Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Bướu cổ nên kiêng ăn gì, có nguy hiểm không?

Bướu cổ là tên gọi phổ biến để chỉ bướu xuất phát từ tuyến giáp, trong y học gọi là bướu tuyến giáp, bao gồm nhiều loại như: Phình giáp lan tỏa hay có hạt, viêm giáp, bướu lành, ung thư.

Bệnh bướu cổ

Bướu cổ thường được chia thành 3 dạng: Dạng lành tính, ung thư và rối loạn chức năng nội tiết tuyến giáp. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Bướu cổ đa số là lành tính, hầu như không phải phẫu thuật. Chỉ trong những trường hợp thật sự cần thiết, có chỉ định phải dùng đến phương pháp mổ thì bệnh viện nên có trang bị dụng cụ, hỗ trợ phẫu thuật dao siêu âm, giúp cầm máu tốt, thao tác nhẹ nhàng, đồng thời nên hạn chế chấn thương phẫu thuật, đường mổ nhỏ hơn, sau mổ vùng cổ ít sưng đau và vết mổ liền sẹo thẩm mỹ hơn.

Các loại bướu cổ thường được chia thành 3 dạng: Dạng lành tính, ung thư và rối loạn chức năng nội tiết tuyến giáp.

Triệu chứng của bệnh bướu cổ

Những triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân bướu cổ gồm: Kích thước tuyến giáp to ra, hay bị đau rát họng, ho, nói khàn, nuốt khó, đau, mệt mỏi, chán ăn... Nếu tình trạng bệnh kéo dài, nghiã là bướu ác tính thì rất có thể người bệnh sẽ bị ung thư nếu như không được điều trị kịp thời.

Tuyến giáp là tuyến nội tiết, khi bị bệnh sẽ gây ra những bất thường ở cổ hoặc ở các bộ phận khác trong cơ thể. Khi thấy cổ to ra bất thường đồng thời có các dấu hiệu kể trên hoặc có bất cứ thay đổi nào trong cơ thể nên đi khám. Bác sĩ sẽ thăm khám, siêu âm, xét nghiệm máu, chọc hút tế bào... để xác định bạn có mắc bệnh bướu cổ không, nếu có thì mắc loại bướu cổ nào (lành tính hay ác tính). Đặc biệt, khi bướu ác nhỏ sẽ chưa gây ra bất cứ dấu hiệu bất thường nào mà chỉ có thể phát hiện được qua siêu âm kiểm tra hoặc tình cờ khi chụp CT, MRI, PET vùng cổ vì bệnh khác.

Để phân biệt bướu cổ lành tính hay bướu cổ ác tính, phương pháp chọc hút kim nhỏ (FNA) với độ chính xác cao giúp xác định chẩn đoán. Phương pháp này dùng kim nhỏ như loại kim chích thuốc, chích vào bướu, lấy tế bào và quan sát dưới kính hiển vi để đánh giá hình dạng và cách sắp xếp của tế bào nhằm có thể xác định lành hay ác. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp cần phải thực hiện kỹ thuật “cắt lạnh” trong lúc mổ để đánh giá chính xác hơn. Phương pháp này thường được thực hiện tại các bệnh viện được trang bị thiết bị chuyên dụng và có bác sĩ chuyên khoa giải phẫu bệnh như Chợ Rẫy, Đại học Y Dược, Ung bướu, BV Quốc tế City…

Khi thấy cổ to ra bất thường đồng thời có các dấu hiệu bất thường thì nên đến gặp bác sĩ để thăm khám. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Cách chữa bệnh bướu cổ

Hiện nay, vấn đề chẩn đoán cũng như điều trị bệnh bướu cổ vẫn còn nhiều tranh luận, xoay quanh chủ yếu việc phát hiện bệnh cũng như tình trạng dẫn đến ung thư tuyến giáp. Tuy nhiên, vẫn có những quy trình thống nhất trong việc điều trị bệnh bướu cổ. Cụ thể như sau:

Đầu tiên, việc hỏi bệnh và khám lâm sàng sẽ giúp cho bác sĩ có thể đánh giá được tình trạng của người bệnh, xem xét nó có phải là nguyên nhân dẫn đến ung thư tuyến giáp hay không.

Việc khám lâm sàng cũng phụ thuộc rất nhiều vào kỹ năng, trình độ tay nghề của bác sĩ và tình trạng của người bệnh. Để kết quả điều trị bệnh bướu cổ chính xác, bác sĩ thường tiến hành các xét nghiệm sinh hóa, siêu âm tuyến giáp và vùng cổ hay xạ hình tuyến giáp. Đối với xét nghiệm sinh hóa, sẽ tiến hành đo nồng độ TSH và FT4 của người bệnh hoặc thêm xét nghiệm kháng thể Antithyroperoxidase (Anti-TPO) từ đó xác định tình trạng của bệnh và đưa ra những kết luận chính xác.

Nếu gia đình của người bệnh có tiền sử bệnh lý thì cần đo thêm nồng độ Calcitonin. Xạ hình tuyến giáp hay siêu âm tuyến giáp và vùng cổ chỉ dùng trong trường hợp bướu không bình thường, có thể dẫn đến tình trạng ung thư bướu nhân sẽ gây nguy hiểm tới sinh mạng của người bệnh.

Siêu âm hình ảnh bướu cổ sẽ sử dụng độ phân giải cao, xạ hình tuyến giáp với I-123, I-131 hoặc Tc-99m, Iode phóng xạ được bắt và hữu cơ hóa.

Siêu âm tuyến giáp. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Ngoài việc sử dụng những phương pháp khoa học để điều trị bệnh bướu cổ dưới sự hướng dẫn và chỉ định của thầy thuốc, người bệnh cũng cần bổ sung thêm những chất dinh dưỡng cần thiết, đặc biệt là iot hay tập luyện, xây dựng lối sống khoa học và lành mạnh.

Do bướu cổ gồm nhiều loại, mỗi loại sẽ có phương pháp điều trị phù hợp nhất. Nói chung, điều trị bướu tuyến giáp bao gồm: Uống thuốc, xạ trị, mổ hoặc chỉ theo dõi.

+ Uống thuốc: Tùy theo nguyên nhân gây bệnh mà có các loại thuốc khác nhau, như thuốc nội tiết tố tuyến giáp, thuốc iốt, kháng giáp, kháng sinh, thuốc corticoid, ức chế thụ thể Beta...

+ Thuốc xạ trị: Dạng iốt phóng xạ, thuốc này có tác dụng phá hủy tế bào ở tuyến giáp.

+ Mổ: Tùy vào loại bướu, bác sĩ sẽ lựa chọn một trong các các phương pháp cắt thùy, cắt giáp gần trọn, cắt giáp toàn phần, cắt eo giáp. Ngoài ra, trong một số trường hợp có thể chọc hút bằng kim để rút nước đối với trường hợp bướu chứa nước (gọi là nang giáp).

+ Theo dõi: Khi bướu lành, nhỏ, không gây khó chịu, thường không cần điều trị gì và theo dõi bằng cách tái khám định kỳ mỗi 1-2 năm một lần. Cần đi khám ngay nếu thấy có thay đổi vùng cổ hoặc bất thường trong cơ thể.

Khi nào bướu cổ sẽ điều trị bằng phương pháp mổ?

Phẫu thuật bướu cổ không phải ai cũng cần thực hiện. Hãy bình tĩnh tuân theo chỉ định trong quá trình điều trị. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Không phải tất cả bướu cổ tuyến giáp đều phải mổ.

Các trường hợp cần phải mổ bao gồm: Bướu lành gây chèn ép khó thở, khó nuốt, hoặc gây mất thẩm mỹ, ung thư hoặc nghi ngờ ung thư, rối loạn chức năng tuyến giáp loại cường giáp.

Trường hợp không cần mổ đó là bướu lành nhỏ hoặc bướu lành to nhưng không gây khó thở, khó nuốt.

Hiện nay, tại những bệnh viên chuyên chữa trị, các bác sĩ áp dụng kỹ thuật “cắt lạnh” để chẩn đoán xác định bướu lành hay ác trong lúc phẫu thuật. Phẫu thuật đủ độ rộng nhằm lấy hết gốc rễ của bướu, tuân thủ nguyên tắc tìm và bảo tồn thần kinh hồi thanh quản, tuyến cận giáp để tránh biến chứng tắt tiếng hay khàn tiếng và hạ can-xi máu sau mổ.

Bệnh bướu cổ nên kiêng ăn gì?

Củ cải trắng là một trong những thực phẩm cần hạn chế ăn khi bị bướu cổ. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Nguyên tắc ăn uống:

Bướu cổ nguyên chủ yếu là do ăn uống thiếu i-ốt gây nên, vì thế cần bổ sung thêm thức ăn có hàm lượng i ốt cao như hải sản, sò, ngao... và quan trọng nhất là muối i-ốt cần dùng thường xuyên.

Sưng tuyến giáp trạng là dạng phân tán tiêu hao i-ốt trong cơ thể, trong các thời kỳ kinh nguyệt, thời kỳ mang thai, giai đoạn dậy thì... thường phát sinh bệnh, do đó trong thời kỳ này cần bảo đảm cung cấp đủ chất i-ốt cho cơ thể qua các thức ăn có nhiều i-ốt.

Nguyên nhân gây bệnh sưng tuyến giáp trạng dạng đơn thuần, đông y cho rằng đó là sự ngưng kết của đờm ẩm, cách chữa nên tiêu đờm giúp làm mềm khối rắn, tan kết, thức ăn như hải tảo, sò biển, mẫu lệ, xuyên bối...

Vài thức ăn có thể dẫn tới phát sinh bệnh nên ăn ít như cải củ, rau cải trắng...

Một vài lưu ý:

- Chế độ dinh dưỡng của bị người bướu cổ cần giàu nhiệt lượng, giàu vitamin, đủ hydratcacbon và protein.

- Tránh ăn các loại thức ăn có tính kích thích, các loại rượu để không làm tăng thêm sự hưng phấn thần kinh của bệnh nhân.

- Tránh buồn phiền giận dữ, giữ cho trạng thái cảm xúc được ổn định, lạc quan để không có phản ứng kích thích xấu, cho việc khôi phục sức khỏe.

- Nếu chỉ là bướu cổ đơn thuần, nên kiêng ăn các loại rau như cải xanh, củ cải, vì ăn những thứ rau này sẽ sinh ra muối sunfoxianat có thể mau chóng chuyển thành axit sunfoxyanic, đây là chất làm to tuyến giáp trạng.

- Không nên ăn nhiều các loại quả có chứa sắc tố thực vật như cam, quít, táo, lê, nho… vì trong những loại hoa quả này có chứa chất flavon, sẽ bị vi khuẩn đường ruột phân giải thành axit diglycerobenzoic và axit ferulic đều là những chất làm ức chế chức năng tuyến giáp trạng rất mạnh, làm cho bệnh bướu cổ càng nặng thêm.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Đau cơ và khớp ở bệnh tuyến giáp.

 
Thi Ngọc - Theo alobacsi.com
Bình luận
Tin mới
Xem thêm