Những mẹo giúp lưu trữ thực phẩm tươi ngon nhất
Bảo quản bơ: dùng chanh tươi
Trái bơ có chứa các enzyme sẽ tạo ra các đốm màu nâu khi tiếp xúc với khí oxy. Việc này sẽ khiến các trái bơ trông không còn ngon mắt chỉ ngay sau một khoảng thời gian ngắn bảo quản. Để tránh tình trạng này, hãy xịt nước cốt chanh lên bề mặt miếng bơ sau khi bị cắt ra. Axit citric sẽ giúp ngăn chặn tình trạng hình thành các đốm màu nâu trong ít nhất 1ngày. Bạn cũng có thể bảo quản những lát bơ đã được cắt ra bằng các lát hành tây. Khí khiến mắt bạn bị cay khi cắt hành lại chính là chất khí ngăn chặn quá trình oxy hóa của trái bơ. Miễn là lát hành chỉ tiếp xúc với phần vỏ trái bơ, bạn có thể yên tâm về việc trái bơ sẽ không bị thay đổi mùi vị.
Cà rốt: bảo quản với nước
Để tránh tình trạng cà rốt bị khô, đầu tiên, nếu bạn mua cà rốt tươi nguyên củ, hãy cắt bỏ phần lá xanh, bởi phần lá xanh có thể sẽ lấy hết chất dinh dưỡng của củ cà rốt. Cà rốt sẽ được bảo quản tốt nhất trong môi trường có độ ẩm cao, do vậy, hãy thả cà rốt vào một tô nước, bọc lại bằng màng bọc thực phẩm và để trong tủ lạnh. Nếu bạn không muốn ngâm cà rốt trong nước, có thể sử dụng xốp hơi bong bóng khí trước khi cho cà rốt vào tủ lạnh. Loại xốp này sẽ đảm bảo cà rốt được bảo quản trong môi trưởng đủ lượng độ ẩm cần thiết.
Chanh: không cắt chanh làm đôi
Nếu bạn chỉ cần vài giọt nước cốt chanh để tăng thêm hương vị cho món ăn, hãy dùng tăm hoặc dĩa chọc vào quả chanh để lấy nước, thay vì cắt trái chanh làm đôi. Bằng cách này, bạn vẫn có thể lấy được lượng nước chanh mà bạn muốn mà tránh làm khô cả trái chanh.
Hành tây: dùng…quần tất để bảo quản
Nghe có vẻ hơi kỳ lạ, nhưng quần tất sẽ giúp có đủ lượng không khí cho hành tây, giúp hành tây luôn tươi. Bạn chỉ cần cho hành tây vào chiếc quần tất dài, với mỗi củ hành, bạn hãy buộc một nút để cố định. Nếu cần, bạn có thể sử dụng quần tất mới mua để tránh mùi bám vào hành tây.
Khoai tây: bảo quản với táo
Táo sẽ giúp sản sinh ra khí etylen, giúp khoai tây có thể tươi ngon trong vòng hơn 8 tuần. Táo cũng sẽ giúp đảm bảo khoai tây không bị mọc mầm trong quá trình bảo quản.
Táo: ngâm miếng táo trong nước muối
Táo đã cắt thành lát rất tiện dụng để ăn hoặc dùng cho món salad, nhưng những miếng táo thừa sẽ rất dễ bịt hâm. Do vậy, hãy ngâm táo trong một tô nước muối lạnh để ngăn chặn tình trạng oxy hóa. Nhớ rằng, bạn không nên cho quá ½ thìa cà phê muối cho ¼ tô nước, nếu không, những lát táo của bạn sẽ có vị mặt. Sau 5 phút, hãy vớt táo ra và để ráo nước, sau đó, bảo quản táo trong túi thông khí ở trong tủ lạnh.
Cần tây: gói trong giấy nhôm
Giấy nhôm sẽ giúp khí etylen sản sinh ra từ cần tây có thể thoái ra ngoài. Bảo quản cần tây bằng túi bóng sẽ khiến khí etylen bị mắc kẹt lại bên trong túi, làm mất đi độ ẩm và do vậy, khiến quá trình hỏng thực phẩm diễn ra nhanh hơn.
Chuối: bọc bằng màng bọc thực phẩm
Khí etylen một lần nữa lại là thủ phạm. Nhưng nếu bạn tách rời từng quả chuối khỏi nải chuối và bọc từng quả chuối bằng màng bọc thực phẩm, thì khí etylen sẽ không thể lan ra các quả chuối khác. Nếu chuối đã quá chín, hãy cắt thành từng lát và bảo quản trong ngăn lạnh để thêm vào các món sinh tố sau này.
Cà chua: không để trong tủ lạnh và úp ngược trái cà chua
Cà chua không thích hợp để bảo quản trong tủ lạnh, bảo quản cà chua trong tủ lạnh sẽ khiến cà chua bị nhũn và mất đi hương vị. Do vậy, bạn cần để cà chua ở nơi thoáng mát, ví dụ như chạn bếp, và khi bảo quản, hãy “lộn ngược” trái cà chua, để phần gốc của cà chua ở phía dưới bởi đây là phần sẽ chín cuối cùng.
Măng tây: cắm trong một ly nước
Măng tây thường sẽ bị khô trước khi được nấu, nhưng bạn vẫn có thể giữ được măng tây tươi ngon bằng cách cắm măng tây vào một ly nước (giống như cắm hoa). Hãy cắm măng tây thẳng đứng và bọc màng bọc thực phẩm quanh phần trên (phần không được cắm vào nước) của các nhánh măng tây.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Cách bảo quản 11 loại thực phẩm thông dụng
Lỵ trực khuẩn là tình trạng nhiễm khuẩn đường tiêu hóa cấp tính và cần được điều trị kịp thời để phòng tránh những biến chứng nguy hiểm.
Khi mùa thi đến gần, học sinh bước vào giai đoạn căng thẳng và áp lực cao, đòi hỏi sự tập trung tối đa cũng như khả năng ghi nhớ và tư duy sắc bén. Bên cạnh việc học tập chăm chỉ, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường sức khỏe não bộ, giúp kiểm soát lo âu và tối ưu hóa hiệu suất học tập.
Trong bối cảnh các nhà khoa học không ngừng tìm kiếm các biện pháp phòng ngừa ung thư, chế độ ăn uống, đặc biệt là việc tiêu thụ trái cây và rau quả, được xem là một yếu tố quan trọng. Cà chua, với thành phần lycopene nổi bật, đang thu hút sự chú ý đặc biệt.
Việc thiết lập lịch trình ngủ và thói quen trước khi đi ngủ, đặt đồng hồ báo thức và điều chỉnh chế độ ăn uống là một số phương pháp có thể giúp bạn ngủ ngon hơn và thức dậy dễ dàng vào buổi sáng.
Tuy không có chế độ ăn kiêng đặc biệt nào có thể chữa khỏi hội chứng thiên thần nhưng dinh dưỡng hợp lý có thể giúp kiểm soát cân nặng, cải thiện giấc ngủ, quản lý táo bón và hỗ trợ phát triển nhận thức.
Dậy thì là một giai đoạn quan trọng trong cuộc đời mỗi người, đánh dấu sự chuyển đổi từ trẻ em sang người trưởng thành. Đây là giai đoạn cơ thể có nhiều thay đổi về mặt thể chất và tâm sinh lý, đặt nền móng cho sức khỏe sinh sản và sức khỏe tổng quát trong tương lai. Việc thấu hiểu những biến đổi này, cùng với sự quan tâm, hỗ trợ từ gia đình và xã hội, sẽ giúp thanh thiếu niên vượt qua giai đoạn dậy thì một cách an toàn và khỏe mạnh.
Bệnh lao hạch gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và khả năng ăn uống. Việc phát hiện sớm, điều trị đúng phác đồ và có chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp người bệnh nhanh phục hồi sức khỏe.
Bạn có thể dùng salad như một bữa ăn lành mạnh hoặc món ăn kèm, nhưng salad có thể gây ra một số vấn đề về tiêu hóa tùy thuộc vào thành phần của nó. Rau và trái cây sống là những thực phẩm có thể gây đầy hơi và chướng bụng do một số hợp chất và vi khuẩn, và chúng có thể là lý do tại sao bạn có thể bị đau bụng dữ dội sau khi ăn salad.