Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Những phát hiện về cơ thể bạn chưa bao giờ nghe tới

Khuôn mặt chứa đầy "nhện", phát hiện bộ phận mới ở đầu gối, tìm ra tế bào gốc trong răng người... là những phát hiện mới về cơ thể người.

Trải qua hàng thế kỷ, loài người vẫn chưa thể khẳng định việc khám phá hết bí mật cơ thể người. Và quả đúng vậy, dưới đây là những khám phá “gây shock” trên cơ thể mà không ai có thể ngờ tới, theo tổng hợp từ trang Cracked.
 
1. Khuôn mặt người chứa đầy… nhện
 
Trong năm 2014, các khoa học gia đã có một phát hiện gây “chấn động” khi sử dụng kính hiển vi electron năng lượng lớn, đủ để soi kỹ từng lỗ chân lông trên mặt người. Họ đã nhìn thấy một cách rõ nét những sinh vật như hình dưới đây. 
 

 
Những “chú nhện” này thực chất là loài ký sinh trùng Demodex brevis, sống ký sinh trong tuyến bã tại lỗ chân lông trên mặt người. Và cũng theo nghiên cứu, Demodex brevis có mặt trên 100% số người tham gia nghiên cứu. 
 
Ký sinh trùng có vòng đời rất ngắn, vậy nên chúng sinh sôi nảy nở với tốc độ cực nhanh, hàng triệu cá thể đẻ trứng rồi chết đi. Tuy nhiên, điều này cũng đi kèm với sự gia tăng của bã nhờn. 
 
 
Đã có nhiều giả thuyết được đưa ra, trong đó nhiều người tin rằng bệnh trứng cá đỏ - rosacea – một bệnh ngoài da khiến da phát ban và sưng tấy có thể do hệ thống miễn dịch của chúng ta “làm thân” quá mức với loài ký sinh trùng này.
 
2. Vi khuẩn trong ruột khiến bạn ngày một “béo phì” 
 
Sự phát triển của y học đã cho chúng ta biết đường ruột của người bao gồm rất nhiều vi khuẩn - còn gọi là microflora - có lợi nhiều cho đời sống. 
 
Tuy nhiên, gần đây các khoa học gia mới tiếp cận đầy đủ hơn những khả năng “không tưởng” mà vi khuẩn có thể làm được. Nhờ đó, những vi khuẩn này được xem như một bộ phận quan trọng ngang hàng với gan hoặc tụy.
 

 
Vi khuẩn đường ruột góp phần điều hòa quá trình trao đổi chất, hỗ trợ hệ miễn dịch và chống lại một số bệnh. Chúng có số lượng không hề nhỏ, lên đến 100 nghìn tỉ tế bào trong cơ thể mỗi người, chiếm 1- 2 kg trên tổng trọng lượng cơ thể người.
 
Tuy nhiên, không phải tất cả vi khuẩn đều tốt. Một số nghiên cứu gần đây cho biết một số loại vi khuẩn đường ruột đã tiến hóa và gây ảnh hưởng đến dây thần kinh phế vị (vagus nerve) – dây thần kinh liên kết não bộ và đường ruột – khiến chúng ta luôn thèm các loại thức ăn nhất định, mà cụ thể ở đây là đường và các loại thực phẩm giàu chất béo. 
 
 
Bằng việc tiết ra các chất hóa học tác động đến hệ thống thần kinh, kích thích sự thèm ăn, gia tăng cảm giác hài lòng khi được đáp ứng nhu cầu, những vi khuẩn này còn khiến chế độ ăn của chúng ta trở nên không lành mạnh, dẫn đến khả năng mắc các chứng béo phì hoặc tiểu đường. Tuy nhiên theo các khoa học gia, tác động từ vi khuẩn sẽ là không đủ nếu như bạn giữ vững lập trường và theo chế độ ăn kiêng nghiêm ngặt. 
 
3. Tìm ra bộ phận mới trong… đầu gối
 
Chúng ta luôn quan niệm rằng, đầu gối giống như một chiếc bản lề, cho phép con người đứng vững trên mặt đất. Nhưng thực chất, đầu gối là một cỗ máy phức tạp, khiến các ca phẫu thuật đầu gối có tỉ lệ thất bại khá cao và hầu hết đều để lại di chứng. 

Năm 2013, hai bác sĩ chuyên phẫu thuật đầu gối người Bỉ đã đặt dấu hỏi kiến thức loài người về giải phẫu đầu gối. Họ đã phát hiện ra đầu gối còn một dây chằng khác ở vị trí rất kín đáo. 
 
Trên thực tế, lý thuyết dây chằng bí ẩn đã được đưa ra vào năm 1879 bởi một bác sĩ người Pháp tên Paul Segon. Ông thậm chí khẳng định rằng mình đã tìm ra dây chằng bí ẩn ở đầu gối nhưng lại thất bại trong việc chứng minh, khiến lý thuyết sớm bị bác bỏ. 
 
Sau khi được các bác sĩ người Bỉ chứng minh, dây chằng này có tên anterolateral ligament (tạm dịch: dây chằng trước bên), đã giúp cho việc nghiên cứu phẫu thuật đầu gối trở nên có triển vọng hơn. Tuy nhiên điều này cũng khiến các khoa học gia đặt câu hỏi: còn bao nhiêu bộ phận trên cơ thể chưa được khám phá?
 
4. Phát hiện tế bào gốc trong răng người
 
Hiểu rõ được tế bào gốc luôn là mong muốn của loài người, khi chỉ từ một tế bào có thể tạo nên bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể, bao gồm nội tạng. Nắm được tế bào gốc đồng nghĩa với việc cứu được hàng triệu người đang trông chờ vào thị trường buôn bán nội tạng. 

Từ trước đến nay, tế bào gốc được biết đến chỉ có trong phôi thai, nhưng việc tiếp cận gặp rất nhiều trở ngại về mặt đạo đức xã hội. Ngày nay, các khoa học gia phát hiện ra rằng, họ đã có thể tiếp cận tế bào gốc từ các tế bào bên trong răng người trưởng thành.
 
Phát hiện này gần như đã bác bỏ quan niệm lâu nay cho rằng, tế bào gốc chỉ phát triển theo một đường, tức là từ tế bào gốc trở thành các tế bào khác, thay vì ngược lại. Khi quan sát, các tế bào thần kinh trong răng bằng cách nào đó đã đảo ngược quá trình trở thành tế bào gốc. 
 
Sau khi nhận thấy hiện tượng tương tự diễn ra ở loài chuột, các nhà nghiên cứu thực hiện thí nghiệm đốt laser, kích thích tế bào gốc khiến phần răng bị tổn thương phục hồi nhanh chóng. Điều này có thể sẽ giúp khoa học loài người sang trang mới, với tiềm năng làm chủ được công nghệ tế bào gốc từ răng người. 
 
5. Não bộ có công tắc
 
Khi bị va đập mạnh vào đầu, con người có thể bất tỉnh nhân sự. Tuy nhiên cho đến gần đây, các khoa học gia vẫn chưa thể lý giải được hiện tượng này. 
Đến năm 2014, một nghiên cứu đã tìm ra rằng thực sự có một công tắc ngay bên trong não bộ chúng ta – đó là vùng hạch nền (claustrum). Điều này được tìm ra một cách tình cờ khi các chuyên gia nghiên cứu bệnh động kinh. Khi dòng điện tác động lên vùng hạch nền, bệnh nhân sẽ rơi vào trạng thái vô thức. 
 
Kích thích lại một lần nữa, bệnh nhân sẽ tỉnh lại, với một chút ký ức còn sót lại trước khi bị “tắt”. Phát hiện này có thể mở ra rất nhiều tiềm năng nghiên cứu trong y học, đặc biệt là về giấc ngủ cùng các chứng bệnh về ngủ. 
Lê Giang - Theo Trí thức trẻ/Cracked
Bình luận
Tin mới
  • 22/11/2024

    Thuốc xịt mũi ngừa cúm

    Bạn có bỏ qua mũi tiêm phòng cúm hàng năm vì bạn ghét bị tiêm không? Điều đó có thể hiểu được. Nhưng đừng để điều đó ngăn cản bạn tiêm vắc-xin. Có một lựa chọn khác: dành cho bạn: vắc-xin xịt mũi.

  • 22/11/2024

    Loại tiếng ồn nào tốt cho giấc ngủ?

    Chắc hẳn ai cũng đã từng nghe qua câu chuyện dùng tiếng ồn trắng giúp các bé sơ sinh ngủ ngon và sâu giấc. Vậy đã bao giờ bạn thắc mắc, có những loại tiếng ồn nào và đâu là tiếng ồn dành cho người lớn? Mọi câu hỏi sẽ được giải đáp ngay sau đây.

  • 22/11/2024

    Cách cải thiện triệu chứng đau thần kinh tọa

    Ngày càng nhiều người trẻ bị đau thần kinh tọa với biểu hiện đau phần lưng dưới lan xuống chân. Để kiểm soát cơn đau thần kinh tọa, người bệnh cần điều chỉnh từ thói quen sinh hoạt hàng ngày.

  • 21/11/2024

    Trị bệnh Parkinson bằng Đông y có hiệu quả không?

    Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.

  • 21/11/2024

    Tăng cường sức khỏe xương khớp cho người cao tuổi trong mùa đông

    Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh

  • 21/11/2024

    Tức giận - Kẻ thù thầm lặng của sức khỏe

    Tức giận là một cảm xúc bình thường mà ai cũng sẽ trải qua, bởi hiếm ai có thể giữ được bình tĩnh khi bị tấn công, xúc phạm, phản bội hay thất bại... Tuy nhiên, tức giận quá thường xuyên hoặc kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe.

  • 21/11/2024

    Bệnh hô hấp và cách bảo vệ sức khỏe trong mùa lạnh

    Mùa đông đến đi kèm với sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, không khí hanh khô và độ ẩm giảm. Những yếu tố này gây nên các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là ở trẻ nhỏ, người cao tuổi và những người có hệ miễn dịch yếu. Các bệnh lý đường hô hấp không chỉ gây khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.

  • 20/11/2024

    9 cách chữa đau chân tại nhà hiệu quả

    Đau chân là vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của nhiều người. Cùng tìm hiểu 9 phương pháp đơn giản, hiệu quả để chữa đau chân tại nhà. Áp dụng đúng cách, bạn có thể giảm đau, cải thiện lưu thông máu và tăng cường sức khỏe cho đôi chân của mình.

Xem thêm