![]() |
Cây chè. Ảnh: baithuocquy. |
Theo tiến sĩ Võ Văn Chi, chè có tên khoa học là Camellia sinensis (L.) Kuntze, thuộc họ chè Theaceae. Đây là loại cây nhỡ thường xanh, cao từ một đến 6 m. Lá mọc so le, hình trái xoan, dài từ 4 đến 10 cm, rộng từ 2 đến 2,5 cm, nhọn gốc, nhọn tù có mũi ở chóp. Phiến lá lúc non có lông mịn, khi già thì dày, bóng, mép khía răng cưa rất đều. Hoa to, có từ 5 đến 6 cánh hoa màu trắng, mọc riêng lẻ ở nách lá, có mùi thơm, nhiều nhị. Quả nang thường có 3 van, mỗi ô chứa một hạt gần tròn, đôi khi nhăn nheo.
Bình thường cây chè có thể cao từ 7 đến 10 m, trồng để cắt đốn thường xuyên nên chỉ còn chừng một m. Cây ra hoa vào tháng 9 đến 10, có quả tháng 11 đến tháng 3 năm sau, ưa khí hậu ẩm, đất chua và cần được che bóng ở một mức độ nhất định để đảm bảo hương thơm. Người ta thường bẻ cả cành và lá nấu nước uống gọi là chè xanh. Ngoài ra còn hái búp và lá non sao, vò rồi sao để làm chè hương pha nước uống gọi là trà. Còn có cách để cho lên men mới phơi sấy khô làm chè mạn hay chế thành chè đen.
Chè được trồng rộng rãi ở Việt Nam từ Bắc tới Nam. Ngoài ra còn có ở Trung Quốc và các nước nhiệt đới, á nhiệt đới. Lá thu hái quanh năm, dùng tươi hay phơi khô. Chè có vị đắng, chát, tính mát, tác dụng thanh nhiệt, giải khát, tiêu cơm, lợi tiểu, định thần, khỏi chóng mặt xây xẩm, bớt mụn nhọt và cầm tả lỵ. Thường dùng trong các trường hợp tâm thần mệt mỏi, ngủ nhiều, đau đầu, mắt mờ, sốt khát nước, tiểu tiện không lợi, ngộ độc rượu.
Phân tích thành phần dược lý cho thấy trong lá chè có tinh dầu, các dẫn xuất polyphenol (flavonoid, catechol, tanin), các alcaloid (cafein, theophyllin, theobromin, xanhthin). Ngoài ra còn có vitamin C, B1, B2 và các men.
Các nghiên cứu chứng minh chè giúp kích thích não, tim, hô hấp, lợi tiểu, giải độc, dễ tiêu hóa. Các flavonol và polyphenol làm cho chè có tính chất của vitamin P hỗ trợ mạch máu, làm vững thành mạch. Ngoài ra còn giúp tăng sức đề kháng, tăng tiêu hao năng lượng, chống đái tháo đường, ức chế sự tăng đường huyết, chống oxy hóa nhờ sự có mặt của các chất catechin và flavonol. Tanin trong lá chè còn làm giảm sự hấp thu sắt và canxi, giúp tránh táo bón và chữa tiêu chảy.
Tiến sĩ Võ Văn Chi giới thiệu 2 bài thuốc hay từ lá chè như sau:
Chữa huyết áp cao, xây xẩm, đau đầu
Lá chè 3 g, hoa cúc trắng 10g, hoa hồng 7 đóa. Tất cả đem bỏ vào ấm nấu sôi, chờ nguội thì uống.
Phù thũng
Chè tươi 300 g nấu nước uống, mỗi ngày từ 2 đến 3 lít. Uống liên tục trong 3 đến 4 ngày.
Tầm vóc không chỉ là thước đo chiều cao đơn thuần mà còn phản ánh sức khỏe và sự phát triển toàn diện của một dân tộc. Tuy nhiên, thực trạng chiều cao của người Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế so với bạn bè quốc tế
Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.
Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).
Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.
Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?
Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.
Một nghiên cứu mới cho thấy, hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ nhanh, yoga, làm vườn… mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong.
Các vấn đề dạ dày khi chạy bộ là một trong những nguyên nhân phổ biến gây khó chịu cho người chạy. Bạn có thể gặp tình trạng co thắt, đau bụng dẫn đến tiêu chảy trong khi chạy.