Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Một cái nhìn khác về ung thư (Phần VIII): Không ăn thứ này, có thể sống cùng ung thư

Tiến sỹ Jane Plant, nhà khoa học hàng đầu đang chiến đấu với bệnh ung thư vú từ năm 1987 cho biết căn bệnh này phần lớn có liên quan đến các sản phẩm từ động vật.

Năm 1993, căn bệnh ung thư vú được Plant phát hiện từ năm 1987 đã tái phát lần thứ 5. Nó đã phát triển dưới dạng một khối u thứ cấp – một khối u nằm trong cổ của bà có kích thước cỡ nửa quả trứng. Các bác sỹ nói rằng bà không thể sống quá vài tháng.

Sau đó, bà mẹ hai con này đã nói lại với chồng mình là Peter thông tin gây sốc đó. Là những nhà khoa học – bà là chuyên gia hóa sinh còn ông là một nhà địa chất – cả hai đều từng làm việc về những vấn đề môi trường tại Trung Quốc.

Họ biết rằng từ trước tới nay, phụ nữ Trung Quốc có tỷ lệ mắc bệnh ung thư vú rất thấp: một nghiên cứu dịch tễ từ những năm 1970 cho thấy cứ 100.000 phụ nữ Trung Quốc mới có 1 người mắc bệnh này trong khi tỷ lệ này tại phương Tây là 1/12.

“Tôi đã xác minh thông tin này với nhiều nhà khoa học tên tuổi. Các bác sỹ Trung Quốc mà tôi biết nói rằng những năm qua, họ hầu như không gặp bất kỳ một trường hợp ung thư vú nào".

"Tuy nhiên, nếu phụ nữ Trung Quốc đang theo chế độ ăn của phương Tây  - chẳng hạn nếu họ đang sống ở Mỹ hay Australia – chỉ trong vòng 1 thế hệ, họ cũng sẽ bị rơi vào tỷ lệ trên. Tôi nói với Peter, “Tại sao phụ nữ Trung Quốc sống tại chính nước họ lại không bị bệnh ung thư vú?”.

 

Tỷ lệ mắc ung thư vú ở phụ nữ phương Tây là 1/12. (Ảnh: National Breast Cancer)

 

Tỷ lệ mắc ung thư vú ở phụ nữ phương Tây là 1/12. (Ảnh: National Breast Cancer)

Chồng bà kể lại rằng trong các đợt thực địa, những đồng nghiệp Trung Quốc đã cho ông rất nhiều sữa bột vì họ không uống chúng. “Ông ấy thấy rằng lúc đó họ không hề có ngành công nghiệp sữa. Mấu chốt nằm ở đó”.

Với tâm lý không còn gì để mất, Plant đã chuyển sang chế độ ăn theo phong cách Châu Á, không sữa, trong khi vẫn thực hiện hóa trị. Sau khi cắt giảm các loại protein động vật như thịt, cá và trứng, bà lại tiếp tục loại bỏ tất cả các thực phẩm từ sữa.

Những thực phẩm này bao gồm sữa chua hữu cơ men sống mà bà vẫn duy trì ăn trong nhiều năm. Trong vòng 6 tuần khối u ở cổ bà đã biến mất; chỉ trong 1 năm, bệnh tình của bà đã thuyên giảm và không còn dấu hiệu ung thư trong suốt 18 năm sau đó.

Từ kết quả này - được cho là nhờ vào chế độ ăn uống nêu trên, bà đã thực hiện chương trình Plant – một chương trình ăn uống không sữa, và chủ yếu dựa vào các loại protein thực vật như đậu nành – tương tự như chế độ ăn uống truyền thống ở nông thôn Trung Quốc.

Dự định ban đầu của chương trình chỉ nhằm giúp những người phụ nữ bị ung thư vú, nhưng sau đó bao gồm cả những người đàn ông bị ung thư tuyến tiền liệt.

 

Ảnh chụp X-quang một khối u ở vú. (Ảnh: Wikimedia)

 

Ảnh chụp X-quang một khối u ở vú. (Ảnh: Wikimedia)

Cuốn sách của bà về kinh nghiệm của bản thân có tên Your Life in Your Hands (Cuộc sống trong tầm tay) được xuất bản năm 2000 đã thu hút sự quan tâm rất lớn của cộng đồng, và nhiều bệnh nhân ung thư cho biết cuốn sách này đã giúp họ hồi phục.

Nhưng vào năm 2011, căn bệnh ung thư vú của Plant lại tái phát lần thứ 6. Người ta phát hiện thấy một khối u lớn bên dưới xương đòn và một vài khối u nhỏ trong phổi của bà.

Dưới áp lực của việc viết một cuốn sách học thuật, bà đã lơi lỏng chế độ ăn và cuộc sống sinh hoạt của mình – thường ăn một số thứ trong danh mục bị cấm, chẳng hạn như gan bê nấu bơ ở nhà hàng và món falafel làm từ sữa bột.

“Tôi nhanh chóng tới gặp bác sỹ riêng của mình để kiểm soát letrozole (một loại ức chế estrogen).Tôi cũng đồng thời lập tức trở lại chế độ ăn nghiêm ngặt của bản thân, cũng như thường xuyên đi bộ và ngồi thiền”. Sau một vài tháng, bà lại một lần nữa hồi phục khỏi căn bệnh ung thư.

Tất cả nghe có vẻ quá tốt đến mức phi thực tế, nhưng giáo sư Plant năm nay 69 tuổi và không hề hoang tưởng. Bà là giáo sư địa hóa học tại trường đại học Imperial College London, chuyên nghiên cứu về các chất gây ung thư trong môi trường.

 

Giáo sư Plant khuyên những người bị ung thư và có nguy cơ cao mắc bệnh này nên loại bỏ hoàn toàn các sản phẩm từ sữa.

 

Giáo sư Plant khuyên những người bị ung thư và có nguy cơ cao mắc bệnh này nên loại bỏ hoàn toàn các sản phẩm từ sữa.

Bà được đánh giá rất cao trong lĩnh vực của mình và đã được trao giải CBE năm 1997 vì những đóng góp của bà cho khoa học trái đất; và cách tiếp cận căn bệnh ung thư của bà cũng nhận được sự hỗ trợ của nhiều nhà khoa học lỗi lạc.

Cuốn sách mới nhất của bà được viết cùng Mustafa Djamgoz, giáo sư nghiên cứu ung thư tại Imperial, và được giáo sư Graeme Catto – chủ tịch trường đại học Y viết lời tựa. Ông Catto đánh giá những phát  hiện của cuốn sách đã “khai sáng… thậm chí, có lúc, gây choáng váng” nhưng tất cả đều có cơ sở từ những nghiên cứu khoa học.

Tuy nhiên giáo sư Plant cũng không coi thường phương pháp điều trị thông thường. Bà từng phẫu thuật cắt bỏ tuyến vú, làm hóa trị, xạ trị và chiếu xạ buồng trứng để tạo ra thời kỳ mãn kinh.

Bà tin các phương pháp điều trị chống ung thư mới và “tuyệt vời” là rất quan trọng – nhưng bà đồng thời cho rằng chế độ ăn không sữa cũng như các chế độ ăn khác và lối sống chẳng hạn như giảm bớt căng thẳng cũng quan trọng không kém.

Hầu hết những lời khuyên trong cuốn sách “Beat Cancer” cũng tương đồng với hướng dẫn hiện nay về cách làm giảm nguy cơ ung thư, chẳng hạn như ăn nhiều thực phẩm có nguồn gốc thực vật và bớt ăn thịt đỏ, muối, đường và chất béo; thường xuyên tập thể dục và giảm bớt căng thẳng.

 

Bà Jane Plant cho biết mình đã ngăn khối u phát triển nhờ không sử dụng sản phẩm từ sữa. (Ảnh: Express)

 

Bà Jane Plant cho biết mình đã ngăn khối u phát triển nhờ không sử dụng sản phẩm từ sữa. (Ảnh: Express)

Bà cũng khuyên nên tiếp tục với các chất hữu cơ, sử dụng các liệu pháp bổ sung đã được chứng minh rằng chúng giúp phục hồi và tránh xa các chất có khả năng gây ô nhiễm như thuốc trừ sâu.

Tuy nhiên, thông điệp sâu xa hơn của bà đó là một chế độ ăn uống hoàn toàn không có các sản phẩm từ sữa – sữa, pho mai, bơ và sữa chua – có thể rất hữu ích trong việc giúp ngăn chặn căn bệnh “đang phát triển”, bằng cách ngừng cung cấp các điều kiện phát triển cho các tế bào ung thư.

“Tất cả chúng ta đều được tiêm nhiễm ý tưởng rằng sữa tốt cho cơ thể. Nhưng có những bằng chứng hiện nay cho thấy các yếu tố phát triển và những hóc môn có trong sữa không chỉ gây nguy cơ bệnh ung thư vú mà còn cả những bệnh ung thư có liên quan đến hóc môn khác, như tuyến tiền liệt, tinh hoàn và buồng trứng” – giáo sư Plant cho biết.

Việc tuân thủ chế độ ăn không sữa cũng có thể giúp các bệnh nhân bị ung thư đại trực tràng, ung thư hạch bạch huyết (lymphoma) và ung thư vòm họng (không phải phổi). “Sữa bò tốt cho những con bê – nhưng không phải cho chúng ta” – bà nói thêm.

Tuy khoa học biểu sinh (epigenetics) còn tương đối mới mẻ, nhưng hiện giờ các nhà khoa học đã hiểu rằng các gen gây ung thư có khả năng không hoạt động trừ phi phát sinh các điều kiện cụ thể “đánh thức” chúng – và nếu những điều kiện đó thay đổi, chúng lại có thể được dập tắt.

 

Bà Jane Plant cho rằng sữa bò không tốt cho sức khỏe con người. (Ảnh: News.com.au)

 

Bà Jane Plant cho rằng sữa bò không tốt cho sức khỏe con người. (Ảnh: News.com.au)

“Điều này có nghĩa rằng thứ bạn ăn có thể có một tác động nào đó ở mức độ di truyền”, giáo sư Plant giải thích.

Hiện các nhà khoa học tin rằng các tế bào ung thư rất nhạy cảm với các chất protein  được gọi là những yếu tố tăng trưởng, và các hóc môn (trong trường hợp những bệnh ung thư phụ thuộc hóc môn) như estrogen. Được sản sinh từ chính cơ thể con người, các yếu tố tăng trưởng thực hiện những nhiệm vụ quan trọng như khiến các tế bào phát triển.

Thông thường, các chất khác được gọi là những protein ràng buộc sẽ giữ nhiệm vụ kiểm soát chúng, bao gồm cả tác động tiềm ẩn của chúng đối với những tế bào ung thư. Nguy cơ ung thư tăng khi các yếu tố tăng trưởng “không ràng buộc” của chúng ta tăng cao bất thường và lưu thông trong máu.

Theo giáo sư Plant và Djamgoz, điều này có thể xảy ra bởi các yếu tố tăng trưởng và hóc môn giống như của chúng ta cũng được tìm thấy trong những thực phẩm có nguồn gốc từ động vật, cung cấp rất nhiều “dưỡng chất” mà các tế bào ung thư cần.

Casein, một loại protein chủ yếu trong sữa bò được xem là yếu tố nguy hiểm nhất. Giáo sư Colin Campbell tại đại học Cornell, chuyên gia dinh dưỡng nổi tiếng của Mỹ cho rằng cần phải coi chất này như estrogen – một chất gây ung thư hàng đầu.

“Sữa bò (dạng hữu cơ hay dạng khác) đều được chứng minh là có chứa 35 loại hóc môn khác nhau và 11 yếu tố tăng trưởng”, giáo sư Plant cho biết. Mức độ lưu thông cao của một yếu tố tăng trưởng trong sữa, có tên gọi là IGF-1, hiện đang liên kết chặt chẽ với sự phát triển của rất nhiều loại ung thư. Nghiên cứu cũng cho thấy rằng nồng độ IGF “không ràng buộc” ở người ăn chay thấp hơn so với người ăn thịt và những người ăn kiêng khác”.

“Điều này có nghĩa rằng người ăn chay có các phân tử thúc đẩy ung thư thấp hơn và các protein ràng buộc cao hơn, từ đó giúp làm giảm hoạt động của những phân tử này”, giáo sư Plant lý giải.

Một yếu tố tăng trưởng thứ hai liên quan đến việc lây lan ung thư đó là VEGF, có mức khá cao trong các bệnh nhân ung thư và  là mục tiêu của một số loại thuốc chống ung thư mới. Giáo sư Plant chỉ ra rằng VEGF xuất hiện trong vú của bò cái bị bệnh viêm vú để chống nhiễm trùng. Bệnh viêm vú được cho là gây ảnh hưởng tới hơn một nửa số bò tại Anh.

“Ngày càng có nhiều tài liệu về lượng VEGF cao trong sữa, đặc biệt là từ gia súc giống cho năng suất cao điển hình của các khu công nghiệp sữa hiện đại”.

“Dường như nếu một bệnh nhân ung thu tiêu thụ các sản phẩm từ sữa thì họ đồng thời cũng tiêu thụ cả chất VEGF, đặc biệt là nếu sữa đó có nguồn gốc từ những con bò bị viêm vú. Điều đó không hề có lợi cho việc chữa trị bệnh tật của họ - và nó thậm chí còn khiến mọi thứ trở nên tồi tệ hơn”.

 

Chế độ ăn giàu chất đạm có thể tạo điều kiện cho khối u phát triển. (Ảnh: Webmd)

 

Chế độ ăn giàu chất đạm có thể tạo điều kiện cho khối u phát triển. (Ảnh: Webmd)

Bà đặc biệt lo ngại về xu hướng lựa chọn chế độ ăn có độ đạm cao, và cho biết có những bằng chứng cho thấy việc tiêu thụ quá nhiều protein – đặc biệt là từ động vật – là “sự vô ích nhất và nguy hiểm nhất đối với những người có nguy cơ bị ung thư”.

Một giả thuyết thứ hai về chế độ ăn có liên quan đến nồng độ axit trong cơ thể chúng ta. Giáo sư Plant giải thích rằng nếu chúng ta tiêu thụ quá nhiều thực phẩm tạo axit, cơ thể chúng ta sẽ trở nên có tính axit – một môi trường giúp các tế bào ung thư phát triển.

Các thực phẩm tạo axit cao (không như chúng ta vẫn tưởng là những trái cây họ cam quýt) bao gồm trứng, thịt, cá và sữa – trong đó pho mai là thực phẩm tạo axit cao nhất. Trong số những việc cần làm đối với những người bị ung thư hoặc có nguy cơ cao mắc căn bệnh này, giáo sư Plant khuyên nên loại bỏ hoàn toàn sữa – từ bò, cừu và dê, và cho dù ở dạng hữu cơ hay không.

“Nếu bạn đang bị ung thư, không có chỗ cho biện pháp nửa vời”. Bà cũng khuyên nên hạn chế tiêu thụ các loại protein từ động vật khác, chẳng hạn thịt, cá và trứng, và thay thế những thứ này bằng thực vật có chứa protein như đậu nành – nguồn cung cấp protein chính trong chế độ ăn uống truyền thống ở nông thôn Trung Quốc.

Nhưng nếu bằng chứng cho thấy loại bỏ hoàn toàn sữa có thể “đánh bại bệnh ung thư” thành công lại mạnh tới vậy, thì tại sao tới giờ chúng ta vẫn chưa biết đến nó?

 

Bà Jane Plant đã hoàn toàn không sử dụng nguồn đạm động vật trong quá trình điều trị ung thư. (Ảnh: PoliquinGroup)

 

Bà Jane Plant đã hoàn toàn không sử dụng nguồn đạm động vật trong quá trình điều trị ung thư. (Ảnh: PoliquinGroup)

Theo giáo sư Plant, đó là do vấn đề về lợi ích – ngành công nghiệp sữa chiếm khoảng 12% GDP của nước Anh – và sự bảo thủ y học: các bác sỹ chuyên khoa “có thể rất giỏi trong các phương pháp điều trị thông thường nhưng lại không phải là chuyên gia về dinh dưỡng hóa sinh”.

Trong khi đó các tổ chức ung thư lớn lại quá chú trọng vào việc nghiên cứu thuốc điều trị. VÀ kết quả là, “nếu bạn chỉ dựa vào lời khuyên ngăn chặn ung thư từ chính phủ, các tổ chức từ thiện, các chuyên gia y tế hoặc các phương tiện truyền thông, bạn sẽ bỏ lỡ những thông tin chữa trị quan trọng và tiềm năng”.

Trong khi đó, theo Viện nghiên cứu ung thư Anh, tính tới nay, các nghiên cứu về mối liên hệ giữa bệnh ung thư và các sản phẩm từ sữa vẫn chưa cho thấy những kết quả rõ rệt.

“Chưa có bằng chứng thuyết phục cho thấy cần  phải tránh mọi thứ liên quan đến sữa vì mục đích giảm nguy cơ ung thư. Vẫn chưa rõ liệu việc tránh các sản phẩm từ sữa có đóng vai trò nào trong việc ngăn ngừa căn bệnh ung thư quay trở lại. Mọi bệnh nhân nên tới gặp bác sỹ của mình hoặc các chuyên gia dinh dưỡng trước khi thực hiện bất cứ thay đổi nào trong chế độ ăn uống của họ” – Martin Ledwick tại Viện ung thư Anh cho biết.

Giáo sư Plant thừa nhận rằng việc tư vấn cho các bệnh nhân ung thư – và bất kỳ ai quan tâm đến việc phòng bệnh – để thay đổi triệt để chế độ ăn của họ là “một yêu cầu lớn”.

 

Thực đơn hàng ngày của bà Jane Plant hoàn toàn không có nguồn protein động vật. (Ảnh: Mark Large/Daily Mail)

 

Thực đơn hàng ngày của bà Jane Plant hoàn toàn không có nguồn protein động vật. (Ảnh: Mark Large/Daily Mail)

Tuy nhiên thực đơn trong ngày của bà – bữa sáng gồm có: ngũ cốc Weetabix và sữa đậu nành với mật đường và hạt lanh; trưa ăn bánh mỳ ngũ cốc nguyên hạt với món khai vị và salad; và súp rau củ với đậu ván, mỳ ý với nước sốt cà chua tự làm cho bữa tối – không phải là điều gì quá xa lạ.

“Mọi người luôn lo lắng rằng họ sẽ bị thiếu canxi nếu không có sữa. Nhưng bạn có thể có nó từ rất nhiều nguồn thực vật khác” , bà cho biết. Theo giáo sư Plant, các yếu tố tăng trưởng và hóc môn nên được ghi rõ trên nhãn mọi sản phẩm từ sữa, mặc dù cuối cùng vẫn cần một sự thay đổi trong việc bán sữa.

Sắp tới là sinh nhật lần thứ 70 của giáo sư Plant và bà đã có 27 năm chiến đấu chống lại căn bệnh ung thư với 6 lần bị chẩn đoán mắc ung thư, và là một hình ảnh khá thuyết phục về chế độ ăn mà bà theo đuổi.

Mặc dù câu chuyện của bà có chút tì vết ở phần cuối: 2 tuần trước, khi đi chụp xương đòn bị gãy, bà đã bị phát hiện có 2 khối u nhỏ ở mỗi bên phổi. Bà hiện đang dùng tamoxifen và vẫn tự tin cho rằng sự kết hợp giữa điều trị y học, chế độ ăn uống và nghỉ ngơi sẽ đánh bật sự tái phát này.

“Là một nhà khoa học, tất cả những gì tôi có thể làm là nói lên sự thật, dựa trên những bằng chứng. Tôi đã viết cuốn sách đầu tiên bởi vì tôi không muốn con gái mình (Emma) lặp lại những gì tôi đã trải qua. Tất cả những cuốn sách của tôi ra đời vì một điều đó là tôi không muốn điều này xảy ra với những người khác”, bà chia sẻ.

Cuốn sách Beat Cancer (Đánh bại ung thư) của bà khuyên tất cả những người bị ung thư hay có nguy cơ cao mắc căn bệnh này loại bỏ hoàn toàn các sản phẩm sữa, dạng hữu cơ hay không, của bò, cừu, dê và tất cả các loài động vật khác.

Thực phẩm từ sữa có thể được thay thế bằng nhiều loại có nguồn gốc từ thực vật

Sữa bò được thay thế bằng hạnh nhân, dừa, gạo hoặc sữa đậu nành.

Pho mai cứng được thay thế bằng đậu phụ, pho mai mềm với hummus.

Sữa chua làm từ sữa được thay thế bằng sữa chua làm từ đậu nành hoặc dừa

Bơ và magarin có chứa sữa được thay thế bằng bơ làm từ đậu nành, hummus, đậu phộng hoặc các hạt khác.

Kem có chứa sữa được thay thế bằng các loại làm từ đậu nành, dừa hoặc loại không có sữa; sô cô la sữa được thay bằng sô cô la đen.

Một số lời khuyên khác bao gồm việc thay thế các loại dầu tinh chế và đã qua chế biến bằng dầu oliu; đường tinh chế và nhân tạo được thay bằng đường mía; gạo, bánh mỳ, mỳ đã qua xử lý được thay bằng các sản phẩm nguyên hạt; và loại bỏ thất cả các sản phẩm có chứa chất bảo quản, hương liệu nhân tạo và chất tạo màu.

Hạn chế ăn thịt, cá và trứng. Thay vào đó, nên ăn các loại có chứa carbonhydrat chưa qua tinh chế, các loại đậu, hạt, rau và hoa quả. Nên thay thế muối bằng các loại thảo mộc, thay cà phê bằng các loại nước ép tự làm, nước lọc và trà thảo dược.

Theo vntinnhanh.vn/NCT/Macrobiotics
Bình luận
Tin mới
  • 28/03/2024

    Vì sao bạn nên tẩy lớp trang điểm trước khi tập thể dục?

    Việc trang điểm nhẹ nhàng trước khi đến phòng tập thể dục có thể giúp chị em phụ nữ tự tin hơn. Nhưng theo một nghiên cứu mới được đăng trên Journal of Cosmetic Dermatology, việc này có thể có thể làm giảm lượng dầu trên da, gây khô da.

  • 28/03/2024

    5 nguyên liệu không nên bỏ qua khi pha chế món sinh tố chống viêm

    Sinh tố là thức uống bổ sung năng lượng và vitamin hiệu quả khi bạn mệt mỏi vì thời tiết. Công thức pha chế sinh tố nên có những thực phẩm, nguyên liệu giàu chất chống viêm để bảo vệ sức khỏe.

  • 28/03/2024

    Bà bầu "bỏ túi" ngay những lợi ích không ngờ từ việc uống vitamin trong thai kỳ

    Vitamin dành cho bà bầu là những viên bổ sung được sản xuất đặc biệt nhằm cung cấp cho cơ thể phụ nữ mang thai các vitamin và khoáng chất cần thiết. Bác sĩ khuyên bạn uống vitamin ngay từ khi bắt đầu lên kế hoạch mang thai cũng như trong suốt thai kỳ.

  • 28/03/2024

    Thực phẩm, đồ uống nên hạn chế khi đang bị nghẹt mũi

    Dấu hiệu nghẹt mũi thường gặp khi bạn bị cảm cúm, viêm mũi dị ứng hoặc viêm đường hô hấp. Một số thực phẩm, đồ uống có thể khiến triệu chứng này trầm trọng hơn, cản trở việc hít thở của bạn.

  • 28/03/2024

    Chấn thương sọ não có hồi phục được không?

    Chấn thương sọ não luôn được coi là một trong những thương tổn nghiêm trọng nhất có thể xảy ra với con người. Tuy nhiên, với những tiến bộ mới trong lĩnh vực y tế và phục hồi chức năng, ngày càng có nhiều hy vọng để người bệnh chấn thương sọ não có thể phục hồi và hồi phục các chức năng quan trọng.

  • 27/03/2024

    Những triệu chứng và biến chứng điển hình của bệnh sởi

    Bệnh sởi là một bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng do virus sởi gây ra, có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Nhận biết sớm các dấu hiệu và triệu chứng như sốt cao, ho, chảy nước mũi và phát ban da đặc trưng là rất quan trọng để điều trị kịp thời. Hiểu rõ các triệu chứng sởi còn giúp phòng ngừa sự lây lan của căn bệnh này.

  • 27/03/2024

    5 loại thảo mộc giúp tăng cường sức khoẻ hô hấp

    Khi gặp các vấn đề hô hấp, nhiều người có xu hướng tìm các giải pháp từ thiên nhiên để giảm nhanh các triệu chứng khó chịu cũng như tăng cường sức khoẻ đường thở. Dưới đây là 5 loại thảo mộc bạn có thể thử áp dụng.

  • 27/03/2024

    Biện pháp cải thiện triệu chứng viêm họng

    Viêm họng là vấn đề hô hấp có thể xảy ra quanh năm, nhất là trong thời tiết giao mùa do virus, vi khuẩn tấn công đường thở. Cần làm gì để cải thiện triệu chứng viêm họng hiệu quả?

Xem thêm