Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Du lịch an toàn trong dịp nghỉ lễ trong bối cảnh đại dịch COVID-19

Trong khi ngày càng có nhiều người được tiêm phòng vaccine COVID-19 đầy đủ, thêm vào đó, Chính phủ đang lên kế hoạch tiêm vaccine mũi thứ 3, thì việc đi du lịch ngày càng trở nên an toàn hơn, đặc biệt là trong kỳ nghỉ lễ.

Nếu bạn đã được tiêm vaccine đầy đủ, thì nguy cơ nhiễm bệnh của bạn sẽ thấp hơn nếu bạn đi du lịch. Bạn vẫn nên thận trọng, nhưng sẽ khác với việc bạn chưa được tiêm vaccine. Nhưng nếu bạn chưa được tiêm vaccine đầy đủ hoặc đi du lịch cùng với người chưa được tiêm vaccine đầy đủ, ví dụ như trẻ em dưới 5 tuổi, hoặc các đối tượng chưa đủ điều kiện để tiêm vaccine, bạn sẽ cần phải thực hiện một số biện pháp để hạn chế tối đa nguy cơ nhiễm bệnh. Dưới đây là một số cách bạn cần phải thực hiện để có thể có một chuyến du lịch an toàn trong kỳ nghỉ lễ trong bối cảnh COVID-19.

Biết được tỷ lệ nhiễm COVID-19 tại nơi bạn đang sinh sống

Kể cả khi bạn đã được tiêm phòng vaccine đầy đủ, bạn vẫn cần phải đánh giác mức độ dịch ở nơi bạn đang sinh sống. Nếu bạn sống ở vùng có tỷ lệ nhiễm COVID-19 cao (vùng cam hoặc vùng đỏ), bạn sẽ có nguy cơ nhiễm bệnh cao hơn, mặc dù tình trạng nhiễm của bạn có thể sẽ nhẹ hơn. Tiêm vaccine là một biện pháp hiệu quả để bảo vệ mọi người, nhưng không phải là biện pháp hoàn hảo, bởi vẫn có một số lượng nhỏ những người dã tiêm vaccine nhưng vẫn nhiễm bệnh. Nếu bạn đi du lịch đường hàng không, tàu hỏa hoặc xe bus từ một địa phương vùng đỏ hoặc vùng cam, nguy cơ rất cao bạn sẽ trở thành nguồn lây cho những người khác trên cùng chuyến. Tất nhiên, nguy cơ của bạn sẽ cao hơn nếu bạn hoặc người đi cùng chưa được tiêm vaccine đầy đủ.

Đánh giá tỷ lệ nhiễm COVID-19 tại nơi bạn đến du lịch.

Tỷ lệ nhiễm COVID-19 tại nơi bạn đến cũng là một yếu tố bạn cần cân nhắc. Nếu bạn muốn đến một địa danh nằm trong khu vực vùng đỏ hoặc cam, nguy cơ nhiễm bệnh của bạn sẽ tăng lên, kể cả khi bạn đã tiêm phòng đầy đủ. Bạn cũng nên tìm hiểu kỹ điều kiện nhập cảnh của từng địa phương, bởi có những địa phương vẫn yêu cầu cách ly với những người đã tiêm đủ 2 mũi hoặc sẽ yêu cầu có xét nghiệm PCR âm tính trong vòng 72 giờ. Thời gian cách ly hoặc điều kiện nhập cảnh sẽ khác nhau tùy từng địa phương, tùy từng thời điểm do dịch COVID-19 hiện đang diễn biến rất phức tạp và khó lường. Do vậy, trước thời điểm du lịch, bạn nên tìm hiểu và xem xét cho kỹ về các yêu cầu này.

Cân nhắc tình trạng tiêm chủng của bạn và người bạn sẽ đến thăm

Bạn đã được tiêm chủng đầy đủ hay chưa? Bạn có nguy cơ cao mắc phải các biến chứng của COVID-19 do có bệnh lý nền hoặc do tuổi cao hay không? Những người bạn đi cùng thì sao? Có thể họ bị suy giảm miễn dịch và vẫn dễ bị lây nhiễm COVID-19 kể cả khi được tiêm phòng đầy đủ hay không? Trong những trường hợp này, việc có mặt ở những sân bay đông đúc hoặc đến một resort có đông khách du lịch có thể sẽ làm tăng nguy cơ của bạn. Thay vì thế, bạn nên tự lái xe đến một điểm du lịch không quá đông đúc sẽ an toàn hơn.

Cân nhắc đến việc tiến hành test nhanh trong suốt chuyến du lịch

Nếu bạn hoặc người đi cùng trong chuyến du lịch chưa được tiêm vaccine đầy đủ, bạn nên mang theo một vài kit test nhanh bên mình và tiến hành làm test nhanh 1-3 ngày trước khi bạn khởi hành để làm giảm nguy cơ bạn sẽ mang virus đến địa điểm du lịch.

Ngoài ra, CDC Hoa Kỳ khuyến cáo rằng những người chưa được tiêm vaccine nên tiến hành test nhanh 3-5 ngày sau khi bắt đầu đi du lịch và nên cách ly 7-10 ngày. Một số địa điểm du lịch yêu cầu bạn vẫn phải xét nghiệm trước khi đến thăm, kể cả khi đã được tiêm chủng đầy đủ.

Phương tiện di chuyển

Với những người chưa được tiêm chủng đầy đủ hoặc có nguy cơ nhiễm COVID-19 nặng, các chuyên gia khuyến cáo nên sử dụng phương tiện cá nhân để di chuyển là biện pháp an toàn nhất, đặc biệt là nếu địa điểm du lịch có thể đi lại được trong ngày vì cách này sẽ làm hạn chế việc tiếp xúc với người khác.

Đi máy bay cũng được coi là tương đối an toàn. Hiện nay, các hãng hàng không vẫn đang tiếp tục yêu cầu tất cả hành khách đeo khẩu trang khi ngồi trên máy bay. Nếu bạn chưa được tiêm vaccine, hãy cố gắng ngồi tại chỗ càng nhiều càng tốt trong suốt chuyến bay và cố gắng đeo khẩu trang trong suốt hành trình, đặc biệt là khi các hành khách kế bên gỡ khẩu trang xuống để ăn hoặc uống nước.

Di chuyển bằng xe bus, xe khách sẽ cần đặc biệt cẩn trọng nếu bạn chưa được tiêm vaccine, vì hệ thống thông khí ở xe bus có thể sẽ không được tốt như trên máy bay và do đó, nếu chẳng may có hành khách nào trên chuyến xe của bạn mang virus, thì virus sẽ khó có thể bị loại bỏ ra ngoài được nếu hệ thống thông khí không đạt chuẩn.

Với những người đã được tiêm vaccine đầy đủ thì việc lựa chọn phương tiện di chuyển sẽ thoải mái hơn một chút.

Đừng quá ám ảnh với việc phải làm sạch mọi thứ

Với những người đã được tiêm vaccine, thì chuyến du lịch sẽ gần như không có thay đổi gì nhiều. Điều đó có nghĩa là bạn có thể chọn một phòng khách sạn bình thường và không cần thiết phải hạn chế đi lại hoặc ở biệt lập một phòng. Nhiều người bị ám ảnh bởi việc cần thiết phải lau sạch công tắc đèn, núm cửa hoặc bất cứ vị trí nào mà nhiều người có thể cùng chạm vào. Tuy nhiên, bạn không nhất thiết phải làm như vậy. Nguyên nhân là vì virus SARS-CoV-2 không lây truyền qua con đường đó. Do vậy, thay vì cố gắng lau sạch mọi thứ, bạn nên thực hiện các biện pháp khác có ích hơn như mở cửa sổ và cửa ra vào phòng để tăng thông khí (nếu điều kiện thời tiết cho phép).

Cân nhắc đến một số yếu tố khi đi ăn ngoài

 Từ mùa dịch năm ngoái, nhiều chuyên gia đã nhận ra mối nguy của việc ăn ở bên trong một nhà hàng, do vậy, lời khuyên là bạn nên ăn ở không gian bên ngoài nhà hàng (sân, hành lang) hoặc mua mang về. Lời khuyên này vẫn đúng đối với mùa dịch năm nay. Với một số địa phương, việc ăn tại các nhà hàng quán ăn là có thể chấp nhận được với cấp độ dịch ở địa phương đó. Tuy nhiên, ở một số địa phương khác các nhà hàng quán ăn chỉ được cho phép bán mang về. Tuy nhiên, các chuyên gia vẫn khuyên bạn nên thận trọng khi đi ăn ngoài, đặc biệt là nếu tỉ lệ nhiễm COVID-19 tại địa phương bạn đến đang ở mức cao. Tốt nhất, kể cả khi bạn đã được tiêm vaccine đầy đủ, vẫn nên tránh đi ăn ở các nhà hàng quán ăn vì virus COVID-19 vẫn đang lưu hành trong cộng đồng.

Tránh các hoạt động tập trung đông người trong nhà

Tại các địa phương có tỷ lệ tiêm chủng thấp, bạn nên cân nhắc tránh tham gia các hoạt động như vào các quán bar, quán cà phê, karaoke, hay bất cứ địa điểm nào tập trung đông người trong nhà. Kể cả khi bạn đã được tiêm chủng đầy đủ, thì vẫn có khả năng bạn có thể bị lây nhiễm virus trong không gian hẹp và đông người như vậy.

Nếu bạn chưa được tiêm chủng đầy đủ, hãy nghiêm túc thực hiện các biện pháp dự phòng

Với những người có nguy cơ, việc tuân theo các hướng dẫn của CDC là vô cùng quan trọng, ví dụ như rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, giữ khoảng cách tối thiểu là 2m khi tiếp xúc với người khác, tránh các không gian thông khí kém ở trong nhà và đặc biệt là đeo khẩu trang trong tất cả các không gian công cộng trong nhà.

Có khoảng thời gian vui vẻ, vì bạn xứng đáng được hưởng

Với tất cả chúng ta, khi đại dịch càng diễn biến căng thẳng, thì khao khát được đi du lịch của tất cả mọi người sẽ càng trở nên mãnh liệt hơn bao giờ hết. Do vậy, khi đã có cơ hội và quyết định khởi hành, thì bạn nên hoàn toàn thoải mái và thư giãn. Nếu bạn được tiêm chủng đầy đủ, bạn hãy cho phép bản thân hưởng thụ chuyến đi một cách trọn vẹn nhất, vì bạn xứng đáng được hưởng chuyến du lịch này.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Những việc cần làm ngay để bảo vệ mình khỏi biến thể Omicron

Ths. Liên Hương - Viện Y học ứng dụng Việt Nam (Theo everydayhealth) -
Bình luận
Tin mới
  • 03/04/2025

    Ăn gì cho đẹp da, khắc phục da sần sùi do vảy nến?

    Người bị vảy nến nên bổ sung các loại thực phẩm chống viêm, giàu vitamin đồng thời hạn chế những thực phẩm có khả năng khiến bệnh phát triển, góp phần kiểm soát tốt bệnh và giúp làn da đẹp mịn màng hơn.

  • 03/04/2025

    Đẻ mắc vai hay dấu hiệu “con rùa” trong sản khoa

    Đẻ mắc vai hay còn gọi là dấu hiệu “con rùa” - là tình trạng xảy ra khi một hoặc cả hai vai của em bé bị kẹt trong quá trình sinh thường. Không có dấu hiệu báo trước và không có cách nào để ngăn ngừa tình trạng này xảy ra. Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể bao gồm việc em bé quá lớn, xương chậu của mẹ nhỏ hoặc đỡ đẻ sai tư thế. Tình trạng này có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng bao gồm cả chấn thương thần kinh cho em bé. Cùng đọc bài viết sau để hiểu thêm về tình trạng này!

  • 02/04/2025

    Nâng cao tầm vóc Việt

    Tầm vóc không chỉ là thước đo chiều cao đơn thuần mà còn phản ánh sức khỏe và sự phát triển toàn diện của một dân tộc. Tuy nhiên, thực trạng chiều cao của người Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế so với bạn bè quốc tế

  • 01/04/2025

    Tăng cường miễn dịch cho trẻ mùa xuân

    Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.

  • 01/04/2025

    Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ: Hiểu đúng và đồng hành cùng người tự kỷ

    Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).

  • 31/03/2025

    Chăm sóc da cho bé vào mùa xuân: Mẹo nhỏ cho mẹ

    Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.

  • 30/03/2025

    Những thay đổi về làn da tuổi mãn kinh

    Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?

  • 30/03/2025

    Người cao tuổi và bệnh giao mùa

    Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.

Xem thêm