Cách sử dụng kem chống nắng hiệu quả
Điều quan trong nhất bạn cần nhớ là: chọn lại kem chống nắng có chỉ số SPF từ 30 trở lên, chống nước và có giới hạn quang phổ rộng, việc này sẽ giúp bạn chống được cả tia UVB và UVA. Việc chú ý đến những thông số này sẽ giúp bạn chọn được đúng loại kem chống nắng tốt nhất cho mình.
Khi dùng kem chống nắng, bạn hãy thực hiện những lời khuyên sau đây
Hãy sử dụng kem chống nắng trước khi ra ngoài trời
Da bạn mất khoảng 15 phút để hấp thụ kem chống nắng và bảo vệ bạn khỏi tác hại của ánh nắng mặt trời. Do vậy nên bôi kem chống nắng khoảng 30 phút trước khi đi ra ngoài. Nếu bạn đợi tới khí ra ngoài rồi mới sử dụng kem, da bạn sẽ chưa kịp được bảo vệ và có thể cháy nắng.
Dùng lượng vừa đủ kem chống nắng
Nhiều người lớn cần ít nhất khoảng 30 gam kem chống nắng (tương đương với lượng kem chứa đầy lòng bàn tay bạn) để phủ đều hoàn toàn nên bề mặt những vùng tiếp xúc với nắng của cơ thể. Thoa đều và mát xa nhẹ nhàng kem lên da của bạn sẽ giúp kem chống nắng được hấp thu tốt hơn.
Đừng quên thoa kem ở cổ, mặt, tai, đầu ngón chân và cẳng chân của bạn. Những vùng khó với tới như lưng bạn có thể nhờ ai đó giúp hoặc dùng kem chống nắng dạng xịt. Nếu tóc bạn quá mỏng, hãy dùng kem chống nắng cho cả da đầu, hoặc đội mũ rộng vành. Để bảo vệ môi, bạn có thể dùng tinh dầu thơm với chỉ số chống nắng ít nhất là 15.
Thoa lại kem chống nắng ít nhất 2 giờ một lần, ngay sau khi bơi hay đổ mồi hôi
Mọi người thường bị cháy nắng vì không dùng đủ lượng kem, không thoa lại kem khi dưới nắng quá lâu hoặc sử dụng phải sản phẩm hết hạn. Da của bạn chịu tác động của tia UV mỗi khi bạn ra ngoài, kể cả vào những ngày trời nhiều mây hay những ngày mùa đông. Vậy nên, dù đi bơi, đi nghỉ mát hay chỉ là đi bộ thể dục, hãy nhớ sử dụng kem chống nắng.
Kem chống nắng giúp bạn hạn chế nguy cơ ung thư da, nhưng để tìm hiểu sâu hơn nữa về những điều cần làm để phòng tránh ung thư da, hãy đến gặp bác sĩ da liễu để được tư vấn.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Cách chọn loại kem chống nắng phù hợp với làn da bạn
Bệnh phổi tắc nghẹn mạn tính (COPD) gây ra 30.000 ca tử vong mỗi năm tại Anh. Tuy nhiên, theo một khảo sát gần đây cho thấy nhiều người dân tại quốc gia này vẫn chưa biết về triệu chứng của bệnh.
Xăm hình đã trở thành một hình thức nghệ thuật phổ biến trong xã hội hiện đại. Tuy nhiên, vẫn còn có những lo ngại về tác động lâu dài của việc xăm hình đối với sức khỏe, đặc biệt là nguy cơ ung thư.
Thoát vị hoành, hay thoát vị khe hoành, xảy ra khi phần trên của dạ dày bị đẩy lên ngực thông qua một lỗ mở ở cơ hoành (cơ ngăn cách bụng với ngực). Tình trạng này xảy ra ở nơi dạ dày và thực quản của bạn nối lại với nhau, còn được gọi là ngã ba thực quản dạ dày. Đôi khi, thoát vị khe hoành không gây ra vấn đề gì và không cần điều trị.
Đau chân khi đứng lâu là tình trạng mà nhiều người gặp phải. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể khắc phục vấn đề này bằng một vài thay đổi nhỏ trong thói quen sinh hoạt hàng ngày
Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh vẩy nến khác nhau tùy thuộc vào từng người và loại bệnh vẩy nến. Mặc dù bệnh vẩy nến là tình trạng mãn tính kéo dài suốt đời, một số người có thể thấy các triệu chứng biến mất trong nhiều tháng hoặc nhiều năm.
Bạn có bỏ qua mũi tiêm phòng cúm hàng năm vì bạn ghét bị tiêm không? Điều đó có thể hiểu được. Nhưng đừng để điều đó ngăn cản bạn tiêm vắc-xin. Có một lựa chọn khác: dành cho bạn: vắc-xin xịt mũi.
Chắc hẳn ai cũng đã từng nghe qua câu chuyện dùng tiếng ồn trắng giúp các bé sơ sinh ngủ ngon và sâu giấc. Vậy đã bao giờ bạn thắc mắc, có những loại tiếng ồn nào và đâu là tiếng ồn dành cho người lớn? Mọi câu hỏi sẽ được giải đáp ngay sau đây.
Ngày càng nhiều người trẻ bị đau thần kinh tọa với biểu hiện đau phần lưng dưới lan xuống chân. Để kiểm soát cơn đau thần kinh tọa, người bệnh cần điều chỉnh từ thói quen sinh hoạt hàng ngày.