Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Vì sao bệnh tuyến giáp thường “ghé thăm” chị em phụ nữ hơn cánh đàn ông?

Các bệnh lý tuyến giáp thường gặp ở nữ giới hơn là nam giới. Khi chức năng hoạt động của tuyến giáp bị rối loạn sẽ gây ra các bệnh lý tuyến giáp (cường giáp, nhược giáp). Nếu không được điều trị, các bệnh lý tuyến giáp có thể dẫn đến nhiều biến chứng sức khỏe.

Được biết, hiện thế giới có khoảng 200 triệu người mắc bệnh tuyến giáp. Rối loạn tuyến giáp có thể ảnh hưởng mọi lứa tuổi cả hai giới, tỷ lệ nữ giới mắc bệnh gấp 10 lần nam. Khoảng 50% người bệnh không được chẩn đoán do triệu chứng bệnh không đặc trưng.

Bệnh tuyến giáp là gì?

Tuyến giáp là một tuyến nhỏ, có hình con bướm ở phía trước cổ, có chiều dài khoảng 5 cm và nặng khoảng 30 gram. Tuy nhỏ nhưng tuyến giáp có vai trò cực kỳ quan trọng với cơ thể.

Tuyến giáp sản sinh ra hormone kiểm soát sự trao đổi chất, ảnh hưởng đến hơi thở, nhịp tim, não và hệ thần kinh của bạn. Chúng cũng giúp điều chỉnh nhiệt độ cơ thể, cân nặng và nồng độ cholesterol trong máu.

Khi rối loạn chức năng tuyến giáp có thể gây ra các bệnh cường tuyến giáp trạng, suy tuyến giáp, bướu lành tuyến giáp trạng và ung thư tuyến giáp trạng rất nguy hiểm.

Phụ nữ là đối tượng dễ bị các bệnh tuyến giáp "dòm ngó" bởi các chị em phải trải qua những biến động trong nội tiết tố ở các thời kỳ và giai đoạn khác nhau. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Bệnh tuyến giáp có nguy hiểm không?

Khi tuyến giáp phải hoạt động quá mức, bị suy yếu, đó là do nó không tiết đủ hormon T4 cho cơ thể gây bệnh suy giáp trạng. Ngược lại khi tuyến giáp tiết quá nhiều hormon, sẽ dẫn đến trình trạng tuyến giáp phải hoạt động quá mức sinh ra bệnh cường tuyến giáp trạng. Cả hai tình trạng suy giảm hoặc hoạt động quá mức của tuyến giáp nếu không được điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng đến chức năng tuyến giáp, thậm chí có thể dẫn đến ung thư tuyến giáp.

Theo đó, khi có biểu hiện bệnh lý cường giáp, bệnh nhân có thể gầy sút nhanh, sợ nóng, đổ nhiều mồ hôi, nhịp tim nhanh thường xuyên, bồn chồ, tính khí thất thường, dễ cáu gắt… Nếu không điều trị có thể dẫn đến cơn bão giáp gây nguy hiểm cho tính mạng người bệnh.

Riêng với phụ nữ có thai mắc cường giáp, có thể đẻ non hoặc bị tiền sản giật. Ngoài ra, mẹ sẽ có nguy cơ cao bị suy tim, nhiễm độc giáp cấp. Cường giáp không được kiểm soát tốt sẽ dẫn tới đứa trẻ bị tim bẩm sinh, thai chậm phát triển, trẻ bị đẻ non, thai chết lưu và có thể bị dị tật bẩm sinh. Đây cũng là lý do điều trị cường giáp cho phụ nữ có thai là hết sức quan trọng.

Còn đối với suy giáp, bệnh nhân hay mệt mỏi, suy nghĩ và vận động chậm chạp, nói chậm, trí nhớ giảm, có khi tăng cân, sợ lạnh, da khô, lông tóc dễ gãy rụng, nói khan, khó thở, dễ táo bón, nhịp tim chậm, tim to, tràn dịch màng tim; nếu suy giáp nặng có thể suy tim, nhất là khi có thiếu máu đi kèm.

Suy giáp không điều trị có thể dẫn đến hôn mê suy giáp. Phụ nữ có thai bị suy giáp nặng dẫn đến thiếu máu, đau cơ, yếu cơ, suy tim sung huyết, tiền sản giật, bất thường về nhau thai, ảnh hưởng sự phát triển não bộ của thai nhi. Trẻ sinh ra nhẹ cân và chảy máu sau sinh.

Bệnh tuyến giáp ở phụ nữ

Bệnh tuyến giáp là tình trạng phổ biến ảnh hưởng tới nữ giới nhiều hơn nam giới. Cứ 10 phụ nữ thì có 1 người có nguy cơ mắc bệnh tuyến giáp. Hiệp hội tuyến giáp Mỹ (ATA) ước tính từ 5 đến 10 % phụ nữ Mỹ sẽ xuất hiện viêm tuyến giáp sau sinh ít nhất một lần trong cuộc đời.

Sự khác biệt trong cấu tạo cơ thể là nguyên nhân chính khiến tỉ lệ mắc bệnh tuyến giáp ở nữ cao hơn nam giới. Phụ nữ phải trải qua những biến động trong nội tiết tố ở các thời kỳ và giai đoạn khác nhau như: trong chu kỳ kinh nguyệt, khi mang thai, sau khi sinh và thời kỳ mãn kinh hoặc ảnh hưởng từ việc sử dụng thuốc tránh thai, tiền sử thai nghén, sử dụng liệu pháp hormone hay căng thắng trong cuộc sống... Những thay đổi này đều có tác động tới hormone tuyến giáp, vì thế làm tăng nguy cơ mắc bệnh tuyến giáp.

Các dấu hiệu chung của thiếu hormone tuyến giáp:

- Thay đổi chu kỳ kinh nguyệt, ngừng chu kỳ kinh nguyệt trong vài tháng hoặc lâu hơn.

- Mệt mỏi, lơ đãng và thiếu tập trung.

- Cơ thể hạ nhiệt, bạn cảm thấy ớn lạnh, cảm giác này trở nên khó chịu hơn vào ban đêm.

- Mọi phản xạ tự nhiên của cơ thể bạn đều diễn ra rất chậm, kể cả lời nói.

- Bệnh mãn tính. Suy giáp dẫn đến hệ miễn dịch hoạt động kém, gây ra cảm lạnh và cúm triền miên.

- Sưng phù một số vị trí trên cơ thể: quanh mắt, mặt, môi, tay và cổ, bàn chân và tay bị sưng lên.

- Cảm giác có khối u trong họng, khó thở, đau cổ họng, nướu sưng, thèm ăn đồ ăn mặn hoặc ngọt.

- Bệnh thận và bàng quang bất thường: Buồn tiểu liên tục, nhiễm trùng đường tiểu, nhiễm trùng thận.

- Mắt kém. Hai mắt có tầm nhìn mờ, mí mắt sưng tấy.

- Tóc xỉn màu, giòn, khô rụng.

- Móng tay mềm, nhợt, giòn.

- Da kích ứng, ngứa, khô, nhợt nhạt và phát ban.

- Đau và chuột rút. Đau đầu kinh niên, đau cổ tay, đau cơ và khớp.

- Hội chứng ruột kích thích. Táo bón có thể đi kèm với bệnh trĩ, chán ăn, dị ứng, không dung nạp lactose.

- Tâm trạng thay đổi, không tự tin, tiêu cực, dễ kích động, lo lắng, trầm cảm và có hành vi ám ảnh.

Nồng độ hormone tuyến giáp cao hay thấp có thể dễ dàng chẩn đoán qua xét nghiệm máu. Khuyến cáo tất cả phụ nữ trên tuổi 35 nên có thói quen theo dõi chỉ số hormone tuyến giáp qua xét nghiệm máu định kỳ 5 năm một lần.

Bệnh tuyến giáp ở nam giới

Bệnh tuyến giáp - có thể là suy giáp hoặc cường giáp - thường gặp ở phụ nữ và là nguyên nhân gây ra nhiều vấn đề về sức khoẻ như tăng cân và mất cân bằng hoocmon. Nhưng điều này không có nghĩa là nam giới không bị mất cân bằng tuyến giáp. Mặc dù phụ nữ có nguy cơ cao bị các vấn đề về tuyến giáp, nhưng ngay cả nam giới cũng có thể bị bệnh.

Các vấn đề về tuyến giáp có thể gặp ở nam giới là:

Cường giáp: là một trong những rối loạn về tuyến giáp đáng quan tâm ở nam giới do sản xuất quá nhiều hormon tuyến giáp dẫn đến sự gia tăng quá trình trao đổi chất của cơ thể.

Các triệu chứng có thể bao gồm: Giảm cân nhanh chóng mà không có chủ ý trong việc ăn kiêng hay giảm khẩu phần ăn; Đánh trống ngực, nhịp tim nhanh hoặc bất thường; Yếu cơ, mệt mỏi và đổ mồ hôi; Lo lắng và mất ngủ; Bệnh mắt như sưng, đỏ và lồi mắt; Các biến chứng bao gồm các vấn đề tim mạch nặng, loãng xương và cơn bão giáp (cơn cường giáp kịch phát).

Suy giáp: là bệnh thầm lặng có xu hướng tăng trong thời gian gần dây. Bên cạnh các triệu chứng suy giáp tương tự với ở phụ nữ như tăng cân, mệt mỏi, cholesterol cao và trầm cảm, ở nam giới bệnh còn có một số triệu chứng khác bao gồm giảm khối cơ, rối loạn cương dương, giảm ham muốn tình dục và rụng tóc.

Viêm tuyến giáp: Các triệu chứng viêm tuyến giáp khác nhau tùy thuộc vào việc tổn thương tế bào tuyến giáp chậm hay nhanh. Tuyến giáp hoạt động kém dẫn đến nồng độ hormon thấp do tổn thương tuyến giáp chậm và các triệu chứng tương tự như suy giáp: mệt mỏi, tăng cân, đau cơ, trầm cảm và khô da. Tuyến giáp hoạt động mạnh dẫn đến nồng độ hormon cao do tổn thương nhanh tuyến giáp và các triệu chứng tương tự như cường giáp: giảm cân, nhịp tim nhanh, lo âu và khó chịu, yếu và run cơ; mất ngủ.

Hạch tuyến giáp: Triệu chứng là hạch tuyến giáp có thể được sờ thấy hoặc nhìn thấy trên cổ. Chúng có thể gây chèn ép lên thực quản hoặc khí quản gây khó thở và khó nuốt. Đôi khi các hạch tuyến giáp tạo ra các hormon dẫn đến các triệu chứng cường giáp như nhịp tim nhanh, sụt cân, lo lắng...

Bướu giáp đơn thuần: Các triệu chứng của bướu giáp đơn thuần bao gồm sưng có thể nhìn thấy ở đáy cổ, thường không đau. Khi kích thước quá lớn, bướu cổ có thể gây ra các biến chứng như đau cổ họng, khó thở và nuốt, ho và khàn tiếng.

Ung thư tuyến giáp: Đây là tình trạng nguy hiểm nhất của tất cả các vấn đề về tuyến giáp ở nam giới. Triệu chứng: Ban đầu có thể không có triệu chứng, về sau các triệu chứng xuất hiện như sưng ở cổ, sưng hạch bạch huyết cổ và đau, khàn giọng và khó thở cũng như khó nuốt.

Bệnh tuyến giáp nên ăn gì?

Người mắc bệnh tuyến giáp cần tránh xa thực phẩm chế biến sẵn, hạn chế chất xơ, đường. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Nếu nghi ngờ có vấn đề về tuyến giáp, bạn hãy đi khám bác sĩ để có phương pháp điều trị phù hợp. Nguyên nhân gây ra chứng bệnh về tuyến giáp có thể bắt nguồn từ chế độ dinh dưỡng nghèo nàn và thiếu sự đa dạng trong ăn uống.

Do đó, cùng với việc kết hợp phương pháp y tế, để giữ hệ thống báo hiệu tuyến giáp tốt nhất, bạn cần:

- Iot: Iot chính là một khối xây dựng quan trọng trong hóc-môn tuyến giáp. Vì thế, bạn nên bổ sung muối hoặc thực phẩm chứa nhiều i ốt như các loại hải sản, hay bạn cũng có thể ăn các tảo, rong biển... rất giàu iốt. Lưu ý rằng những thực phẩm đóng gói, gia công thường không được bổ sung iốt.

- Sắt, selen và kẽm: Các chất khoáng này kích thích tuyến giáp lành mạnh. Các nguồn thực phẩm bao gồm rau cải bó xôi, thịt bò, thịt lợn, các loại hạt...

- Chất béo Omega-3: Nếu thiếu các chất béo lành mạnh, tế bào sẽ mất đi tính toàn vẹn. Cá hồi, hạt lanh, rau cải bó xôi rất giàu axit béo omega 3 giúp cải thiện sự trao đổi chất và điều trị các bệnh liên quan đến tuyến giáp.

- Hải sản: Các loại hải sản như cá, tôm... là nguồn thực phẩm giàu iốt, kẽm, omega -3, vitamin B và selen rất tốt. Nếu bạn cần duy trì một tuyến giáp khỏe mạnh bạn cần ăn ít nhất 3 bữa cá một tuần. Nên chú ý sử dụng các sản phẩm cá được đánh bắt tự nhiên như cá hồi, cá bơn, cá tuyết...

Ngoài các thực phẩm cần được bổ sung như trên thì người có bệnh về tuyến giáp cần lưu ý: Tránh xa các thực phẩm chế biến sẵn. Bởi nó thường chứa đậu tương, calo rỗng hay chất phụ gia đều không tốt cho sức khỏe. Đặc biệt, nó còn chứa hàm lượng chất béo cao, sẽ làm giảm việc sản xuất thyroxin của tuyến giáp, thậm chí giảm tác dụng của các thuốc điều trị suy giáp.

Bên cạnh đó cũng hạn chế ăn nhiều chất xơ và đường. Bởi mặc dù chất xơ tốt cho hệ tiêu hóa, nhưng nó ngăn cản sự hấp thu thuốc của cơ thể. Nhưng hạn chế không có nghĩa là kiêng hoàn toàn. Tương tự, nếu bạn ăn quá nhiều đồ ngọt lúc này tuyến giáp đã bị suy giảm chức năng, nó sẽ gặp khó khăn trong việc chuyển hóa đường thành năng lượng, gây tăng cân, ảnh hưởng ngược lại hoạt động của tuyến giáp.

Cách chữa bệnh tuyến giáp?

Cách chữa bệnh tuyến giáp thế nào còn tùy thuộc vào tình trạng người bệnh, bệnh lý ở tuyến giáp gặp phải là gì…

Các phương pháp điều trị cường giáp bao gồm uống I-ốt liều cao (kể cả i-ốt phóng xạ), các thuốc kháng tuyến giáp hoặc phẫu thuật. Iốt phóng xạ kiểm soát cường giáp thông qua cơ chế phá hủy các mô tuyến giáp. Phụ nữ mang thai không được dùng iốt phóng xạ vì nó có thể phá hủy tuyến giáp của thai nhi. Ngoài ra, bạn có thể dùng thuốc kháng giáp để kiểm soát triệu chứng cường giáp trong vòng 6 tuần đến 3 tháng, sau đó duy trì 1,5 -2 năm.

Đối với bệnh suy giáp, phương pháp điều trị bệnh thường gặp là liệu pháp thay thế hormone. Với phương pháp này, bạn phải uống hormone tuyến giáp tổng hợp suốt đời. May mắn thay, phương pháp này hiếm khi có tác dụng phụ. Tuy nhiên, nếu quá liều  hormone tuyến giáp trong máu, một số phản ứng có thể xảy ra như run rẩy, tim đập nhanh, khó ngủ. Phụ nữ trong thời kỳ mang thai đòi hỏi lượng hormone tuyến giáp tăng thêm đến 50%. Thường  mất khoảng 4-6 tuần để thuốc  điều trị có tác dụng hoặc có sự thay đổi hormone giáp thông qua các xét nghiệm.

Đối với bệnh ung thư tuyến giáp, phẫu thuật cắt bỏ tuyến giáp kết hợp i-ốt phóng xạ, xạ trị (ít gặp), thuốc chống ung thư và ức chế hormone là các phương pháp điều trị bệnh tuyến giáp.

Bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật cắt bỏ tuyến giáp nếu: Bạn có nhân giáp ung thư; nhân giáp không phải ung thư nhưng gây khó thở hoặc khó nuốt; Bạn không thể sử dụng i-ốt phóng xạ, thuốc kháng giáp hoặc cả hai phương pháp không có hiệu quả; Bạn có nhân giáp dạng lỏng  tái phát thường xuyên hoặc gây ra triệu chứng

Lưu ý, nếu bạn uống thuốc điều trị suy giáp thì không nên dùng chung với các thực phẩm giàu canxi như sữa, các chế phẩm của sữa hay uống cùng với thuốc canxi, nó sẽ làm giảm tác dụng của thuốc.

Cà phê hoặc các thức uống có chứa caffein cũng làm giảm tác dụng của thuốc tuyến giáp vì nó kích thích hệ tiêu hóa, giảm khả năng hấp thụ của thuốc. Người bệnh tuyến giáp nên uống thuốc lúc đói, tốt nhất vào buổi sáng và có thể ăn sáng khoảng 1 tiếng sau đó.b

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Ung thư tuyến giáp: Những điều cần biết.

Tuệ Giang - Theo alobacsi.com
Bình luận
Tin mới
  • 21/11/2024

    Trị bệnh Parkinson bằng Đông y có hiệu quả không?

    Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.

  • 21/11/2024

    Tăng cường sức khỏe xương khớp cho người cao tuổi trong mùa đông

    Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh

  • 21/11/2024

    Tức giận - Kẻ thù thầm lặng của sức khỏe

    Tức giận là một cảm xúc bình thường mà ai cũng sẽ trải qua, bởi hiếm ai có thể giữ được bình tĩnh khi bị tấn công, xúc phạm, phản bội hay thất bại... Tuy nhiên, tức giận quá thường xuyên hoặc kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe.

  • 21/11/2024

    Bệnh hô hấp và cách bảo vệ sức khỏe trong mùa lạnh

    Mùa đông đến đi kèm với sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, không khí hanh khô và độ ẩm giảm. Những yếu tố này gây nên các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là ở trẻ nhỏ, người cao tuổi và những người có hệ miễn dịch yếu. Các bệnh lý đường hô hấp không chỉ gây khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.

  • 20/11/2024

    9 cách chữa đau chân tại nhà hiệu quả

    Đau chân là vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của nhiều người. Cùng tìm hiểu 9 phương pháp đơn giản, hiệu quả để chữa đau chân tại nhà. Áp dụng đúng cách, bạn có thể giảm đau, cải thiện lưu thông máu và tăng cường sức khỏe cho đôi chân của mình.

  • 19/11/2024

    Các phương pháp điều trị bênh tiêu chảy tự nhiên khi bạn đang cho con bú

    Thật khó khăn khi bạn phải đối mặt với bệnh tiêu chảy, nhất là khi bạn đang phải cho con bú. Trong bài viết này, Viện Y học ứng dụng Việt Nam sẽ chia sẻ một số biện pháp khắc phục tự nhiên để điều trị bệnh tiêu chảy cho các bà mẹ vẫn đang trong thời kỳ nuôi con bằng sữa mẹ.

  • 18/11/2024

    Tại sao người đái tháo đường nên ăn rau đầu tiên?

    Ăn rau đầu tiên trong bữa ăn có tác dụng thế nào với người bệnh đái tháo đường? Thứ tự các ăn các món trong bữa ăn của người bệnh đái tháo đường có gì đặc biệt? Nhân Ngày thế giới phòng chống đái tháo đường 14/11, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

  • 18/11/2024

    Ngày Trẻ em Thế giới: Bồi dưỡng sức khỏe thể chất và tinh thần cho trẻ

    Ngày Trẻ em Thế giới là dịp để chúng ta cùng nhau tôn vinh và bảo vệ thế hệ tương lai của đất nước. Trong bối cảnh cuộc sống hiện đại với nhiều thay đổi, việc chăm sóc sức khỏe toàn diện cho trẻ em càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.

Xem thêm