Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Những nguy cơ khi mắc COVID-19 của phụ nữ mang thai

Nếu bạn đang mang thai, đặc biệt là trong 3 tháng đầu hoặc đang cho con bú, bạn có thể lo lắng về tác động của coronavirus (COVID-19) đối với bản thân bạn và em bé. Bài viết này sẽ giải đáp những câu hỏi thường gặp của phụ nữ mang thai mắc COVID-19.

Câu hỏi: Lời khuyên quan trọng cho phụ nữ mang thai mắc COVID-19 là gì?

Các nghiên cứu từ khắp nơi trên thế giới cho thấy phụ nữ mang thai có nguy cơ nhiễm COVID-19 tương tự như những người trưởng thành khỏe mạnh khác. Khoảng 2/3 phụ nữ mang thai nhiễm COVID-19 hoàn toàn không có triệu chứng và hầu hết phụ nữ mang thai có triệu chứng chỉ có các triệu chứng giống như cảm cúm hoặc cảm lạnh nhẹ. Nhưng những người đang mang thai và chưa được tiêm chủng hoặc chưa được tiêm chủng đầy đủ sẽ có nhiều nguy phát triển bệnh nghiêm trọng nếu họ bị nhiễm COVID-19, có thể dẫn đến việc cần được chăm sóc đặc biệt và bị sinh non.

Việc tiêm phòng được khuyến khích thực hiện trong thai kỳ và phụ nữ mang thai được coi là nhóm dễ bị tổn thương trong chương trình tiêm chủng COVID-19, nhấn mạnh sự cấp thiết của việc tiêm chủng COVID-19 và các liều nhắc lại. Những người đang mang thai, tối thiểu phải tuân theo hướng dẫn về COVID-19 giống như dân số chung (ví dụ về tiêm chủng, xét nghiệm hoặc tự cách ly). 

Lời khuyên chính cho phụ nữ mang thai:

  • Tiêm phòng COVID-19 được khuyến khích thực hiện ở bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ. Tiêm hai liều vaccine và liều nhắc lại là cách an toàn và hiệu quả nhất để bảo vệ bạn và con bạn khỏi bị nhiễm COVID-19 
  • Phụ nữ có thai là đối tượng được ưu tiên tiêm nhắc lại
  • Thực hiện theo hướng dẫn của chính phủ về giữ an toàn và ngăn chặn sự lây lan của COVID-19
  • Phụ nữ mang thai chưa được tiêm chủng hoặc chưa được tiêm chủng đầy đủ có thể chọn hạn chế tiếp xúc gần gũi với những người mà họ không thường gặp để giảm nguy cơ mắc hoặc lây lan COVID-19, đặc biệt nếu họ đang trong ba tháng cuối thai kỳ 
  • Uống đủ nước để giảm nguy cơ hình thành cục máu đông trong thai kỳ.
  • Hãy tích cực tập thể dục thường xuyên, chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng, bổ sung axit folic và vitamin D để giúp hỗ trợ một thai kỳ khỏe mạnh.
  • Khám thai thường xuyên và định kỳ theo lịch hẹn của bác sỹ
  • Thực hiện theo hướng dẫn sức khỏe cho nhân viên đang mang thai để đảm bảo bạn được an toàn tại nơi làm việc của mình. Người sử dụng lao động vẫn yêu cầu thực hiện đánh giá rủi ro với những nhân viên đang mang thai để đảm bảo một môi trường làm việc an toàn.

Câu hỏi: Tôi nên làm gì nếu xuất hiện các triệu chứng của COVID-19?

Các triệu chứng chính của COVID-19 là sốt, ho, đau họng, mất hoặc thay đổi khứu giác hoặc vị giác.  Nếu bạn thấy rằng mình có các triệu chứng này, hãy sử dụng kit test nhanh xét nghiệm COVID-19, đồng thời làm theo hướng dẫn của cơ quan y tế địa phương dành cho các hộ gia đình có khả năng hoặc đã xác nhận nhiễm COVID-19. 
Nếu bạn cảm thấy các triệu chứng của mình ngày càng tồi tệ hơn hoặc không đỡ hơn, đây có thể là dấu hiệu cho thấy bạn đang phát triển bệnh nặng hơn, cần được chăm sóc đặc biệt. Bạn nên liên hệ ngay với trung tâm y tế địa phương. Trong trường hợp khẩn cấp, hãy gọi 115.

Câu hỏi: COVID-19 có ảnh hưởng gì đối với phụ nữ mang thai?

Bằng chứng hiện tại từ các nghiên cứu ở Anh cho thấy rằng phụ nữ mang thai không có nhiều khả năng bị nhiễm COVID-19 hơn những người trưởng thành khỏe mạnh khác, nhưng nếu họ không được tiêm chủng hoặc không được tiêm chủng đầy đủ, họ sẽ có nhiều nguy cơ mắc COVID-19 nghiêm trọng hơn, điều này có thể dẫn đến việc nhập viện chăm sóc đặc biệt và sinh non của em bé. Khoảng 2/3 phụ nữ mang thai nhiễm COVID-19 hoàn toàn không có triệu chứng. Hầu hết phụ nữ mang thai đã tiêm phòng đầy đủ chỉ có các triệu chứng giống như cảm cúm hoặc cảm lạnh nhẹ.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng tỷ lệ nhập viện chăm sóc đặc biệt cho phụ nữ mang thai với COVID-19 cao hơn so với phụ nữ không mang thai. Hiện tại, vẫn chưa rõ liệu việc mang thai có ảnh hưởng đến tỷ lệ phụ nữ gặp phải tình trạng 'COVID kéo dài' hay hậu COVID hay không. 

Câu hỏi: COVID-19 sẽ có ảnh hưởng gì đến em bé nếu bạn được chẩn đoán đã mắc COVID-19?

Các bằng chứng hiện tại cho thấy rằng nếu thai phụ nhiễm virus thì không có khả năng gây ra các vấn đề với sự phát triển của thai nhi. Cũng không có bằng chứng nào cho thấy nhiễm COVID-19 trong thời kỳ đầu mang thai làm tăng khả năng sẩy thai.

Việc lây truyền COVID-19 từ mẹ sang con khi mang thai hoặc sinh nở (được gọi là lây truyền dọc) dường như không phổ biến. Trẻ sơ sinh có bị nhiễm COVID-19 hay không không bị ảnh hưởng bởi phương thức sinh (tức là sinh qua âm đạo hoặc sinh mổ). Hầu hết các trường hợp trẻ sơ sinh được báo cáo mắc COVID-19 sớm sau sinh đều có sức khoẻ bình thường như những trẻ em khác.

Tuy nhiên, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng nguy cơ sinh non tăng gấp 2-3 lần đối với những phụ nữ mang thai mắc COVID-19. Trong hầu hết các trường hợp, điều này là do các bác sỹ khuyên họ nên sinh sớm vì lợi ích của sức khỏe của người mẹ và giúp họ phục hồi tốt hơn. Trẻ sinh non (từ 24 đến 37 tuần) dễ gặp các vấn đề liên quan đến sinh non, sinh càng sớm càng có nguy cơ tổn thương nhiều hơn.

Báo cáo từ nghiên cứu Giám sát Sản khoa Vương quốc Anh (UKOSS) từ tháng 1 năm 2021 mô tả 1.148 phụ nữ mang thai mắc COVID-19 nhập viện từ tháng 3 đến tháng 9 năm 2020. Gần 1/5 phụ nữ có triệu chứng COVID-19 sinh non. Tuy nhiên, những phụ nữ có kết quả xét nghiệm COVID-19 dương tính nhưng không có triệu chứng thì không có khả năng sinh non cao hơn. Trẻ sơ sinh của những phụ nữ mắc COVID-19 có nhiều khả năng được đưa vào phòng chăm sóc đặc biệt dành cho trẻ sơ sinh (NICU), nhưng hầu như tất cả những trẻ này đều tiến triển tốt. Không có sự gia tăng có ý nghĩa thống kê về tỷ lệ thai chết lưu hoặc tử vong ở trẻ sơ sinh đối với trẻ sinh ra từ những phụ nữ có COVID-19. Không phải tất cả trẻ sơ sinh đều được xét nghiệm, nhưng nhìn chung, chỉ có 1 trẻ trong số 50 trẻ có kết quả xét nghiệm dương tính với COVID-19, cho thấy khả năng lây truyền bệnh sang trẻ là thấp.

Một nghiên cứu khác từ Vương quốc Anh đã so sánh 3.500 phụ nữ mắc COVID-19 tại thời điểm họ sinh con với hơn 340.000 phụ nữ không có COVID-19 tại thời điểm họ sinh con. Nghiên cứu này cho thấy những phụ nữ mang thai có kết quả xét nghiệm COVID-19 dương tính tại thời điểm sinh thường có nguy cơ sinh non cao gấp đôi và nguy cơ thai chết lưu cao gấp đôi, mặc dù số thai chết lưu thực tế vẫn thấp.

Câu hỏi: Có nghiên cứu nào đang được thực hiện để theo dõi ảnh hưởng của COVID-19 đối với phụ nữ mang thai và thai nhi?

Vương quốc Anh đang tiến hành theo dõi (quan sát) đối với những phụ nữ nhập viện và có kết quả dương tính với COVID-19 trong khi mang thai, thông qua các hệ thống được thiết lập tốt đã được sử dụng bởi tất cả các đơn vị phụ sản. Bất kỳ bằng chứng mới nào được công bố từ nghiên cứu này và các nghiên cứu khác sẽ được sử dụng để cập nhật hướng dẫn của chúng tôi.

Đại học Imperial College London cũng đang thực hiện một chương trình giám sát (PAN-COVID) để theo dõi kết quả mang thai và sơ sinh cho những phụ nữ mắc COVID-19. Các chương trình giám sát thai sản khác đang được tài trợ bởi Viện Nghiên cứu Y tế Quốc gia (NIHR). 

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Mắc COVID-19 khi đang mang thai có gây hại cho thai nhi không?

 

Theo The Royal College of Obstetricians and Gynaecologists
Bình luận
Tin mới
  • 16/04/2024

    5 lợi ích của việc tắm nước lạnh

    Chỉ nghĩ đến việc tắm nước lạnh thôi cũng khiến nhiều người rùng mình. Tuy nhiên, đây lại là một phương pháp tuyệt vời để cải thiện sức khỏe thể chất và tinh thần của bạn. Dưới đây là những lý do tại sao bạn nên cân nhắc tắm nước lạnh.

  • 16/04/2024

    Nhiễm khuẩn đường tiết niệu ở trẻ em

    Trẻ em rất dễ bị mắc nhiễm trùng trong những năm đầu đời. Cảm lạnh và các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp khác là những bệnh phổ biến. Trong đó cũng không thể không nhắc tới nhiễm khuẩn đường tiết niệu.

  • 16/04/2024

    Uống nước dừa có thể hỗ trợ quá trình giảm cân

    Nước dừa là nguồn cung cấp chất điện giải tự nhiên, ít calo và giàu chất dinh dưỡng tốt sức khỏe tổng thể. Nhưng uống nước dừa có giúp giảm cân không?

  • 16/04/2024

    7 lời khuyên để có thai nhanh hơn

    Bạn đã sẵn sàng để có thai. Một khi bạn đã sẵn sàng lập gia đình, chẳng ai lại muốn chờ đợi cả.

  • 15/04/2024

    6 cách để giảm nguy cơ ung thư đại tràng

    Các biện pháp phòng ngừa có thể giúp ích rất nhiều trong việc giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư đại trực tràng, nguyên nhân gây tử vong do ung thư hàng đầu thứ ba ở Hoa Kỳ.

  • 15/04/2024

    5 thực phẩm giúp giảm căng thẳng hiệu quả

    Chế độ dinh dưỡng có tác động không nhỏ đến tâm trạng, cảm xúc của chúng ta. Bổ sung thực phẩm lành mạnh là cách để giảm căng thẳng và thúc đẩy thư giãn.

  • 15/04/2024

    8 loại rau giàu protein nên có trong bữa ăn hàng ngày

    Để bổ sung chất đạm cho bữa ăn hàng ngày, bên cạnh thịt cá, trứng, sữa, bạn không nên bỏ qua 8 loại rau xanh, hạt họ đậu giàu protein.

  • 15/04/2024

    Bệnh trĩ khi mang thai

    Bệnh trĩ là tình trạng phổ biến khi mang thai, đặc biệt là trong ba tháng cuối khi tử cung mở rộng gây áp lực lên các tĩnh mạch.

Xem thêm