Thời gian tiêu hóa thức ăn ở dạ dày và hấp thu ở ruột non thông thường từ 3-5 giờ. Nếu quá 3-5 giờ mà thức ăn vẫn chưa được tiêu hóa sẽ sinh ra hiện tượng đầy hơi. Nguyên nhân thường gặp nhất là do bạn ăn quá nhiều, ăn những thực phẩm khó tiêu và giàu tinh bột. Quá trình cơ thể phân giải carbohydrate và lên men chất xơ thường sẽ tạo ra nhiều khí gas, khiến bụng căng tức, khó chịu.
Nếu bạn mắc các bệnh rối loạn tiêu hóa mạn tính như viêm đại tràng, hội chứng ruột kích thích, viêm loét dạ dày… hãy tham khảo ý kiến bác sỹ để có giải pháp điều trị kịp thời.
Trong trường hợp đầy hơi, chướng bụng sau những bữa tiệc lớn, bạn có thể áp dụng 6 giải pháp sau để đẩy lùi tình trạng khó chịu này:
Uống đủ nước
Dù bị đầy hơi, bạn vẫn cần uống đủ nước để hệ tiêu hóa làm việc nhịp nhàng.
Nhiều người không muốn uống nước khi bụng đang căng tắc, đầy hơi. Tuy nhiên, để hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru, hạn chế nguy cơ táo bón, bạn cần uống đủ nước.
Ngoài ra, ăn quá nhiều thực phẩm nhiều muối cũng khiến cơ thể tăng tích nước, khiến cảm giác bụng thêm ấm ách. Khi đó, bổ sung nước sẽ giúp đào thải bớt lượng muối dư thừa ra khỏi cơ thể.
Đi bộ nhẹ nhàng
Thay vì nằm hay ngồi nghỉ sau một bữa ăn thịnh soạn, bạn nên đi bộ nhẹ nhàng để làm tăng nhu động, co bóp của dạ dày và ruột. Chỉ khoảng 5-10 phút đi lại giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn.
Tránh xa đồ uống có cồn và có gas
Người đang bị đầy hơi nên tránh uống rượu, bia.
Đồ uống có cồn làm chậm lại quá trình tiêu hóa và gây tăng tích nước trong cơ thể - 2 yếu tố khiến tình trạng đầy hơi, chướng bụng thêm khó chịu.
Ngoài rượu, thức uống có nhiều gas như soda, bia cũng tạo thêm gánh nặng cho hệ tiêu hóa. Cảm giác ợ hơi sau khi uống nước có gas tưởng là giúp làm nhẹ bụng, nhưng chúng chỉ là lượng khí carbonic mà bao tử không còn chỗ để chứa.
Uống trà hỗ trợ giảm đầy bụng
Để kích thích tiêu hóa, bạn nên uống trà bạc hà, trà gừng hoặc trà thì là (fennel). Bạc hà giúp giảm co thắt ruột, từ giúp giúp giảm đầy hơi, tuy nhiên người bị trào ngược dạ dày – thực quản không nên sử dụng.
Thử những động tác yoga hỗ trợ tiêu hóa
Tập thể dục và yoga nhẹ nhàng để làm tăng nhu động ruột, cải thiện tình trạng đầy hơi.
Một số động tác yoga nhẹ nhàng như tư thế đứa trẻ, tư thế con mèo – con bò giúp làm dịu cảm giác khó chịu do đầy hơi hiệu quả. Bạn có thể giữ tư thế và kết hợp hít thở sâu (hít vào bằng mũi và thở ra bằng bụng) đến khi thấy bụng thoải mái hơn. Bạn cũng có thể massage bụng theo chiều kim đồng hồ để cải thiện nhu động ruột.
Tránh nhai kẹo cao su
Thói quen ăn uống không lành mạnh như nhai nhanh, nuốt vội sẽ khiến một lượng khí nhỏ theo vào thực quản, mắc kẹt trong dạ dày và gây ra hiện tượng đầy bụng. Vì vậy, bạn cần tránh nhai kẹo cao su khi bụng đã ấm ách, khó chịu.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Ăn ngay những thực phẩm này để giảm đầy bụng, đầy hơi khó chịu.
Chế độ ăn uống có thể tạo ra khả năng miễn dịch bảo vệ, hỗ trợ phương pháp điều trị cho người mắc bệnh nhiễm ký sinh trùng đường ruột, trong đó có giun tóc.
Người cao tuổi thường dễ mắc các bệnh tim mạch, đặc biệt là trong thời tiết lạnh giá. Nhiệt độ xuống thấp khiến cơ thể phải làm việc nhiều hơn để duy trì thân nhiệt, gây áp lực lên hệ tim mạch. Việc nhận biết sớm các dấu hiệu và áp dụng các biện pháp phòng tránh là vô cùng quan trọng để bảo vệ sức khỏe tim mạch cho người cao tuổi trong mùa lạnh.
Thời tiết hanh khô những ngay với sự chênh lệch nhiệt độ đáng kể giữa ngày và đêm. Ban ngày nắng ấm, chiều tối se lạnh, sáng sớm lại trở nên rét buốt. Sự thay đổi này khiến cơ thể chúng ta khó thích nghi, sức đề kháng suy giảm, dễ mắc các bệnh về đường hô hấp, tim mạch, thậm chí là đột quỵ. Trẻ em và người lớn tuổi lại càng có nguy cơ cao hơn nên cần được quan tâm đặc biệt. Vậy chúng ta nên làm gì để bảo vệ sức khỏe trong những ngày này?
Viện Y học ứng dụng xin gửi tới Quý khách hàng, Quý đối tác và toàn thể cán bộ nhân viên của VIAM lịch nghỉ Tết Nguyên Đán năm 2025:
Ngoài việc điều trị kịp thời, những người bị viêm phổi cần điều chỉnh lối sống như chế độ ăn uống, sinh hoạt để giúp bảo vệ phổi, tăng khả năng phục hồi.
Mùa đông là thời điểm trẻ em dễ mắc các bệnh về đường hô hấp. Sức đề kháng của trẻ còn non yếu, khiến chúng dễ bị nhiễm bệnh từ môi trường xung quanh. Trong bài viết này, hãy cùng Viện Y học ứng dụng Việt Nam tìm hiểu về các bệnh thường gặp ở trẻ trong mùa đông, nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng tránh hiệu quả.
Hãy cùng Viện Y học ứng dụng Việt Nam tìm hiểu những kiến thức và thông tin hữu ích giúp bạn giữ ấm cơ thể một cách hiệu quả trong mùa đông.
Mùa đông, với không khí lạnh và khô, là thời điểm nhiều người dễ mắc các bệnh dị ứng. Các triệu chứng như hắt hơi, sổ mũi, ngứa ngáy, khó thở… gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và cuộc sống. Vậy dị ứng mùa đông là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách khắc phục ra sao? Hãy cùng Viện Y học ứng dụng Việt Nam tìm hiểu về chủ đề này nhé