạng đến 70% những người đi giày cao gót gặp phải. Thế nhưng thay thế giày cao gót bằng những đôi dép flip-flop lại không phải là một sự lựa chọn tốt nhất. Theo bác sỹ Grace Torres-Hodges thuộc Hội chăm sóc sức khỏe bàn chân Hoa Kỳ, các loại dép flip-flop kiểu truyền thống không được thiết kế để bạn có thể đi được cả ngày dài. Chúng không có đệm bảo vệ chân và cũng không có tác dụng hỗ trợ cho chân khi đi lại. Các ngón chân sẽ phải hoạt động nhiều hơn để bám được vào quai dép, dễ dẫn tới sưng viêm các khớp ngón chân, hình thành chai chân và gây đau mạn tính dọc theo ức bàn chân. Tình trạng căng cơ khi gót chân không được bảo vệ có thể gây viêm cân gan chân và đau gót, hay thậm chí dẫn đến bong mắt cá chân. Bạn chỉ nên sử dụng dép flip-flop để đi lại ở bể bơi, trên bãi biển hay trong nhà. Còn nếu đi bộ đường dài, chạy hay phải đi xa, tốt nhất là nên sắm cho mình một đôi xăng đan hoặc giày thể thao chuyên dụng.

2. Bạn biết rằng cần bôi kem chống nắng lên mặt trước khi ra khỏi nhà, thế nhưng bạn lại quên không bôi lên tay.

Việc sử dụng kem chống nắng phổ rộng có chỉ số SPF tối thiểu là 30 ở vùng mặt là vô cùng quan trọng trước khi ra khỏi nhà. Tuy nhiên bạn cũng nên bôi kem chống nắng cả ở những vùng da mà không được che phủ bởi quần áo. Trong một nghiên cứu vào năm 2015, chỉ 30% phụ nữ nói rằng họ có sử dụng kem chống nắng cho tất cả các vùng da tiếp xúc với ánh nắng so với 43% người chỉ bôi kem lên mặt mà thôi. Các nhà khoa học cho rằng người ta có xu hướng quan tâm bảo vệ vùng mặt nhiều hơn để các dấu hiệu của lão hóa. Tuy nhiên việc tiếp xúc thường xuyên với tia tử ngoại mặt trời khi ở ngoài trời, lái xe hay đèn UV tại các cửa hiệu làm móng tay có thể góp phần thúc đẩy quá trình lão hóa da tay như xuất hiện các đốm đồi mồi, vết nhăn và làm mỏng da tay (ngoài ra còn làm tăng nguy cơ ung thư da). Lời khuyên của các chuyên gia là hãy bảo vệ những vùng da hở không được che phủ bởi quần áo khi đi ra ngoài trời như tai, cổ, ngực trên, lưng và bàn tay.

3. Bạn biết rằng không nên uống rượu kèm với những loại thuốc kê đơn, nhưng bạn lại uống một ly rượu khi sử dụng thuốc cảm không kê đơn.

Uống rượu khi đang sử dụng các loại thuốc kê đơn như thuốc giảm đau, thuốc ngủthuốc chống trầm cảm có thể gây ra các triệu chứng từ nhẹ như buồn nôn, hoa mắt, đau đầu đến nghiêm trọng như xuất huyết, các vấn đề tim mạch và khó thở. Tuy nhiên, bạn cũng có thể phải đối mặt với vấn đề tương tự khi uống rượu kèm với các thuốc không kê đơn. Một số loại thuốc ho và thuốc cảm có thể làm tăng tác dụng của rượu, dẫn tới suy hô hấp và có thể gây tử vong. Các thuốc trị họ cũng có thể chứa hàm lượng cao các chất cồn. Do vậy, hãy hỏi ý kiến bác sỹ về các loại thuốc có thể tương tác với rượu và nếu nghi ngờ thì nên tránh uống rượu trong thời gian sử dụng thuốc.

4. Bạn biết rằng không nên ăn những thực phẩm quá hạn sử dụng, nhưng bạn lại lưu trữ thức ăn thừa lâu hơn 3 ngày.

Cục quản lý dược phẩm và thực phẩm Hoa Kỳ (FDA) và các cơ quan an toàn thực phẩm khác khuyến cáo nên sử dụng thực phẩm trước hạn sử dụng ghi trên nhãn và tuân theo những quy tắc bảo quản thực phẩm tại gia đình. Tuy nhiên các thực phẩm chế biến tại nhà cũng thường được bảo quản quá lâu và bạn không thể dựa vào mùi hay quan sát bên ngoài để biết được thực phẩm có còn sử dụng được hay không bởi vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm có thể sinh sôi trong thực phẩm mà không tạo ra bất kỳ một dấu hiệu cảnh báo nào. Các món thịt, trứng, món hầm và các thực phẩm có độ acid thấp có thể ăn được trong vòng 3-4 ngày, sau đó bạn nên làm đông lạnh chúng nếu muốn giữ lại hoặc tốt nhất là loại bỏ. Các thực phẩm chứa nhiều acid có thể bảo quản an toàn tới  5 ngày do thành phần acid cũng hoạt động như một chất bảo quản và làm chậm lại sự phát triển của vi khuẩn.

5. Bạn không quên việc chải răng và sử dụng chỉ nha khoa để chăm sóc bộ răng hàng ngày, nhưng bạn lại dùng răng để mở hộp đồ ăn và loại bỏ mác quần áo.

Theo bác sỹ Kimberly Harms thuộc Hiệp hội nha khoa Hoa Kỳ, nếu bạn chải răng 2 lần/ngày, sử dụng chỉ nha khoa 1 lần/ngày và đi nha sỹ kiểm tra răng thường xuyên thì hàm răng của bạn sẽ luôn được bảo vệ ở trạng thái gần như hoàn hảo trong suốt một thời gian dài trừ khi bạn sử dụng hàm răng của mình như một công cụ đa năng. Dùng răng để cắn đứt nhãn mác trên sản phẩm hoặc xé túi ni- lông bao gói có thể khiến răng bạn bị nứt, vỡ và làm mòn lớp men bảo vệ răng. Việc nhai đá còn gây hại cho răng tương tự như dùng răng cắn xé mọi thứ. Sự mài mòn dần lớp men răng có thể khiến răng bạn trở nên nhạy cảm hơn và làm tăng nguy cơ sâu răng.

6. Bạn biết rằng không nên đi giày trong nhà, nhưng bạn lại để túi xách ở trên mặt bàn bếp.

 Một nghiên cứu vào năm 2008 của Đại học Arizona đã tìm ra 9 loại vi khuẩn khác nhau dưới đế giày, và tới 90% số vi khuẩn này có thể phát tán lên bề mặt sàn nhà. Tuy nhiên bạn có biết rằng túi sách của bạn cũng chứa không ít vi khuẩn. Đáy của hầu hết các túi sách đều có chứa tới hơn 10 nghìn vi khuẩn bao gồm tụ cầu, trực khuẩn mủ xanh, vi khuẩn thương hàn, E.coliMRSA… 30% trong số vi khuẩn này cũng có mặt trong phân. Lời khuyên của các chuyên gia là bạn cần vệ sinh thường xuyên túi sách của mình và nếu có thể nên sử dụng dung dịch tiệt khuẩn.

7. Bạn biết rằng hút thuốc có hại cho sức khỏe, nhưng bạn lại ở gần những người hút thuốc.

Theo một báo cáo của Hiệp hội các bệnh phổi Hoa Kỳ, khoảng 41,000 ca tử vong mỗi năm là do hút thuốc thụ động. Các loại khói thuốc thụ động từ thuốc lá, xì gà và thuốc tẩu có chứa tới hàng trăm các hóa chất độc hại – khoảng 70% trong số này có thể gây ung thư và hít thở chúng sẽ làm gia tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim, ung thư phổi và đột quỵ. Do vậy, không hút thuốc thôi là chưa đủ, bạn cũng nên tránh xa những khu vực có người hút thuốc.

8. Bạn biết rằng không nên vừa lái xe vừa nhắn tin, nhưng bạn lại nhắn tin trong lúc đi bộ.

Theo một nghiên cứu được tiến hành từ 2012-2015 bởi VTTI, sử dụng điện thoại nhắn tin trong lúc lái xe sẽ làm tăng nguy cơ tai nạn tới 6-7 lần. Mặc dù việc nhận thức cao về mối nguy hiểm của việc vừa nhắn tin vừa lái xe đã góp phần kiềm chế được thói quen này, thế nhưng việc chăm chú quá mức vào điện thoại khi đi bộ hay tại bãi đậu xe cũng không phải là một việc tốt. Tình trạng phân tâm khi đi bộ là một xu hướng đáng lo ngại trong cộng đồng. Người dân có nguy cơ gặp phải những nguy cơ như tai nạn xe cộ hoặc vấp ngã trên lề đường hay ổ gà. Theo số liệu từ Ủy ban an toàn Hoa Kỳ, vào năm 2015 khoảng 1,300 ca cấp cứu đều có liện quan đến việc vừa đi bộ vừa nhắn tin. Con số thực tế thậm chí còn cao hơn nhiều do có nhiều người không trung thực thừa nhận lỗi lầm của bản thân. Do vậy, các chuyên gia khuyên rằng chỉ nên sử dụng điện thoại khi không tham gia giao thông để phòng tránh tai nạn và chấn thương.

Bình luận
Tin mới
  • 21/11/2024

    Trị bệnh Parkinson bằng Đông y có hiệu quả không?

    Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.

  • 21/11/2024

    Tăng cường sức khỏe xương khớp cho người cao tuổi trong mùa đông

    Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh

  • 21/11/2024

    Tức giận - Kẻ thù thầm lặng của sức khỏe

    Tức giận là một cảm xúc bình thường mà ai cũng sẽ trải qua, bởi hiếm ai có thể giữ được bình tĩnh khi bị tấn công, xúc phạm, phản bội hay thất bại... Tuy nhiên, tức giận quá thường xuyên hoặc kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe.

  • 21/11/2024

    Bệnh hô hấp và cách bảo vệ sức khỏe trong mùa lạnh

    Mùa đông đến đi kèm với sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, không khí hanh khô và độ ẩm giảm. Những yếu tố này gây nên các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là ở trẻ nhỏ, người cao tuổi và những người có hệ miễn dịch yếu. Các bệnh lý đường hô hấp không chỉ gây khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.

  • 20/11/2024

    9 cách chữa đau chân tại nhà hiệu quả

    Đau chân là vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của nhiều người. Cùng tìm hiểu 9 phương pháp đơn giản, hiệu quả để chữa đau chân tại nhà. Áp dụng đúng cách, bạn có thể giảm đau, cải thiện lưu thông máu và tăng cường sức khỏe cho đôi chân của mình.

  • 19/11/2024

    Các phương pháp điều trị bênh tiêu chảy tự nhiên khi bạn đang cho con bú

    Thật khó khăn khi bạn phải đối mặt với bệnh tiêu chảy, nhất là khi bạn đang phải cho con bú. Trong bài viết này, Viện Y học ứng dụng Việt Nam sẽ chia sẻ một số biện pháp khắc phục tự nhiên để điều trị bệnh tiêu chảy cho các bà mẹ vẫn đang trong thời kỳ nuôi con bằng sữa mẹ.

  • 18/11/2024

    Tại sao người đái tháo đường nên ăn rau đầu tiên?

    Ăn rau đầu tiên trong bữa ăn có tác dụng thế nào với người bệnh đái tháo đường? Thứ tự các ăn các món trong bữa ăn của người bệnh đái tháo đường có gì đặc biệt? Nhân Ngày thế giới phòng chống đái tháo đường 14/11, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

  • 18/11/2024

    Ngày Trẻ em Thế giới: Bồi dưỡng sức khỏe thể chất và tinh thần cho trẻ

    Ngày Trẻ em Thế giới là dịp để chúng ta cùng nhau tôn vinh và bảo vệ thế hệ tương lai của đất nước. Trong bối cảnh cuộc sống hiện đại với nhiều thay đổi, việc chăm sóc sức khỏe toàn diện cho trẻ em càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.

Xem thêm