Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Các bệnh liên quan đến máu là gì?

Mọi rối loạn tiểu cầu đều có thể cản trở khả năng đông máu. Bệnh nhân bị các rối loạn tiểu cầu có thể bị chảy máu quá nhiều hoặc đông máu quá mức.

Có nhiều loại rối loạn về máu khác nhau đòi hỏi những cách điều trị khác nhau. Nếu được điều trị sớm, bệnh nhân sẽ không cần ghép tế bào gốc.

Các thành phần chính của máu là hồng cầu (RBC), bạch cầu (WBC), tiểu cầu và huyết tương. Hồng cầu chịu trách nhiệm vận chuyển oxy tới các mô trong cơ thể, bạch cầu giúp chống nhiễm trùng. Tiểu cầu giúp cho quá trình đông máu và do vậy ngăn chặn máu chảy nhiều trong trường hợp bị chấn thương. Bất cứ rối loạn nào trong những thành phần này và hoạt động của chúng đều có thể dẫn tới mất cân bằng thể chất nghiêm trọng. Một số loại rối loạn máu không phải là ung thư, trong khi một số có thể dẫn tới ung thư máu. Ngoài những thành phần này của máu, bất cứ sự mất cân bằng nào của tủy xương, thành phần protein trong máu, mạch máu, hạch bạch huyết cũng được coi là gây rối loạn máu.

Các triệu chứng phổ biến của rối loạn máu là mệt mỏi thường xuyên, yếu cơ, có vấn đề về vận chuyển khí oxy tới não, tim đập nhanh, khó thở….bạn có thể đi khám bác sĩ khi thấy những triệu chứng này. Dưới đây là những loại bệnh/rối loạn về máu:

1. Thiếu máu

Đây là một trong những loại rối loạn máu phổ biến nhất có thể xảy ra khi tế bào hồng cầu bị ảnh hưởng. Thiếu máu có thể là nhẹ nhưng nếu bị nặng, bạn có thể bị đau người, khó thở, da xanh xao và mệt mỏi.

Mắc bệnh về máu khiến người mệt mỏi (ảnh minh họa: Internet)

2. Bệnh bạch cầu

Đây là một dạng ung thư máu, xảy ra khi tế bào bạch cầu trở thành ác tính và sản sinh nhanh trong tủy xương. Bệnh bạch cầu cấp là tình trạng nghiêm trọng và diễn biến nhanh, trong khi bạch cầu mạn tiến triển chậm hơn. Hóa trị và ghép tế bào gốc là các phương pháp điều trị chính với bệnh này.

3. Xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch

Các bệnh về máu cũng bao gồm các rối loạn tiểu cầu. Nếu số lượng tiểu cầu giảm trong máu và bạn bị bầm tím và chảy máu, có thể là bạn đang bị xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch.

4. Thiếu máu hồng cầu hình liềm

Đây là một bệnh di truyền xảy ra do rối loạn của tế bào hồng cầu. Tình trạng này xảy ra nhiều hơn với các gia đình đến từ Nam và Trung Mỹ, châu Phi, Ấn Độ, Quần đảo Caribe, và Ả rập sau-đi. Do bệnh này, tế bào hồng cầu trở nên cứng và dầy và làm cản trở lưu thông máu.

5. Loạn sản tủy

Đây là một loại ung thư máu khác tấn công tủy xương và nó là một trong những rối loạn máu làm giảm số lượng bạch cầu. Loạn sản tủy là bệnh mạn tính, tiến triển chậm và đột ngột, sau đó thường trở thành bệnh bạch cầu. Bệnh nhân có thể được chữa khỏi nếu được ghép tế bào gốc, truyền máu và hóa trị.

6. Rối loạn đông máu

Mọi rối loạn tiểu cầu đều có thể cản trở khả năng đông máu. Do vậy, bệnh nhân bị các rối loạn tiểu cầu có thể bị chảy máu quá nhiều hoặc đông máu quá mức. Nếu hình thành các cục máu đông, cần sử dụng các thuốc chống đông máu.

7. Nhiễm khuẩn huyết

Ngoài các rối loạn máu của tế bào máu và tiểu cầu, huyết tương cũng có thể bị ảnh hưởng. Nếu có nhiễm trùng của cơ thể xâm nhập vào máu và bạn có biểu hiện sốt, khó thở, tụt huyết áp và các rối loạn hô hấp, thì có thể là bạn bị nhiễm khuẩn huyết.

8. Sốt rét

Sốt rét là do muỗi đốt. Tuy nhiên, đây là một trong những rối loạn máu tấn công tế bào hồng cầu. Hồng cầu bị vỡ gây sốt cao, tổn thương các cơ quan và rét run. Bệnh cần được điều trị sớm, nếu không có thể gây tử vong.

BS Cẩm Tú - Theo Sức khỏe và Đời sống
Bình luận
Tin mới
  • 09/12/2024

    Giúp người cao tuổi vượt qua nỗi cô đơn mùa đông

    Mùa đông lạnh thường mang đến cảm giác cô đơn và trầm lắng, đặc biệt là đối với người cao tuổi. Sự thay đổi thời tiết, cùng với những hạn chế về sức khỏe và khả năng vận động khiến người già dễ rơi vào tình trạng cô lập, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tinh thần và thể chất.

  • 09/12/2024

    Phòng ngừa loãng xương ở người cao tuổi

    Với tỷ lệ mắc cao ở người cao tuổi, loãng xương là mối đe dọa tiềm tàng dẫn đến gãy xương và suy giảm chất lượng cuộc sống. Cùng Viện Y học ứng dụng Việt Nam tìm hiểu các biện pháp điều trị và phòng ngừa hiệu quả để đối phó với căn bệnh này!

  • 09/12/2024

    4 lý do nên thêm nghệ vào chế độ ăn trong mùa đông

    Nghệ không chỉ là loại gia vị tốt mà còn có tác dụng hỗ trợ chữa một số bệnh. Dưới đây là 4 lợi ích sức khỏe khi sử dụng nghệ trong mùa đông.

  • 08/12/2024

    Chế độ dinh dưỡng cho trẻ gái dậy thì sớm

    Tuy không phải là yếu tố quyết định nhưng dinh dưỡng có thể ảnh hưởng đến quá trình dậy thì ở nữ giới. Một chế độ ăn uống cân bằng, giàu dinh dưỡng, hạn chế các thực phẩm không lành mạnh sẽ giúp trẻ phát triển toàn diện và giảm thiểu các nguy cơ liên quan đến dậy thì sớm.

  • 08/12/2024

    Chế độ ăn cho trẻ dậy thì sớm

    Trẻ em ngày nay có xu hướng dậy thì sớm. Dinh dưỡng cũng là một trong những yếu tố góp phần gây dậy thì sớm ở trẻ.

  • 08/12/2024

    Chế độ ăn uống lành mạnh có thể giúp ích cho làn da của bạn như thế nào?

    Da của chúng ta là cơ quan lớn nhất của cơ thể và nhiều tình trạng da có cả biểu hiện bên trong và bên ngoài. Chỉ có một số ít nghiên cứu đã xem xét cách chế độ ăn uống có thể tác động đến một số tình trạng da liễu nhất định. Bài viết dưới đây sẽ liệt kê danh sách các tình trạng da phổ biến và cách chế độ ăn uống có thể giúp ích hoặc gây hại cho làn da của bạn.

  • 07/12/2024

    Bí quyết để xương chắc khỏe ở thời kỳ mãn kinh

    Sự thay đổi nội tiết tố ở phụ nữ tuổi mãn kinh không chỉ dẫn đến các triệu chứng được nhiều người biết đến như bốc hoả, thay đổi tâm trạng,…mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe xương, tăng nguy cơ loãng xương và gãy xương.

  • 07/12/2024

    Nên làm gì khi bé gái dậy thì sớm?

    Xu hướng dậy thì sớm ngày càng gia tăng. Một số ít có thể là biểu hiện của bệnh lý, cần được điều trị đặc biệt.

Xem thêm