Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Đẩy lùi ung thư vú bằng chế độ tập luyện thích hợp

Đối với bệnh nhân ung thư vú, tập thể dục có thể giúp cải thiện chất lượng sống cho người bệnh khi họ đang tiến hành điều trị.

Việc luyện tập, vận động đối với người khỏe mạnh cũng như với người bệnh đều có vai trò rất quan trọng. Đặc biệt, với người bệnh nằm lâu ngày, các bài tập vận động sẽ giúp phòng ngừa các vấn đề gây ra do nằm tại chỗ lâu ngày như cứng khớp, yếu cơ bắp, khó thở, táo bón, loét da, chán ăn và thay đổi về tâm thần; giúp giải tỏa căng thẳng và mệt mỏi.

Đối với bệnh nhân ung thư vú, tập thể dục có thể giúp cải thiện chất lượng sống cho người bệnh khi họ đang tiến hành điều trị. Các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Miami (Mỹ) đã xem xét mức độ hoạt động thể chất và sức khỏe thể chất/tâm thần của 240 phụ nữ bị ung thư vú không di căn được xem xét trong khoảng từ 4-10 tuần sau khi phẫu thuật. Kết quả cho thấy, phụ nữ tích cực hoạt động thể chất ít bị trầm cảm, mệt mỏi và có chất lượng sống tốt hơn trong thời gian điều trị ung thư sau phẫu thuật.

Theo bà Trần Kim Chi, Điều dưỡng trưởng Phòng khám gia đình Việt Úc (Hà Nội), trong quá khứ, lời khuyên thông thường cho người bệnh ung thư là nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt và giảm vận động. Trong một số trường hợp nhất định như chuyển động có thể gây đau đớn, thì nghỉ ngơi là điều nên làm. Ngày nay, các bác sỹ luôn khuyên các bệnh nhân nên vận động khi điều này dường như đem lại rất nhiều lợi ích cho người bệnh.

Các bằng chứng đã được nghiên cứu qua nhiều năm cho thấy chất lượng cuộc sống được nâng cao khi áp dụng các hoạt động thể chất vào quá trình điều trị. Người bệnh nên dành 30 phút mỗi ngày, năm ngày/tuần, với các bài tập thể dục phù hợp trong liệu trình điều trị.

Một số động tác tập thể dục được đưa ra với bệnh nhân ung thư vú như đi bộ, giúp người bệnh hít thở không khí trong lành để quên đi thời gian chiến đấu khó khăn với bệnh. Liệu pháp yoga giúp người bệnh tĩnh tâm hơn và chấp nhận thực trạng bệnh của mình, có chất lượng cuộc sống tốt hơn, sức khỏe tổng thể được cải thiện và điều chỉnh được lượng hormone gây căng thẳng… Các nhà khoa học cũng đưa ra phương pháp tập luyện hiệu quả cho bệnh nhân ung thư vú là chèo thuyền. Hoặc liệu pháp thiền cũng là lựa chọn thích hợp cho người bệnh muốn yên tĩnh giúp người bệnh hóa giải lo lắng và trở về cuộc sống thường ngày.

Bên cạnh đó, còn một số động tác thể dục đem lại nhiều lợi ích mà người bệnh ung thư có thể xem xét áp dụng như thể dục kéo giãn, giúp các khớp xương duy trì chuyển động, sẽ hỗ trợ người bệnh duy trì khả năng thực hiện các hoạt động hàng ngày; các bài tập tăng khả năng đối kháng giúp cơ bắp nâng được một trọng lượng nhất định nhằm xây dựng sức mạnh…

Có thể phòng ngừa ung thư vú bằng chế độ luyện tập thích hợp

Tuy nhiên, không phải với tất cả những bệnh nhân ung thư vú đều áp dụng chung một phương pháp tập luyện mà tùy thể trạng cũng như tiến triển bệnh của mỗi người. Tại phòng khám Gia đình Việt Úc (www.pkgdvietuc.com số Tầng 1, lô 6, Khu B, Tòa nhà Maderin garden đường Hoàng Minh Giám, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội; điện thoại tư vấn miễn phí: 18006896) với đội ngũ chuyên gia chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhân ung thư tại nhà khi tư vấn cho người bệnh, tùy theo tình trạng bệnh của mỗi người mà các bác sỹ sẽ đưa ra các bài tập luyện khác nhau cho phù hợp và hiệu quả nhất dựa trên các yếu tố về tuổi tác, khả năng chịu đựng, lịch sử tập luyện; tình trạng bệnh; quá trình điều trị…

Trong quá trình tập luyện sẽ có sự đánh giá, điều chỉnh mức độ của các bài tập. Mục tiêu cuối cùng là giúp người bệnh lấy lại cảm giác, kiểm soát cơ thể cũng như tăng cường sức khỏe thể chất và tinh thần; giảm thiểu các nguy cơ mắc các bệnh khác như bệnh tim hay loãng xương; giảm thiểu nguy cơ yếu cơ và giảm các loại cử động do thiếu vận động; cải thiện khả năng thực hiện các sinh hoạt thông thường hàng ngày. Cải thiện sự tự tin, giảm nguy cơ lo âu và trầm cảm, giảm tác dụng phụ của thuốc.

“Tình trạng bệnh của mỗi người là khác nhau do đó mức độ thể chất, loại hình thể dục hay mức độ đáp ứng của mỗi người cũng khác nhau. Bài tập dành cho bệnh nhân sẽ không phải là một chế độ phù hợp cho tất cả mọi người. Vì vậy, cần tham khảo ý kiến y bác sỹ trước khi quyết định lựa chọn hình thức tập luyện để có được một bài tập phù hợp”, bà Trần Kim Chi đưa ra lời khuyên.

Trần Thịnh - Theo Sức khỏe và Đời sống
Bình luận
Tin mới
  • 18/07/2025

    5 loại thực phẩm giúp ngăn ngừa loãng xương

    Để hạn chế tình trạng loãng xương cơ thể cần cung cấp đủ vitamin D và canxi theo nhu cầu của từng lứa tuổi qua chế độ ăn khoa học, đủ dinh dưỡng và giàu canxi.

  • 18/07/2025

    Ô nhiễm không khí và nguy cơ với sức khỏe, những giải pháp bảo vệ sức khỏe cho trẻ em.

    Trong những năm gần đây, ô nhiễm không khí đã trở thành một trong những vấn đề môi trường nghiêm trọng nhất, ảnh hưởng sâu rộng đến sức khỏe con người ở mọi lứa tuổi. Đặc biệt, trẻ nhỏ đang ở giai đoạn phát triển thể chất và thần kinh lại là nhóm đối tượng dễ tổn thương nhất.

  • 17/07/2025

    3 tác dụng phụ của quả vải và lưu ý khi ăn vải

    Quả vải tuy ngon miệng và bổ dưỡng nhưng cũng cần đi lưu ý một số điều khi ăn để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, đặc biệt là với một số đối tượng.

  • 17/07/2025

    Nhiệt độ thời tiết ảnh hưởng thế nào tới tâm trạng của bạn?

    Thời tiết thất thường có khiến bạn cảm thấy khó chịu. Trời mưa bạn sẽ cảm thấy buồn chán còn trời nắng bạn sẽ cảm thấy vui tươi hơn. Bạn đã bao giờ thắc mắc tại sao cảm xúc của bạn luôn thay đổi khi thời tiết thay đổi hay chưa? Đặc biệt là vào lúc giao mùa? Vậy hãy cùng Viện Y học ứng dụng tìm hiểu thêm với bài viết dưới đây

  • 16/07/2025

    Ăn rau quả nhiều màu sắc có lợi gì cho sức khỏe?

    Ăn rau quả nhiều màu sắc hay còn gọi là 'ăn cầu vồng' không chỉ đơn giản là cách trang trí món ăn hấp dẫn mà còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.

  • 16/07/2025

    Sốt xuất huyết ở trẻ nhỏ: Những dấu hiệu cảnh báo không nên bỏ qua

    Sốt xuất huyết là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do vi rút Dengue gây ra, lây lan chủ yếu qua vết đốt của muỗi Aedes aegypti. Mặc dù bệnh có thể ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi, trẻ nhỏ lại là đối tượng đặc biệt dễ bị tổn thương do hệ miễn dịch còn non yếu.

  • 15/07/2025

    Các hoạt động thể thao dưới nước phù hợp cho người cao tuổi trong mùa hè

    Mùa hè với những ngày nắng nóng kéo dài không chỉ là thời điểm để thư giãn mà còn là cơ hội tuyệt vời để người cao tuổi tham gia các hoạt động thể thao dưới nước. Đây là hình thức vận động nhẹ nhàng, ít gây áp lực lên cơ thể, đồng thời mang lại nhiều lợi ích sức khỏe vượt trội.

  • 14/07/2025

    Bài tập tốt nhất cho chứng đau thắt lưng

    Đau thắt lưng là một trải nghiệm phổ biến đối với nhiều người. Nó thường có thể dẫn đến đau, ngứa ran hoặc tê ở phần thân dưới. Có nhiều nguyên nhân gây đau thắt lưng, phổ biến nhất bao gồm căng cơ, tư thế xấu và tuổi tác.

Xem thêm