Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Yoga cho vùng bụng khỏe mạnh

Bụng là nơi khí huyết bị ứ trệ nhiều nhất, sinh các bệnh: đau dạ dày, ăn kém tiêu, sình bụng, táo bón, gan to, lách to... Tập thể dục Yoga làm cho các cơ bụng, cơ hông và cơ đáy chậu mạnh lên, GIÚP BỤNG THON GỌN, giải quyết các bệnh mạn tính.

Xoa tam tiêu

Tam tiêu chia cơ thể làm 3 vùng: vùng bụng dưới (hạ tiêu); vùng bụng trên (trung tiêu) và vùng ngực thượng tiêu .

- Vùng bụng dưới có bộ phận sinh dục, bàng quang, ruột già, ruột non, đám rối thần kinh hạ vị.

- Vùng bụng trên có dạ dày, ruột non, tụy tạng (lá lách) đám rối thần kinh, gan và lách.

- Vùng ngực có tim, phổi, đám rối thần kinh tim và phổi.

Xoa hạ tiêu: một tay nắm lại, tay kia úp lên trên để giúp sức. Xoa vòng một theo chiều 10 - 20 lần và ngược lại cùng 10 - 20 lần tùy sức, thở tự nhiên.

 

 

Xoa trung tiêu:

- Tay nắm lại, tay kia úp lên trên để giúp sức, xoa 10 - 20 lần mỗi chiều, thở tự nhiên.

- Vuốt từ vùng xương cùng cụt theo bờ sườn đến vùng mỏm xương ức, thay phiên nhau mỗi bên 10 - 20 lần. Có ảnh hưởng đến gan mật và lá lách.

Xoa thượng tiêu: đặt bàn tay ngay ra úp lên ngực, bàn tay kia úp chồng lên, hai cánh tay ốp vào lồng ngực rồi xoa vòng tròn theo một chiều 10 - 20 lần rồi đổi chiều ngược lại 10 - 20 lần. Thở tự nhiên.

Xoa vòng ngực, thân bên và bụng

- Lấy tay bên này luồn dưới nách qua bên kia tới tận phía sau lưng; đầu, thân, mình cùng quay hẳn sang phía ấy rồi vuốt ngang qua vùng ngực đến bên này, đồng thời đầu, thân mình cùng quay theo đến cực độ về hướng đó, cổ và mắt cố gắng ngó cực độ phía sau lưng.

- Đổi tay và cùng làm động tác y như vậy, dần dần từ trên ngực hạ thấp từng mức đến bụng dưới, mỗi chỗ 5 - 10 lần. Cuối cùng vuốt bụng từ dưới lên trên 5 - 10 lần. Thở tự nhiên.

Đi thẳng mông

Chuẩn bị: ngồi sát phía thành giường, hai chân đưa ra trước.

Động tác: dùng phần xương ụ ngồi của xương chậu thay phiên nhau nhấc thân đi tới thanh giường phía bên kia. Thở sâu tự nhiên mỗi khi nhấc thân tới trước. Có thể đi tới rồi đi lui.

 

 

Tác dụng: vận chuyển khớp xương cùng chậu và khớp xương mu, các cơ dính liền với xương chậu làm cho khí huyết lưu thông ở vùng chậu, phòng và trị các bệnh ở vùng chậu và bụng dưới.

Ngồi trên chân, kiểu viên đe

Chuẩn bị: ngồi trên hai chân xếp lại, hai ngón chân cái đụng vào nhau, lưng thẳng hơi ưỡn ra phía sau, hai bàn tay để tự nhiên trên gối đùi.

Động tác: hít vô tối đa; trong thời giữ hơi, dao động qua lại từ 2 - 6 cái; thở ra triệt để và cúi đầu đụng giường, ép bụng đẩy hết hơi trọc ra ngoài. Làm như vậy từ 10 - 20 hơi thở

 

 

Tác dụng: ngồi kiểu viên đe rất thoải mái, thở chú ý ép bụng dưới, càng thở nhiều càng tốt. phòng và chữa các bệnh ở hệ sinh dục, di tinh, liệt dương.

Đưa quả tạ lên trên và đằng sau

Chuẩn bị: hai chân đứng chữ nhân. Nắm chặt hai quả tạ trong hai tay (nặng vừa sức, khoảng 1 - 1,5kg mỗi quả).

Động tác: đưa hai tay thẳng lên đằng trước và lên trên, cố gắng đưa ra phía sau càng nhiều càng tốt, hít vô tối đa; giữ hơi, dao động trước sau từ 2 - 6 cái; đưa hai tay ra đằng trước, hạ tay xuống đưa ra phía sau, càng xa càng tốt, đồng thởi thở ra triệt để, có ép bụng thật mạnh, càng cố gắng đưa tay ra phía sau thì ép bụng càng mạnh, giữ tư thế ép bụng triệt để 2 - 3 giây. Làm động tác như vậy 2 - 5 hơi thở.

Tác dụng: động tác này giúp thót bụng dưới rất mạnh, rất hữu ích cho những người bụng phệ, bụng nhão.

Có thể làm động tác đưa tay ra hai bên.

BS.CKII. Huỳnh Tấn Vũ (Đơn vị Đau - Cơ sở 3 Đại học Y Dược TP.HCM) - Theo Sức khỏe & Đời sống
Bình luận
Tin mới
  • 03/04/2025

    Ăn gì cho đẹp da, khắc phục da sần sùi do vảy nến?

    Người bị vảy nến nên bổ sung các loại thực phẩm chống viêm, giàu vitamin đồng thời hạn chế những thực phẩm có khả năng khiến bệnh phát triển, góp phần kiểm soát tốt bệnh và giúp làn da đẹp mịn màng hơn.

  • 03/04/2025

    Đẻ mắc vai hay dấu hiệu “con rùa” trong sản khoa

    Đẻ mắc vai hay còn gọi là dấu hiệu “con rùa” - là tình trạng xảy ra khi một hoặc cả hai vai của em bé bị kẹt trong quá trình sinh thường. Không có dấu hiệu báo trước và không có cách nào để ngăn ngừa tình trạng này xảy ra. Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể bao gồm việc em bé quá lớn, xương chậu của mẹ nhỏ hoặc đỡ đẻ sai tư thế. Tình trạng này có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng bao gồm cả chấn thương thần kinh cho em bé. Cùng đọc bài viết sau để hiểu thêm về tình trạng này!

  • 02/04/2025

    Nâng cao tầm vóc Việt

    Tầm vóc không chỉ là thước đo chiều cao đơn thuần mà còn phản ánh sức khỏe và sự phát triển toàn diện của một dân tộc. Tuy nhiên, thực trạng chiều cao của người Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế so với bạn bè quốc tế

  • 01/04/2025

    Tăng cường miễn dịch cho trẻ mùa xuân

    Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.

  • 01/04/2025

    Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ: Hiểu đúng và đồng hành cùng người tự kỷ

    Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).

  • 31/03/2025

    Chăm sóc da cho bé vào mùa xuân: Mẹo nhỏ cho mẹ

    Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.

  • 30/03/2025

    Những thay đổi về làn da tuổi mãn kinh

    Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?

  • 30/03/2025

    Người cao tuổi và bệnh giao mùa

    Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.

Xem thêm