Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Sử dụng virut vắc-xin sởi: Liệu pháp mới trị ung thư

Liệu pháp virut chống ung thư là sử dụng các loại virut có khả năng nhiễm và gây tan tế bào ung thư (OLV) một cách chọn lọc mà không gây tổn hại các tế bào bình thường.

Nhiều nghiên cứu đã cho thấy chủng virut vắc-xin sởi sống (MeV: measlesvirus), giảm độc lực hoặc biến đổi gen là ứng viên tốt nhất cho liệu pháp này. Bài viết của PGS.TS. Nguyễn Lĩnh Toàn - Chủ nhiệm Bộ môn Sinh lý bệnh - Học viện Quân y sẽ cung cấp thông tin cho bạn đọc về liệu pháp này.

Tính an toàn của vắc-xin sởi giảm độc lực

Vấn đề an toàn trong liệu pháp OLV điều trị ung thư được chia thành hai phạm vi: nguy cơ cho bệnh nhân và nguy cơ đối với cộng đồng.

Để giảm nguy cơ cho bệnh nhân, OLV phải có tính lựa chọn các khối u cao, không gây bệnh cho các mô bình thường và ổn định về mặt di truyền.

Để giảm nguy cơ cho cộng đồng, OLV tốt nhất là nguồn gốc từ một loại virut mà cộng đồng có miễn dịch tốt.

MeV sống, giảm độc lực được coi là một trong những loại vắc-xin an toàn nhất. Trong 50 năm qua, vắc-xin MeV đã được tiêm cho hơn 1 tỷ người theo Chương trình tiêm chủng mở rộng và độ an toàn cao thật sự đáng ghi nhận. Từ năm 1978 đến năm 2010, khoảng 575 triệu liều MeV sống, giảm độc lực được tiêm chủng và có 17.536 trường hợp không tốt đã được báo cáo, chỉ có 4.822 trường hợp được coi là nghiêm trọng, nguy cơ liên quan của 1 trường hợp nghiêm trọng như vậy là 8,4 ca/1 triệu liều phân phối. Cũng không có bằng chứng cho thấy MeV sống, giảm độc lực gây bệnh phải thu hồi.

Nghiên cứu vắc-xin tại Trung tâm Nghiên cứu sản xuất vắc-xin và Sinh phẩm Bộ Y tế.

MeV nhạy cảm với nhiều loại ung thư

Hiệu ứng phá hủy tế bào của MeV được đặc trưng bởi sự hợp bào, do sự tương tác giữa hemagglutinin và protein kết hợp từ các tế bào bị nhiễm virut với các tế bào lân cận. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh khả năng ly giải tế bào của MeV đối với nhiều dòng tế bào ung thư người như: u tủy, ung thư tuyến tụy, u thần kinh đệm, ung thư buồng trứng, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư vú, u tế bào hắc tố da, ung thư tế bào biểu mô thận, u trung biểu mô, u nguyên bào tủy, u phổi và ung thư đại tràng…

Gần đây, các nhà khoa học của Học viện Quân y và Đại học Quốc gia Singapore đã chứng minh hiệu quả kháng ung thư của MeV với ung thư tế bào máu ngoại vi người, đặc biệt là ung thư bạch cầu tủy cấp cả trên nuôi cấy tế bào và trên chuột thiếu hụt miễn dịch mang khối ung thư bạch cầu tủy cấp hoặc ung thư tuyến tiền liệt người khi dùng đơn lẻ hoặc phối hợp với virut vắc-xin quai bị. Trong 10 năm qua, nghiên cứu tác dụng kháng ung thư của MeV đã được chứng minh trên ít nhất là 12 loại tế bào ung thư khác nhau.

Kết hợp liệu pháp OLV với thuốc ức chế miễn dịch

Kết hợp liệu pháp OLV với thuốc ức chế miễn dịch nhằm mục đích dễ dàng gây nhiễm virut vào khối ung thư đang phát triển trong cơ thể sống có một hệ miễn dịch nguyên vẹn nhằm nâng cao hiệu lực điều trị của liệu pháp OLV. 

Cyclophosphamide được biết là một thuốc ức chế miễn dịch có độc tính cao với sự sinh sản tế bào lympho, nó có thể điều chỉnh cả hai phản ứng miễn dịch tự nhiên và thích ứng.

Đáp ứng với liều và thời gian phân bố cyclophosphamide với từng loại kháng nguyên tế bào là khác nhau, phản ứng ngăn chặn các tế bào lympho B và T rõ rệt nhất khi cyclophosphamide được dùng cùng một lúc hoặc không quá 3 ngày sau kích thích bằng kháng nguyên, đặc biệt cyclophosphamide có hiệu quả tốt khi sử dụng liều cao trước 1 hoặc 2 ngày khi cơ thể tiếp xúc với kháng nguyên.

Phát triển các thử nghiệm lâm sàng

Hiện có 14 thử nghiệm lâm sàng điều trị ung thư giai đoạn I và giai đoạn II của liệu pháp OLV sử dụng MeV đã và đang được tiến hành trên thế giới. Các nghiên cứu chủ yếu tiến hành tại Trung tâm Nghiên cứu, điều trị ung thư - Mayo Clinic, Hoa Kỳ. Các thử nghiệm lâm sàng trên bệnh nhân ung thư buồng trứng, ung thư trung biểu mô màng phổi, đa u tủy, u lympho…

Các thử nghiệm lâm sàng sử dụng đường tiêm MeV trực tiếp vào khối u điều trị ung thư hạch, truyền màng bụng virut sởi biến đổi gen (MeV-NIS) trong điều trị ung thư buồng trứng, tiêm vào màng phổi điều trị ung thư trung biểu mô màng phổi hoặc tiêm MeV vào sọ não điều trị ung thư não hoặc tiêm tĩnh mạch MeV kết hợp thuốc ức chế miễn dịch cyclophosphamide trong điều trị đa u tủy... cho kết quả khả quan, kéo dài thời gian sống và không có tác dụng phụ nghiêm trọng nào được ghi nhận.

Tóm lại, liệu pháp OLV sử dụng MeV sống, giảm độc lực hoặc MeV biến đổi gene là một chiến lược điều trị ung thư có tiềm năng. Mặc dù các thử nghiệm lâm sàng vẫn còn ở giai đoạn đầu và hiệu quả bị giới hạn bởi khả năng miễn dịch chống virut sởi. Tuy nhiên, thực tế cho thấy MeV nhạy cảm với nhiều loại tế bào ung thư, sự an toàn cao và tiến bộ trong công nghệ sinh học làm cho MeV trở thành một ứng cử viên rất tốt cho phát triển chiến lược điều trị ung thư hiện nay.

PGS.TS. Nguyễn Lĩnh Toàn - Theo Sức khỏe đời sống
Bình luận
Tin mới
  • 22/03/2025

    Nhịn ăn gián đoạn kéo dài có hại gì?

    Nhịn ăn gián đoạn là biện pháp giảm cân phổ biến trong những năm gần đây. Tuy nhiên một phát hiện mới cho thấy, nên cân nhắc thời gian áp dụng chế độ ăn này ở những người trẻ tuổi vì nó có thể làm trầm trọng thêm bệnh đái tháo đường.

  • 22/03/2025

    8 lý do khiến bạn vẫn bị sâu răng mặc dù đã đánh răng và dùng chỉ nha khoa

    Vệ sinh răng miệng đúng cách là điều cần thiết cho răng và nướu khỏe mạnh. Và chúng đặc biệt quan trọng đối với những người dễ bị sâu răng. Vì vậy, hãy tiếp tục đánh răng hai lần mỗi ngày và dùng chỉ nha khoa thường xuyên. Với suy nghĩ đó, bài viết này sẽ giúp bạn hiểu lý do tại sao sâu răng vẫn có thể xảy ra ngay cả khi bạn chăm sóc răng miệng tốt và bạn có thể làm gì để giảm nguy cơ này.

  • 21/03/2025

    Mỗi ngày ăn một bữa - Giảm cân, giảm luôn sức khỏe?

    Mỗi ngày chỉ ăn một bữa - có rất nhiều lý do để không ít người thực hiện cách ăn này như giảm cân, thải độc. Phương pháp này hiện đang được truyền tai nhau như một trào lưu.

  • 21/03/2025

    Táo đỏ: Thực phẩm bổ dưỡng hay chiêu thổi phồng từ quảng cáo?

    Trong Đông y, táo đỏ được xếp vào nhóm thuốc không có độc, có thể sử dụng lâu dài. Gần đây, táo đỏ đã trở thành một “cơn sốt” trong cộng đồng nhờ được quảng bá như một thực phẩm bổ dưỡng, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.

  • 21/03/2025

    Nguyên nhân nào khiến tóc rụng ngày càng nhiều?

    Tình trạng rụng tóc phản ánh nhiều điều về sức khỏe và thói quen sinh hoạt hàng ngày. Khi phát hiện dấu hiệu tóc rụng nhiều, bạn có thể làm gì để mái tóc không thưa dần thêm?

  • 21/03/2025

    Điều gì thực sự xảy ra với cơ thể bạn khi bạn sinh mổ?

    Sinh mổ hay còn gọi là sinh mổ lấy thai ngày càng phổ biến vì nhiều lý do. Có khoảng 30% ca sinh nở ở Hoa Kỳ diễn ra bằng phương pháp mổ lấy thai. Hãy cùng VIAM tìm hiểu một số tác dụng phụ có thể xảy ra với mẹ sau khi sinh nhé.

  • 20/03/2025

    Rau xanh có phải là "vua" chất xơ?

    Câu chuyện về viên rau củ - một loại thực phẩm bổ sung chất xơ - đang thu hút sự quan tâm. Liệu có phải vì chúng ta chưa hiểu rõ tầm quan trọng của chất xơ?

  • 20/03/2025

    Giảm mỡ nội tạng hiệu quả với hạt dẻ cười

    Hạt dẻ cười không chỉ là món ăn vặt thơm ngon mà còn là “trợ thủ đắc lực” trong quá trình giảm mỡ nội tạng.

Xem thêm