Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

5 ĐIỀU QUAN TRỌNG CẦN BIẾT LIÊN QUAN ĐẾN TUỔI GIÀ

Hiểu biết về tuổi già sẽ giúp chúng ta luôn có một cuộc sống khỏe mạnh và hạnh phúc.

1. TUỔI GIÀ KHÔNG PHẢI LÀ CĂN BỆNH

Tuy không phải là căn bệnh nhưng con người lại có thể can thiệp để làm làm chậm quá trình lão suy, kéo dài tuổi thọ sinh học cho con người. Hiểu đơn giản hơn, tuổi già không phải là bệnh ung thư hay tim mạch mà nó là một quá trình “biện chứng”, chính vì vậy mà cổ nhân mới có câu, đại ý, sinh, lão, bệnh tử là để nói về chu trình cuộc đời con người.

2. THẾ NÀO LÀ LÃO HÓA THÔNG MINH?

Đó là việc cân bằng những mối nguy hại cho sức khỏe và cơ chế sửa chữa những mối nguy này. Một trong nhưng điều cần biết về tuổi thọ con người đó chính là telomeres, đây là đầu mút dạng nắp đậy của nhiễm sắc thể, có nhiệm vụ bảo vệ các thông tin di truyền không bị tổn thương, ngắn lại. Nếu các telomeres còn tốt và dài thì tuổi thọ con người sẽ được bảo toàn, tế bào không bị tổn thương. Đồng thời nếu cơ thể biết được cách tự sửa chữa khắc phục những nhuyết tật thì những telomeres này không bị ngắn lại. Vì vậy, biết cách cân bằng giữa những chất gây hại và có cơ chế “duy tu bảo dưỡng” thích hợp sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh và thọ lâu. Các cách này rất đa dạng như: ăn uống cân bằng khoa học, năng luyện tập, ít tiếp xúc với môi trường độc hại, giảm stress, sống lạc quan…

3. LÃO HÓA KHÔNG PHẢI LÀ VẤN ĐỀ CẤP BÁCH MÀ NÓ LÀ MỘT BỨC TRANH “TOÀN CẢNH”

Điều này có nghĩa lão hóa là quy luật tất yếu, nó diễn ra trong suốt cả cuộc đời, con người cần hiểu những quy luật biện chứng này để can thiệp và kéo dài tuổi thọ. Một trong những yếu tố quan trọng mà người trong cuộc hiểu và làm được là hạn chế những môi chất gây bệnh, được các chuyên gia lão khoa gọi là Major Angers. Major Angers gồm 3 yếu tố:

 

Một, khi telomeres bị ngắn lại sẽ gây ra rất nhiều bệnh, điển hình là suy giảm trí nhớ mà người ta quen gọi là bệnh Alzheimer, nhưng nếu duy trì cuộc sống vận động sẽ có tác dụng làm chậm quá trình lú lẫn ở tuổi già.

Hai, các ty lạp thể làm việc không hiệu quả (Inefficient Mitochondria). Các ty lạp thể này được ví như những nhà máy sản xuất điện năng siêu nhỏ trong cơ thể nhưng một khi nó bị sự cố, làm việc không hiệu quả sẽ tạo ra những quá trình hóa chất bất lợi, gây bệnh tim mạch. Nếu người trong cuộc bổ sung acid béo omega-3 có trong cá hoặc ăn uống cân bằng khoa học sẽ giúp cho các nhà máy điện này hoạt động có hiệu quả hơn.

Thứ ba, trong cơ thể không có Nitric oxide (NO), đây là một loại khí có tuổi thọ ngắn, làm nhiệm vụ khai thông mạch máu giúp máu lưu thông tốt và có tác dụng cho nhiều bộ phận trong cơ thể. Khi người ta có tuổi, khả năng tạo khí NO bắt đầu giảm. Các hoạt động như: thở sâu, tập hít thở bằng mũi, tập yoga, ngồi thiền… có tác dụng kích hoạt sản xuất NO.

4. BÍ QUYẾT THỌ LÂU LÀ CÓ DÂY THẦN KINH DÀI

Theo nghiên cứu, dây thần kinh phế vị có trong não đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc kéo dài tuổi thọ cho con người nhưng điều này lại ít được quan tâm. Lý do, dây thần kinh này làm nhiệm vụ cung cấp thông tin từ ruột lên não và đến mọi nơi trong cơ thể và ngược lại. Để giúp cho dây thần kinh phế vị khỏe mạnh và làm việc tốt mọi người nên hạn chế chất gây viêm nhiễm cho cơ thể và tránh xa dùng chất kích thích và tăng cường luyện tập nhất là ngồi thiền.

5. GIẤC NGỦ CÒN QUAN TRỌNG HƠN CẢ ĂN UỐNG

Vì, giấc ngủ chất lượng có tác dụng giúp cơ thể bài tiết nhiều hoóc-môn quan trọng. Có nghĩa, sống vui sống khỏe, sống vô tư để có giấc ngủ tốt, đủ thời lượng và chất lượng. Làm được như vậy sẽ giúp cơ thể giảm chậm quá trình lão hóa.

Khắc Nam - Theo songkhoetoday.com/HP
Bình luận
Tin mới
  • 19/06/2025

    Sử dụng D3K2 hiệu quả: Vai trò của công nghệ tiên tiến

    Vitamin D3 và K2 là hai vi chất thiết yếu giúp trẻ phát triển hệ xương chắc khỏe và tăng trưởng chiều cao tối ưu. Tuy nhiên, không phải cứ bổ sung là cơ thể sẽ hấp thu hiệu quả. Thực tế, cả vitamin D3 và K2 đều là vitamin tan trong dầu, và đặc tính này khiến chúng rất khó hấp thu qua đường tiêu hóa, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Việc bổ sung mà không có sự hỗ trợ của công nghệ có thể dẫn đến hấp thu kém, giảm hiệu quả và gây lãng phí.

  • 19/06/2025

    5 loại rau đặc biệt tốt cho gan

    Các bệnh về gan ngày càng gia tăng, ảnh hưởng đến hàng triệu người trên toàn cầu. Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe của gan.

  • 19/06/2025

    Làm thế nào để trung hòa tác dụng của Caffeine?

    Có thể bạn uống quá liều cà phê hay uống một ly nước tăng lực, bạn gặp dấu hiệu run rẩy, nhịp tim không đều, đau bụng và các tác dụng phụ khác của caffeine. Từ việc uống nước đến ăn chuối, hãy tìm hiểu cách thực sự hiệu quả để trung hòa tác dụng của quá nhiều caffeine.

  • 19/06/2025

    Lựa chọn vitamin D3 K2: Đừng chỉ nhìn vào nhãn, hãy xem kỹ chất lượng nguyên liệu

    Vitamin D3 (cholecalciferol) và vitamin K2 (menaquinone) là hai vi chất dinh dưỡng đóng vai trò thiết yếu trong quá trình chuyển hóa canxi và phát triển hệ xương. Trong bối cảnh trẻ em có xu hướng giảm đáng kể tiếp xúc với ánh nắng tự nhiên (nguồn tổng hợp chính của vitamin D3) và chế độ ăn uống của trẻ không đảm bảo đủ lượng vitamin K2, việc bổ sung phối hợp hai vi chất này thông qua các sản phẩm bổ sung ngày càng được quan tâm của các chuyên gia dinh dưỡng nhi khoa cũng như các bậc cha mẹ.

  • 18/06/2025

    6 cách ăn uống để hạn chế suy thận ở người trẻ

    Suy thận thường được coi là bệnh của người lớn tuổi nhưng thực tế, các yếu tố nguy cơ và thói quen ăn uống không lành mạnh ở một bộ phận người trẻ có thể âm thầm dẫn đến suy thận.

  • 18/06/2025

    Tiêm chủng vaccine có thật sự cần thiết?

    Trong suốt lịch sử y học, tiêm chủng được coi là một trong những phát minh quan trọng nhất, mang lại khả năng phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Tuy nhiên, trên thực tế, vẫn tồn tại không ít lo ngại và hiểu lầm về quy trình và tác dụng của việc tiêm vaccine.

  • 18/06/2025

    Bổ sung vitamin D3 từ nguồn nào tốt?

    Vitamin D3 (cholecalciferol) là một vi chất dinh dưỡng thiết yếu, có vai trò trung tâm trong quá trình khoáng hóa xương, chuyển hóa canxi–phospho, hỗ trợ hệ miễn dịch, điều hòa nội tiết và góp phần phòng ngừa nhiều bệnh mạn tính. Các thụ thể vitamin D được tìm thấy ở hầu hết các mô trong cơ thể, cho thấy phạm vi ảnh hưởng sinh học rất rộng của vitamin D(1).

  • 17/06/2025

    Làm gì để da không bắt nắng?

    Mùa hè với ánh nắng gay gắt là thời điểm làn da dễ bị tổn thương nhất. Vậy làm sao để bảo vệ da không bị bắt nắng, duy trì làn da khỏe mạnh và sáng mịn?

Xem thêm