Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Một cái nhìn khác về ung thư (Phần VI): Đây là con đường ngắn nhất để ung thư xâm nhập cơ thể bạn

Nếu một vài phần trước của loạt bài viết có thể làm bạn cảm thấy khó hiểu thì hôm nay chúng ta sẽ đề cập đến vấn đề đơn giản hơn về mối liên hệ giữa dinh dưỡng và bệnh ung thư.

 

Đường chính là cách ngắn nhất để ung thư tiếp cận cơ thể bạn

Mối nguy hại đến từ đường

Điều đầu tiên là một sự khẳng định nhỏ về dinh dưỡng: đường chính là cách ngắn nhất để ung thư tiếp cận cơ thể bạn. Thật dễ hiểu bởi nói theo cách tổng quát, tế bào ung thư là thứ đầu tiên tiếp cận với glucozo ở trong máu, và chúng cũng cần glucozo để phát triển. Do các tế bào ác tính phát triển nhanh chóng nên quá trình chuyển hóa đường của chúng cũng diễn ra nhanh hơn mức bình thường. Điều này giúp các bác sĩ chẩn đoán được mức độ của khối u và đưa ra những giải pháp làm chậm quá trình phát triển của chúng. 

Về góc độ dinh dưỡng, sự dư thừa protein động vật và chất béo góp phần không nhỏ vào việc gia tăng nguy cơ và tác hại của ung thư. Protein chuyển hóa thành axit amin, được hấp thu qua niêm mạc ruột non rồi chuyển vào máu. Tuy nhiên, axit amin dư lại biến thành chất béo và đường.

Rất nhiều người vẫn chưa đánh giá đúng mức độ nguy hiểm của đường – dù là đường tinh luyện, đường hữu cơ hay đường mía - đối với cơ thể. Rất khó để bạn đi chợ và mang về với một giỏ thức ăn hoàn toàn không có đường. Đường không chỉ có ở trong đồ ngọt mà nó tồn tại ở rất nhiều loại thực phẩm phổ biến, như gạo, bột, sữa, các loại bánh hay cả nước sốt… Chính vì vậy, nguy cơ mà đường mang lại càng trở nên khó đối phó. 

Thực dưỡng và những vấn đề nảy sinh

Nói về thực dưỡng, có nhiều giáo trình cho rằng cách tốt nhất để xây dựng một thực đơn lành mạnh là bắt đầu từ việc giảm hàm lượng protein trong bữa ăn. Những giáo trình đó đề cao việc hạn chế lượng protein tập trung trong mỗi bữa ăn và khuyến khích mọi người nên tập trung ăn những thực phẩm nhiều protein một hoặc hai lần mỗi tuần.

Nhưng lại có nhiều vấn đề nảy sinh khi không ít người cho rằng thật khó để duy trì thực đơn như thế. Những người tham gia cho biết họ thường xuyên cảm thấy đói và thèm được ăn những thức ăn nhiều protein và dầu. Nhiều người trong số đó không thể kiềm chế và để cơn thèm ăn hoàn toàn lấn át toàn bộ những kiến thức thực dưỡng đã dày công nghiên cứu. Họ ăn thục mạng, khiến cho cân nặng và hệ lụy gây ra bởi tần suất tiêu hóa quá nhiều tăng theo tỉ lệ thuận. 

Vấn đề lớn nhất khi tham gia thực dưỡng là khả năng kiềm chế của cơ thể.

Rất ít người có thể duy trì chế độ thực dưỡng đều đặn khi về nhà. Khi người bệnh ung thư tìm đến những trung tâm thực dưỡng với tấm thân tàn tạ do giảm cân quá mức, thật dễ dàng nhận ra tinh thần và thể xác của họ đã chịu sự đả kích không nhỏ. Trên thực tế, nhiều người, bao gồm không ít bác sĩ, vẫn khăng khăng đánh đồng hụt cân là tín hiệu cảnh báo về sự phát triển của ung thư. Họ tự làm tiêu hụt ý chí và đánh mất hy vọng của mình bằng những ngộ nhân sai lầm như thế. 

Vấn đề lớn nhất khi tham gia thực dưỡng là khả năng kiềm chế của cơ thể. Nhiều người, do bị ám ảnh bởi sự thèm ăn và khao khát được đánh chén thoải mái những thứ họ phải kiêng khem, luôn luôn tưởng tượng đến những bữa tiệc hoàng cung linh đình. Nỗi ám ảnh này ngày càng tăng, đi kèm sự bất mãn về những thực đơn chán ngắt khiến họ dễ dàng rơi vào trạng thái stress.

Vậy ăn thế nào cho đúng?

Gần đây, các nhà khoa học đã phát hiện ra enzim tiêu hóa có thể đem lại nhiều yếu tố tích cực đối với sự hấp thụ, đặc biệt là với người già. Thêm vào đó, việc chia hàm lượng thức ăn trong ngày ra thành nhiều bữa nhỏ cũng có tác dụng nhất đinh. Lời khuyên ở đây là đôi khi bạn có thể ăn nhiều hơn ngày thường một số loại thực phẩm giàu protein như đậu hoặc mỡ đông vật, nhưng hãy chia thành những phần nhỏ và chế biến chúng với dầu oliu được đun trong nhiệt độ thấp. Ngoài ra, hãy cân nhắc việc tập nấu súp miso – một loại súp truyền thống của Nhật, và cũng là một trong những thực phẩm rất có lợi cho sức khỏe.

Súp miso – một loại súp truyền thống của Nhật, và cũng là một trong những thực phẩm rất có lợi cho sức khỏe.

Bên cạnh đó, để xây dựng một thực đơn bớt nhàm chán, bạn nên học cách đa dạng hóa và phân bổ mùi vị cũng như kết cấu của các món ăn, bao gồm món mặn, ngọt, chua, cay hay đắng; đồ ăn khô, lỏng hay dai… Những thực đơn ăn kiêng của tây phương thường đạt đến độ vi diệu trong vấn đề kết hợp những yếu tố trên.

Hãy thử tưởng tượng: bạn có rau cải luộc, ăn kèm với sốt đậu và nước chanh – như vậy bạn đã có thể kết hợp 3 dạng kết cấu cũng như mùi vị chỉ với 3 món ăn đơn giản. Đó là chìa khóa để duy trì thực dưỡng mà không cảm thấy chán ngán hay thèm thuồng những loại thức ăn giàu đạm và chất béo.

Theo vntinnhanh.vn/NCT/Macrobiotics
Bình luận
Tin mới
  • 03/04/2025

    Đẻ mắc vai hay dấu hiệu “con rùa” trong sản khoa

    Đẻ mắc vai hay còn gọi là dấu hiệu “con rùa” - là tình trạng xảy ra khi một hoặc cả hai vai của em bé bị kẹt trong quá trình sinh thường. Không có dấu hiệu báo trước và không có cách nào để ngăn ngừa tình trạng này xảy ra. Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể bao gồm việc em bé quá lớn, xương chậu của mẹ nhỏ hoặc đỡ đẻ sai tư thế. Tình trạng này có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng bao gồm cả chấn thương thần kinh cho em bé. Cùng đọc bài viết sau để hiểu thêm về tình trạng này!

  • 02/04/2025

    Nâng cao tầm vóc Việt

    Tầm vóc không chỉ là thước đo chiều cao đơn thuần mà còn phản ánh sức khỏe và sự phát triển toàn diện của một dân tộc. Tuy nhiên, thực trạng chiều cao của người Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế so với bạn bè quốc tế

  • 01/04/2025

    Tăng cường miễn dịch cho trẻ mùa xuân

    Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.

  • 01/04/2025

    Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ: Hiểu đúng và đồng hành cùng người tự kỷ

    Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).

  • 31/03/2025

    Chăm sóc da cho bé vào mùa xuân: Mẹo nhỏ cho mẹ

    Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.

  • 30/03/2025

    Những thay đổi về làn da tuổi mãn kinh

    Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?

  • 30/03/2025

    Người cao tuổi và bệnh giao mùa

    Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.

  • 29/03/2025

    Đi bộ nhanh mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong

    Một nghiên cứu mới cho thấy, hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ nhanh, yoga, làm vườn… mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong.

Xem thêm