Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

7 thói quen có thể hủy hoại sức khỏe của bạn

Bẻ khớp, cắn móng tay, ngồi lâu, lướt điện thoại trước khi đi ngủ là thói quen của nhiều người. Chúng có thể tác động xấu tới sức khỏe, thậm chí làm giảm tuổi thọ.

Nhiều người trong chúng ta có những thói quen khó bỏ, thực hiện hàng ngày. Nhưng bạn không hề hay biết các thói quen xấu đang tác động tiêu cực đến sức khỏe như thế nào. Dưới đây là 7 thói quen có thể gây hại tới sức khỏe, theo khuyến cáo của tiến sĩ, bác sĩ Carol DerSarkissian, Bệnh viện Hiệp hội Cựu chiến binh, New York, Mỹ, đưa ra trên WebMD.

Bẻ khớp

Hành động bẻ khớp với nhiều người có thể mang tới cảm giác khoan khoái, giảm căng thẳng hay thậm chí giãn cơ, đỡ cảm giác mỏi. Các khớp của chúng ta có chứa dịch lỏng, giữ cho nó hoạt động dẻo dai, bền bỉ. Tiếng kêu khi bẻ khớp sinh ra là do các bong bóng trong chất dịch này bị vỡ nứt.

Nếu lạm dụng hành động bẻ khớp ngón tay, vặn lưng, cổ một cách đột ngột và quá tầm vận động, nó có thể phá hủy cấu trúc sụn khớp và dây chằng xung quanh. Đây cũng là nguyên nhân khiến các khớp ngày càng to lên.

Lạm dụng bẻ khớp còn gây tình trạng sưng khớp, suy giảm khả năng cầm nắm theo thời gian, thậm chí có thể dẫn tới một số tổn thương như bong gân, giãn dây chằng, trật khớp, làm sụn khớp nhanh bào mòn và đẩy nhanh quá trình lão hóa. Nếu không bỏ thói quen này, khớp sẽ bị thoái hóa, biến dạng khớp, to khớp ở vùng các ngón tay hay rách dây chằng, thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, cột sống thắt lưng, thoát vị nhân đĩa đệm gây chèn ép rễ thần kinh...

Bẻ khớp có thể dẫn tới một số tổn thương như bong gân, giãn dây chằng, trật khớp... Ảnh: Freepik.

Cắn móng tay

Trong đại dịch Covid-19, bàn tay được xem là vật trung gian và cần làm sạch thường xuyên vì nó tiếp xúc nhiều bề mặt chứa đầy vi khuẩn. Móng tay cũng không ngoại lệ.

Cắn móng tay thường xuyên có thể gây hỏng răng, vùng da xung quanh móng và thậm chí dẫn tới nhiễm trùng. Tiến sĩ, bác sĩ Carol DerSarkissian khuyến cáo thói quen cắn móng tay có thể gây cảm lạnh và các bệnh truyền nhiễm khác do bạn đưa “ổ chứa vi trùng” vào miệng.

Nếu cắn móng tay do căng thẳng, bạn nên tập thể dục để kiểm soát hoặc gặp bác sĩ để phát hiện các bệnh lý tiềm ẩn kịp thời.

Nghe nhạc to trong nhiều giờ

Âm thanh được đo bằng decibel (dB). Mỗi cuộc trò chuyện bình thường là khoảng 60 dB. Các chuyên gia khuyến cáo bạn nên nghe nhạc, nhất là qua tai nghe, với âm lượng dưới 75 dB (lớn bằng tiếng kêu của máy hút bụi) để giữ an toàn cho đôi tai.

Đặc biệt, chúng ta không nên nghe nhạc liên tục nhiều hơn một giờ. Bởi thói quen này có thể dẫn đến mất thính giác khi về già. Tình trạng này xảy ra ở hơn 50% người dân trên thế giới khi họ trong độ tuổi 75. Mất thính giác ở người lớn tuổi cũng có liên quan các vấn đề về suy nghĩ và thậm chí mất mô não.

Thống kê từ Tổ chức Y tế Thế giới cũng cho thấy khoảng 1,1 tỷ thanh thiếu niên và người trưởng thành có nguy cơ bị tổn hại vĩnh viễn thính giác vì nghe nhạc “quá nhiều, quá lớn”. Trong đó, khoảng 40% bị ảnh hưởng bởi những âm thanh từ các câu lạc bộ, sàn nhảy, quán bar.

Vì vậy, các chuyên gia của WHO khuyến cáo mọi người chỉ nên nghe nhạc không quá một giờ mỗi ngày bằng tai nghe. Ngoài ra, chúng ta cần giảm âm lượng xuống dưới 60% khi nghe nhạc để giữ gìn thính lực.

Lướt điện thoại trước khi đi ngủ

Thói quen này là điều phổ biến đến mức hầu hết người trẻ tuổi đều có. Ánh sáng xanh do các thiết bị điện tử như điện thoại, máy tính, tivi phát ra có thể làm rối loạn giấc ngủ, lão hóa da.

Một số nghiên cứu cho thấy quá nhiều ánh sáng vào ban đêm có thể liên quan nguy cơ mắc ung thư (đặc biệt là ung thư vú, tuyến tiền liệt), tiểu đường, béo phì và bệnh tim nhiều hơn. Chính vì vậy, thay vì lướt điện thoại trước khi đi ngủ, bạn nên đọc sách thư giãn và giữ cho căn phòng đủ tối, yên tĩnh để giấc ngủ ngon hơn.

Ánh sáng xanh của điện thoại, máy tính có thể gây lão hóa, rối loạn giấc ngủ. Ảnh: Freepik..

Cách khắc phục cho thói quen xấu này rất đơn giản. Bạn chỉ cần đứng dậy, di chuyển xung quanh hoặc đi bộ 10 phút quanh văn phòng, nơi làm việc.

Ngồi lâu

Hầu hết người Mỹ dành quá nhiều thời gian để ngồi. Đặc biệt, nhóm dân văn phòng có thể ngồi liên tục hàng giờ liền với máy tính mà không đứng dậy.

Ngồi lâu làm chậm quá trình trao đổi chất, dễ gây tăng cân, béo bụng. Nó cũng liên quan một số vấn đề sức khỏe khác như bệnh tim, trĩ, tổn thương lưng, ảnh hưởng não, suy yếu cơ bắp, tăng nguy cơ mắc ung thư, rút ngắn tuổi thọ…

Ăn vặt với nhiều đường

Soda, kẹo và bánh ngọt có nhiều calo, đường và ít dinh dưỡng. Toàn bộ khối lượng này sẽ đi vào máu của bạn. Đây chính là thủ phạm gây ra hàng loạt vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như béo phì, tiểu đường, bệnh tim, cao huyết áp, ung thư.

Nếu đói hoặc cảm thấy cần phải ăn thứ gì đó, bạn nên lựa chọn đồ ăn vặt có carbs phức hợp với nhiều chất xơ và chất dinh dưỡng như trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, rau củ quả. Nó mất nhiều thời gian để tiêu hóa, thỏa mãn cơn đói của bạn và cung cấp năng lượng ổn định. Chất béo tốt trong quả hạch, các loại hạt cũng giúp bạn giữ dáng, bảo vệ sức khỏe tốt hơn.

Dành quá nhiều thời gian ở một mình

Trong thế giới hiện đại, chúng ta không có nhiều thời gian gặp gỡ trực tiếp bạn bè, người thân. Tuy nhiên, việc giữ kết nối với xã hội rất quan trọng. Nếu dành quá nhiều thời gian ở một mình, bạn dễ bị cao huyết áp, trầm cảm, các vấn đề về não (như Alzheimer).

Ít giao tiếp xã hội cũng khiến chúng ta suy nghĩ tiêu cực nhiều hơn, ảnh hưởng chất lượng sống. Bằng chứng là thời gian phong tỏa, giãn cách xã hội tại một số nước trước ảnh hưởng của Covid-19 đã khiến nhiều người rơi vào trầm cảm, chán nản, béo phì…

Nếu cảm thấy cô đơn, bạn nên tham gia các câu lạc bộ, gặp gỡ bạn bè, gia đình hoặc bắt đầu thứ gì đó mới mẻ. Càng hoạt động, cơ thể bạn sẽ tiết ra nhiều năng lượng, bao gồm cả các hormone hạnh phúc.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: 17 thói quen không tốt cho trái tim.

Thiên Nhan - Theo ZingNews
Bình luận
Tin mới
  • 21/11/2024

    Trị bệnh Parkinson bằng Đông y có hiệu quả không?

    Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.

  • 21/11/2024

    Tăng cường sức khỏe xương khớp cho người cao tuổi trong mùa đông

    Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh

  • 21/11/2024

    Tức giận - Kẻ thù thầm lặng của sức khỏe

    Tức giận là một cảm xúc bình thường mà ai cũng sẽ trải qua, bởi hiếm ai có thể giữ được bình tĩnh khi bị tấn công, xúc phạm, phản bội hay thất bại... Tuy nhiên, tức giận quá thường xuyên hoặc kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe.

  • 21/11/2024

    Bệnh hô hấp và cách bảo vệ sức khỏe trong mùa lạnh

    Mùa đông đến đi kèm với sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, không khí hanh khô và độ ẩm giảm. Những yếu tố này gây nên các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là ở trẻ nhỏ, người cao tuổi và những người có hệ miễn dịch yếu. Các bệnh lý đường hô hấp không chỉ gây khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.

  • 20/11/2024

    9 cách chữa đau chân tại nhà hiệu quả

    Đau chân là vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của nhiều người. Cùng tìm hiểu 9 phương pháp đơn giản, hiệu quả để chữa đau chân tại nhà. Áp dụng đúng cách, bạn có thể giảm đau, cải thiện lưu thông máu và tăng cường sức khỏe cho đôi chân của mình.

  • 19/11/2024

    Các phương pháp điều trị bênh tiêu chảy tự nhiên khi bạn đang cho con bú

    Thật khó khăn khi bạn phải đối mặt với bệnh tiêu chảy, nhất là khi bạn đang phải cho con bú. Trong bài viết này, Viện Y học ứng dụng Việt Nam sẽ chia sẻ một số biện pháp khắc phục tự nhiên để điều trị bệnh tiêu chảy cho các bà mẹ vẫn đang trong thời kỳ nuôi con bằng sữa mẹ.

  • 18/11/2024

    Tại sao người đái tháo đường nên ăn rau đầu tiên?

    Ăn rau đầu tiên trong bữa ăn có tác dụng thế nào với người bệnh đái tháo đường? Thứ tự các ăn các món trong bữa ăn của người bệnh đái tháo đường có gì đặc biệt? Nhân Ngày thế giới phòng chống đái tháo đường 14/11, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

  • 18/11/2024

    Ngày Trẻ em Thế giới: Bồi dưỡng sức khỏe thể chất và tinh thần cho trẻ

    Ngày Trẻ em Thế giới là dịp để chúng ta cùng nhau tôn vinh và bảo vệ thế hệ tương lai của đất nước. Trong bối cảnh cuộc sống hiện đại với nhiều thay đổi, việc chăm sóc sức khỏe toàn diện cho trẻ em càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.

Xem thêm