Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Những lưu ý cho người bệnh suy tim

Suy tim là tình trạng tim không bơm đủ máu cho nhu cầu của cơ thể, thường là do cơ tim bị tổn thương. Đây là một trong những bệnh lý tim mạch thường gặp nhất với tỷ lệ mắc bệnh ngày càng gia tăng trong dân số.

Ở Việt Nam, dù chưa có nghiên cứu chính thức về tỷ lệ mắc bệnh suy tim, song ước tính đến nay khoảng 1,6 triệu người bị suy tim. Tuy nhiên, với những tiến bộ vượt bậc của y học, bệnh nhân suy tim ngày càng có tuổi thọ kéo dài hơn và chất lượng cuộc sống tốt hơn.

Có 4 mức độ suy tim:

Độ I: Không hạn chế vận động của bệnh nhân. Vận động thể lực thông thường không gây mệt, khó thở hay hồi hộp.

Độ II: Hạn chế nhẹ vận động thể lực của bệnh nhân. Bệnh nhân khỏe khi nghỉ ngơi, vận động thể lực thông thường dẫn đến mệt, hồi hộp, khó thở hay đau ngực.

Độ III: Hạn chế nhiều vận động thể lực của bệnh nhân. Mặc dù bệnh nhân khỏe khi nghỉ ngơi nhưng chỉ cần vận động nhẹ đã có triệu chứng cơ năng.

Độ IV: Không thể thực hiện bất cứ vận động thể lực nào mà không thấy khó chịu. Triệu chứng cơ năng của suy tim xảy ra ngay khi nghỉ ngơi, chỉ một vận động thể lực nhẹ cũng làm triệu chứng cơ năng gia tăng.

Đối với bệnh nhân suy tim thì dinh dưỡng có sự ảnh hưởng vô cùng to lớn, đó là suy mòn trong suy tim: là tình trạng sụt cân hơn 6% trọng lượng cơ thể trước đó trong vòng 6 tháng (dựa vào cân nặng lúc không phù). Suy mòn trong suy tim chiếm tỷ lệ 10-16%. Suy mòn trong suy tim ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, làm bệnh nhân dễ mệt mỏi, chán ăn, suy dinh dưỡng, hậu quả tăng tỷ lệ tử vong. Tình trạng suy dinh dưỡng ở bệnh nhân suy tim có thể đảo ngược nếu được theo dõi và đánh giá tình trạng dinh dưỡng chặt chẽ, để phát hiện sớm suy dinh dưỡng và có một chế độ dinh dưỡng hợp lý.

Suy tim là tình trạng tim không bơm đủ máu cho nhu cầu của cơ thể, thường là do cơ tim bị tổn thương.

Đối với chế độ ăn

Cần ăn đủ dinh dưỡng và vitamin. Ngưng thuốc lá và các thực phẩm chứa cồn như rượu, bia.

Hạn chế muối, nhất là suy tim nặng, thường giới hạn dưới 2g muối mỗi ngày. Do đó, bệnh nhân suy tim cần tránh thực phẩm đã chế biến, thực phẩm đóng hộp hoặc thức ăn nhanh. Tập thói quen đọc hàm lượng natri (sodium) ghi trong thành phần của thực phẩm đóng sẵn.

Lượng nước uống tính theo nhu cầu của bệnh nhân và mức độ suy tim. Tránh truyền dịch nếu không có chỉ định của nhân viên y tế. Nếu bệnh nhân phù nhiều thì cần hạn chế lượng nước đưa vào cơ thể và ăn nhạt hoàn toàn. Chế biến món ăn dưới dạng mềm, nhừ. Không nên ăn các loại thức ăn lên men như: cải bắp, rau cải, đậu đỗ, dưa muối. Bữa ăn phải xa giờ ngủ ban đêm, sau khi ăn cần nghỉ ngơi 30-40 phút.

Đối với bệnh nhân suy tim có sử dụng thuốc chống đông, hạn chế ăn các loại rau quả có lá màu xanh đậm màu như: cải bó xôi, bông cải xanh, đậu Hà Lan, đậu xanh, củ cải, mùi tây, rau diếp...

Đối với hoạt động thể lực

Thực tế cho thấy lợi ích hoạt động thể lực là kiểm soát cân nặng. Ổn định huyết áp và nhịp tim. Ổn định đường huyết và mỡ máu. Giúp thư giãn và cải thiện sức khỏe. Đặt ra mục tiêu tập luyện vừa phải, không quá sức. Khi mới tập, cần tập nhẹ, tăng dần cường độ.

Tránh những hoạt động nặng như chạy bộ, nâng tạ, tránh những bài tập làm căng, duỗi, co cơ liên tục. Nếu ngưng tập một vài ngày (do bị cảm, bận công việc, thời tiết xấu...), khi tập lại cần tập nhẹ hơn mức bình thường, tăng dần cường độ về bằng mức trước đó vào những buổi tập sau. Tránh tập thể dục ngoài trời khi thời tiết quá nóng, quá lạnh, ẩm ướt: độ ẩm cao làm mau mệt, nhiệt độ quá nóng hay quá lạnh ảnh hưởng đến hệ tuần hoàn, gây khó thở, đau ngực.

Bệnh nhân nhớ uống đủ nước. Nên uống nước ngay cả khi không khát, đặc biệt trong những ngày nóng. Nếu cảm thấy mệt mỏi ngay sau khi tập hoặc ngày hôm sau thì cần giảm bớt cường độ tập luyện. Nếu cảm thấy có những triệu chứng như đau ngực, khó thở, hoa mắt, chóng mặt, nôn ói... hoặc bất kỳ triệu chứng bất thường nào, cần ngưng tập. Nếu triệu chứng không giảm, cần đến bác sĩ kiểm tra.

Bệnh nhân cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng rất nhiều loại thuốc điều trị suy tim không chỉ cải thiện triệu chứng mà có thể giúp kéo dài đời sống và giảm tỷ lệ tử vong. Điều quan trọng là sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân. Suy tim là bệnh lý mạn tính, do đó điều trị thuốc mỗi ngày là cần thiết, ngay cả khi bệnh nhân cảm thấy khỏe, không có triệu chứng. Không bao giờ được dừng thuốc, tự ý ngưng thuốc hay thay đổi liều hoặc uống bất kỳ loại thuốc nào khác mà không thông qua ý kiến của bác sĩ điều trị.    

Tham khảo thêm thông tin bài viết: Bài tập thể dục cho người bệnh tim mạch.

BS. Lê Thị Lan - Theo suckhoedoisong.vn
Bình luận
Tin mới
  • 26/04/2024

    Nguyên nhân khiến da mỏng hơn

    Làn da mỏng manh là làn da dễ bị nẻ và tổn thương. Đó là một vấn đề phổ biến ở người lớn tuổi. Khi bạn già đi, các lớp da của bạn sẽ mỏng đi và trở nên mỏng manh hơn. Tuy nhiên, có một số yếu tố khác ảnh hưởng đến độ dày của da. Ngay cả những rối loạn và việc sử dụng thuốc cũng có thể góp phần làm mỏng da.

  • 25/04/2024

    10 mẹo để loại bỏ nếp nhăn biểu cảm

    Nếp nhăn biểu cảm là những đường nhăn trên khuôn mặt xuất hiện khi chúng ta cử động cơ mặt. Chúng thường xuất hiện ở những vùng da mỏng manh như trán, giữa hai lông mày và xung quanh mắt và miệng.

  • 25/04/2024

    Dấu hiệu cho thấy cơ thể đang thiếu hụt protein

    Protein là một chất dinh dưỡng rất quan trọng đối với sức khỏe. Khi cơ thể thiếu hụt protein sẽ xuất hiện một số dấu hiệu cảnh báo..

  • 25/04/2024

    Dùng thuốc an toàn khi đang cho con bú

    Nếu bạn đang cho con bú sữa mẹ, bạn đang cho con bạn một khởi đầu khỏe mạnh. Tuy nhiên, nếu cần dùng thuốc, bạn có thể thắc mắc về việc thuốc có thể ảnh hưởng đến sữa mẹ như thế nào. Bài viết dưới đây là những gì bạn cần biết.

  • 25/04/2024

    Cẩn trọng với thói quen bóc da môi

    Bóc da môi là một thói quen không lành mạnh phổ biến ở nhiều người. Dù là vô tình hay hữu ý, nó có thể gây ảnh hưởng xấu đến sự khỏe đẹp của đôi môi.

  • 25/04/2024

    Tập thể dục khi mang thai

    Duy trì thói quen tập thể dục thường xuyên trong suốt thai kỳ có thể giúp bạn khỏe mạnh và cảm thấy tốt nhất. Tập thể dục cũng có thể cải thiện tư thế của bạn và giảm một số khó chịu thường gặp như đau lưng và mệt mỏi. Một số bằng chứng cho thấy tập thể dục có thể ngăn ngừa bệnh tiểu đường thai kỳ (bệnh tiểu đường phát triển trong thai kỳ), giảm căng thẳng và tăng cường sức chịu đựng cần thiết cho quá trình chuyển dạ và sinh nở.

  • 24/04/2024

    Ngủ không quá 5 giờ mỗi đêm khiến da chảy xệ và nhiều nếp nhăn gấp đôi

    Thiếu ngủ là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây lão hoá da. Nghiên cứu cho thấy người ngủ không đủ giấc làm tăng gấp đôi nếp nhăn và sự chảy xệ da so với người có giấc ngủ chất lượng.

  • 24/04/2024

    Mẹo chăm sóc da dầu mùa Hè

    Nhiệt độ cao kết hợp với ánh nắng khiến tuyến bã nhờn trên da hoạt động mạnh mẽ, da đổ nhiều dầu và dễ nổi mụn. Một vài mẹo chăm sóc da dưới đây giúp bạn kiểm soát dầu nhờn trên da.

Xem thêm